Bên trong cơ sở chế tạo bom hạt nhân thả xuống Nhật Bản năm 1945

Bên trong cơ sở chế tạo bom hạt nhân thả xuống Nhật Bản năm 1945
(GDVN) -  Dự án Manhattan là dự án phát triển vũ khí hạt nhân đầu tiên trong Thế chiến II do Mỹ, Anh và Canada thực hiện. Nó được thành lập sau sự kiện Albert Einstein viết thư cho Tổng thống Franklin D. Roosevel bày tỏ lo ngại rằng Đức quốc xã đang nghiên cứu một loại vũ khí hủy diệt lớn để kết thúc cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2. Bắt đầu từ một chương trình nhỏ năm 1939, dự án này đã huy động hơn 130.000 người và tiêu tốn gần 2 tỉ USD (tương đương 20 tỉ USD tính tại năm 2004). Nhiếp ảnh gia Martin Miller đã có cơ hội tới thăm 2 cơ sở sản xuất vật liệu hạt nhân của Dự án Manhattan gồm nhà máy sản xuất uranium ở Oak Ridge, Tennessee và một lò phản ứng plutonium tại Hanford, Washington khi nó bắt đầu sản xuất quả bom nguyên tử đầu tiên. Đây cũng là nơi từ 1939-1945, các nhà khoa học Mỹ đã phát triển vật liệu nổ cho 2 quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản.

Ảnh tư liệu chưa từng biết về một thị trấn tuyệt mật của người Mỹ

Ảnh tư liệu chưa từng biết về một thị trấn tuyệt mật của người Mỹ
(GDVN) -Từ những năm 1942, chính phủ Mỹ đã âm thầm thu mua hơn 6 triệu m2 đất ở Đông Tennessee để phục vụ dự án Manhattan hay chương trình phát triển bom nguyên tử bí mật của Mỹ. Washington cần khu vực rộng rãi để xây dựng các cơ sở lớn nhằm tinh chỉnh và phát triển các vật liệu hạt nhân cho vũ khí mới nhưng không thu hút sự chú ý của giới tình báo nước ngoài. Kết quả là dẫn tới sự ra đời của một thị trấn bí mật có tên gọi Oak Ridge - nơi sinh sống và làm việc của hàng chục ngàn công nhân và gia đình họ. Toàn thị trấn và các cơ sở nghiên cứu được rào chắn và bảo vệ nghiêm ngặt 24/24. Các công nhân cũng phải tuyên thệ giữ bí mật về sự tồn tại của thị trấn cũng như công việc của họ. Sự tồn tại của thị trấn Oak Ridge chỉ được biết tới vào năm 1945 sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. Nhiếp ảnh gia Ed Westcott đã có cơ hội đến Oak Ridge những năm sau chiến tranh và ghi lại được những hình ảnh độc đáo này.

Ảnh: Dân Mỹ sống khắc khổ trong thời kỳ Đại suy thoái

Ảnh: Dân Mỹ sống khắc khổ trong thời kỳ Đại suy thoái
(GDVN) - Trong những năm 1930, dưới sự bảo trợ của Cục quản lý An ninh trang trại (FSA) nhiều nhiếp ảnh gia đã đi khắp nước Mỹ để ghi lại hình ảnh mô tả cuộc sống khó khăn của người dân trong thời kỳ Đại suy thoái. Hơn 1.000 bức ảnh chụp khi đó đã được Thư viện Công cộng New York công bố trong tuần này nhằm gợi nhắc về quãng thời gian thực sự khó khăn trong quá khứ.

9 hình ảnh thời sự quốc tế ấn tượng nhất trong tuần qua

9 hình ảnh thời sự quốc tế ấn tượng nhất trong tuần qua
(GDVN) - Một bé gái tận hưởng những cơn gió mát lạnh do cơn bão nhiệt đới Beryl gây ra, bà mẹ Syria bất lực ôm đứa con bị bắn, giọt nước mắt của một góa phụ, những bệnh nhân HIV/AIDS bị bỏ rơi tại Myanmar... những hình ảnh quốc tế ấn tượng nhất trong tuần qua được đọc giả MSNBC bình chọn.