Đề xuất đổi mới toàn diện giáo dục, không chỉ tập trung ở GD phổ thông

Đề xuất đổi mới toàn diện giáo dục, không chỉ tập trung ở GD phổ thông
(GDVN) - "Giữ mô hình giáo dục phổ thông 12 năm là cách đổi mới đơn giản nhất và như vậy có lẽ cũng ít tốn kém nhất. Tuy nhiên, nếu giữ mô hình giáo dục phổ thông 12 năm như hiện nay thì những bất cập lớn như quá tải về nội dung giáo dục phổ thông với nhiều kiến thức không cần thiết đã được nhiều ý kiến phản ánh và việc phân luồng sau trung học phổ thông sẽ vẫn khó có thể giải quyết". GS-TSKH Phạm Sỹ Tiến đánh giá.

PGS.TS Nguyễn Văn Nhã: “May ra chúng ta sẽ thay đổi được nền giáo dục”

PGS.TS Nguyễn Văn Nhã: “May ra chúng ta sẽ thay đổi được nền giáo dục”
(GDVN) - "Một công ty sản xuất sắt mà có hàng nghìn tấn sắt vứt gỉ ở trong kho thì là sắt tồi; công ty xi măng có hàng nghìn tấn xi măng mà để vón cục ở trong kho thì là sản phẩm vớ vẩn. Vậy hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp ra trường, thậm chí có cả bằng khá, giỏi cũng không tìm được công ăn việc làm thì đó có phải sản phẩm tồi không?".

"Bộ GD&ĐT muốn cải cách, muốn đổi mới nhưng lại rụt rè khi hội nhập"

"Bộ GD&ĐT muốn cải cách, muốn đổi mới nhưng lại rụt rè khi hội nhập"
(GDVN) - TS Nguyễn Tiến Luận - Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Nguyễn Trãi nhận định, đề án đổi mới của Bộ GD & ĐT chưa thật sự thuyết phục, bởi Bộ muốn cải cách, muốn đổi mới nhưng lại rụt rè khi hội nhập, thậm chí nhiều chính sách hiện tại còn đang là rào cản để học sinh Việt Nam tiếp cận với các nền giáo dục phát triển.

GS.NGND Nguyễn Lân Dũng ủng hộ bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT

GS.NGND Nguyễn Lân Dũng ủng hộ bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT
(GDVN) - GS.NGND Nguyễn Lân Dũng cho rằng, nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp, nhưng phải dựa trên cơ sở xét học bạ để cấp bằng cho học sinh. Bằng tốt nghiệp do Hội đồng thi các trường quyết định và đề nghị Giám đốc các Sở Giáo dục quyết định, ký.

Sai lầm của giáo dục Việt Nam là quá coi trọng nhà trường

Sai lầm của giáo dục Việt Nam là quá coi trọng nhà trường
(GDVN) - Khi người lớn đặt cược niềm tin vào nhà trường, đứa trẻ sẽ giống như một ca sĩ chạy sô: Sáng học thêm toán, trưa học thêm văn, chiều học thêm organ và tối học thêm cờ tướng. Coi trọng và quá coi trọng lại là hai thứ hoàn toàn khác nhau... Giáo sư Đặng Thị Hạnh (Nguyên giảng viên Đại học KHXH & NV) có lần nhận xét rất chí lý: "Trẻ em Tây học rất ít, nhưng cái gì cũng biết, trẻ em ta học rất nhiều, nhưng chẳng biết tí gì".

Lẽ nào dạy thêm bị coi là một dạng tham nhũng?

Lẽ nào dạy thêm bị coi là một dạng tham nhũng?
(GDVN) - Năm 2010, Thanh tra Chính phủ đã thực hiện khảo sát "Thực trạng một số vấn đề tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục" tại 3 đô thị lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Trong các kết quả thu nhận được, có số liệu về dạy thêm, học thêm do thầy cô tổ chức riêng. Như vậy lẽ nào việc học thêm dạy thêm đã mặc nhiên được coi là một dạng tham nhũng nên được đưa vào báo cáo khảo sát thực trạng một số vấn đề tham nhũng trong giáo dục – đào tạo? Xót xa thay cho nhà giáo chân chính.

GS Nguyễn Xuân Hãn "bóc" chuyện lãng phí tiền tỷ từ sách giáo khoa

GS Nguyễn Xuân Hãn "bóc" chuyện lãng phí tiền tỷ từ sách giáo khoa
(GDVN) - "Chỉ nói riêng về việc viết, in, bán sách giáo khoa, chúng ta đã lãng phí tiền của một cách khủng khiếp. Toàn quốc có 55 nhà xuất bản, và 6.200 doanh nghiệp và cơ sở in ấn của Nhà nước và tư nhân, với doanh thu 1 tỷ USD/năm, với tốc độ tăng doanh thu trung bình 100 triệu USD đến 150 triệu USD/năm. Riêng giấy in sách giáo dục cần khoảng 2 triệu tấn/năm, trong nước chỉ cung cấp được 40% còn lại 60% phải nhập ngoại".

Việt Nam không tự thiết kế được hệ thống giáo dục hoàn chỉnh? (kỳ 2)

Việt Nam không tự thiết kế được hệ thống giáo dục hoàn chỉnh? (kỳ 2)
(GDVN) - Nói đến hệ thống giáo dục của một quốc gia là nói đến một chuỗi các vấn đề trong giáo dục có quan hệ phụ thuộc chặt chẽ với nhau, từ mục tiêu giáo dục, chương trình học, tài liệu để học, cách dạy, cách học, phương tiện để học, vai trò nhà giáo, cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học, cách kiểm định đánh giá chất lượng giáo dục, mô hình tổ chức quản trị. Nói đổi mới giáo dục không đơn giản là chỉ thay đổi quỹ thời gian giáo dục chẳng hạn từ giáo dục trung học 12 năm trở về 11 năm hay ngược lại.

Đổi mới thi cử - hướng nào?

Đổi mới thi cử - hướng nào?
Trong số các vấn đề liên quan đến đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục mà các chuyên gia giáo dục đặt ra gần đây, đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi ĐH-CĐ là một nội dung được cho là cấp bách mà nhiều chuyên gia kiến nghị đối với Hội nghị TƯ Đảng lần thứ 6.

GS Hoàng Xuân Sính: "Nếu không có tiền, 30 năm nữa giáo dục vẫn rối"

GS Hoàng Xuân Sính: "Nếu không có tiền, 30 năm nữa giáo dục vẫn rối"
(GDVN) - "Tôi cam đoan trong lần này đổi mới căn bản giáo dục, nếu không giải quyết được vấn đề gốc đó là tiền thì 30 năm nữa sẽ càng rối. Chẳng phải cứ cho bao nhiêu từ tốt đẹp vào đổi mới mà nó sẽ đổi mới được, không có đâu. Tôi vẫn đề nghị, tiền không thể bới ở đâu ra được, nước thì nghèo cho nên chúng ta phải tiết kiệm, đầu tư vào chỗ nào cho đúng, chứ đừng đổ tiền ra tràn lan".

TS Lê Trường Tùng: Cần thay đổi quan điểm đầu tư vào giáo dục

TS Lê Trường Tùng: Cần thay đổi quan điểm đầu tư vào giáo dục
"Trong đề án đổi mới giáo dục lần này, chúng ta cần đặt mục tiêu phổ cập giáo dục phổ thông bắt buộc và phải là giáo dục phổ thông có chất lượng (hệ 9 năm - cùng các năm nhà trẻ mẫu giáo), học sinh đi học không phải đóng bất cứ khoản phí nào. Đây cũng là ưu việt XHCN cần hướng tới và thực hiện sớm".

GS Trần Hồng Quân: "Nền giáo dục hiện nay có nhiều lỗi hệ thống"

GS Trần Hồng Quân: "Nền giáo dục hiện nay có nhiều lỗi hệ thống"
(GDVN) - "Tôi cho là nền giáo dục của ta hiện nay có nhiều lỗi hệ thống nên không thể tìm khâu đột phá riêng lẻ cụ thể nào mà phải đột phá vào từ tư duy hệ thống... Thật đáng sốt ruột đến cháy lòng khi chất lượng giáo dục Việt Nam tụt hậu so với ngay cả các nước trong khu vực".

TBT Nguyễn Phú Trọng nói về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục

TBT Nguyễn Phú Trọng nói về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
(GDVN) - "Có một loạt câu hỏi đặt ra cần được thảo luận, làm rõ như: Vì sao lúc này phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ? Phạm vi, mục tiêu, yêu cầu của mỗi Đề án thế nào? Đổi mới căn bản là gì, toàn diện là gì? Nội hàm phát triển khoa học và công nghệ? Những chủ trương, chính sách, biện pháp gì cần phải thống nhất ban hành để lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đổi mới giáo dục - đào tạo và phát triển khoa học-công nghệ?...".

Đi tìm nguyên nhân nền giáo dục... tụt hậu

Đi tìm nguyên nhân nền giáo dục... tụt hậu
(GDVN) - Trước thực trạng của nền giáo dục nước nhà được cho là đang xuống dốc, nhiều trí thức liên tục nhắc lại: Giáo dục Việt Nam cần có một cuộc Tổng điều tra toàn diện, khoa học với quy mô thích hợp để xác định thực trạng và nguyên nhân.

Kỳ vọng và thất vọng về giáo dục: Nguyên GĐ sở GD TP.HCM lên tiếng

Kỳ vọng và thất vọng về giáo dục: Nguyên GĐ sở GD TP.HCM lên tiếng
(GDVN) - TS Huỳnh Công Minh, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM: "Chúng ta không thể tiếp tục sử dụng nội dung chương trình, phương pháp dạy học, cơ chế tổ chức quản lý, phương thức đánh giá của nhà trường theo quan niệm giáo dục và hệ thống chuẩn mực của hàng trăm năm trước".

GĐ điều hành Air Mekong: "Đổi mới toàn diện giáo dục, đừng chắp vá"

GĐ điều hành Air Mekong: "Đổi mới toàn diện giáo dục, đừng chắp vá"
(GDVN) - "Tôi đã phỏng vấn tuyển dụng hàng nghìn ứng viên trong 20 năm qua, phải thú thực là buồn và thất vọng rất nhiều. Trong một đợt tuyển dụng tiếp viên hàng không gần đây, trong số 700 ứng viên (phần lớn đã tốt nghiệp đại học, một số em có đến hai bằng đại học). Với một câu hỏi đơn giản: “Tại sao em muốn trở thành tiếp viên hàng không?”. Quá nửa trong số các em trả lời rất lúng túng: Đó là ước mơ từ nhỏ của em; Ngay từ nhỏ em đã muốn được làm tiếp viên hàng không; Em muốn làm tiếp viên hàng không để được… đi du lịch thật nhiều!”.

GS Phạm Phụ: Giáo dục Việt Nam vẫn thuộc nhóm yếu kém nhất

GS Phạm Phụ: Giáo dục Việt Nam vẫn thuộc nhóm yếu kém nhất
"Theo UNESCO năm 2005, chỉ số đánh giá tổng hợp về chất lượng GD và nguồn nhân lực, Việt Nam chỉ đạt 32/100 điểm, thuộc nhóm yếu kém nhất. Từ đấy đến nay, giáo dục chúng ta có phát triển nhưng hầu như chưa thoát ra khỏi tình trạng này”, GS Phạm Phụ chia sẻ.

Công bố đánh giá chương trình toán Pomath

Công bố đánh giá chương trình toán Pomath
Ngày 28-9, Viện Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giáo dục - Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật VN đã công bố kết quả đánh giá chương trình dạy toán Pomath (chương trình phát triển tư duy thông qua dạy học môn toán theo định hướng cá nhân dành cho trẻ em).

PGS.Văn Như Cương:"Chỉ Việt Nam có chuyện dùng văn bằng để thăng quan"

PGS.Văn Như Cương:"Chỉ Việt Nam có chuyện dùng văn bằng để thăng quan"
(GDVN) - "Nền giáo dục chúng ta đang ở trong trạng thái của một nền “giáo dục ứng thí”, mục đích đi học chỉ là để đi thi, đi thi để có một văn bằng, càng cao càng tốt. Nếu chưa có việc thì dùng văn bằng để tìm việc, nếu đã có việc rồi thì dùng văn bằng để thăng quan tiến chức. Đây là sự lệch hướng lớn nhất, kéo theo mọi lệch hướng khác".

"Giáo dục Việt Nam bệnh đã quá nặng, cần được giải phẫu"

"Giáo dục Việt Nam bệnh đã quá nặng, cần được giải phẫu"
(GDVN) - GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng: "Đã từ lâu không có trường đại học nào của Việt Nam lọt vào top 500 trường được xếp hạng quốc tế. Giáo dục đại học Việt Nam ở mức bao nhiêu của thế giới thì chưa rõ, nhưng ở mức rất tệ thì quá rõ ràng".

Thủ tướng Chính phủ duyệt 15.200 tỷ đồng cho giáo dục trong 3 năm

Thủ tướng Chính phủ duyệt 15.200 tỷ đồng cho giáo dục trong 3 năm
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia GD-ĐT giai đoạn 2012 - 2015 với tổng kinh phí thực hiện là 15.200 tỷ đồng. Chương trình được triển khai thực hiện tại các cơ sở GD-ĐT của 63 tỉnh/thành phố; các trường ĐH, CĐ và các cơ sở GDCN.