Bí mật ít biết về căn hầm chống được bom nguyên tử trong lòng Hà Nội

Bí mật ít biết về căn hầm chống được bom nguyên tử trong lòng Hà Nội
(GDVN) - Cửa căn hầm bí mật này được làm bằng thép tấm có thể chống được sức ép nguyên tử và tia phóng xạ. Căn hầm đặc biệt này rộng 64 m2, được đúc bằng bê tông cốt thép và chia làm 3 lớp. Lớp giữa đổ cát dày nửa mét chống được sức công phá của bom tấn, tên lửa, bom nguyên tử và vũ khí hóa học. Trong hầm có hệ thống điều hòa nhiệt độ bằng hơi nước và thông hơi, lọc độc, chống nhiễu từ... Hầm có 3 phòng, lớn nhất là phòng trực ban rộng 34 m2. Đây là nơi làm việc liên tục của kíp trực ban tác chiến do Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu đảm nhiệm, có nhiệm vụ trực tiếp trả lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Chủ tịch gọi hỏi; theo dõi tình hình chiến sự toàn chiến trường miền Bắc cũng như chiến trường Đông Dương; đề xuất với Bộ Tổng tham mưu các phương án tác chiến...

Nhật Bản sẽ chế tạo vũ khí hạt nhân để đối phó Trung Quốc?

Nhật Bản sẽ chế tạo vũ khí hạt nhân để đối phó Trung Quốc?
Theo tác giả Conn Hallinan của tờ People World, đứng đằng sau bế tắc về 5 hòn đảo nhỏ của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một phong trào cánh hữu bên trong nội bộ Nhật Bản. Chính phong trào này có thể dẫn dắt Nhật Bản đến việc chế tạo bom nguyên tử.

Ảnh: người Nhật thắp đèn lồng tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử

Ảnh: người Nhật thắp đèn lồng tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử
(GDVN) - Ngày 6/8 hàng năm đã trở thành ngày mà cả thế giới hướng về Hiroshima, Nhật Bản, nơi đã phải hứng chịu quả bom nguyên tử trong giai đoạn cuối Chiến tranh thế giới thứ 2. Hôm nay, hàng ngàn người dân Nhật Bản đã thắp đèn lồng, cầu nguyện, tưởng nhớ 140.000 người đã thiệt mạng vào ngày này 67 năm về trước.

Hình ảnh người dân Nhật Bản 2 năm sau thảm hoạ bom nguyên tử

Hình ảnh người dân Nhật Bản 2 năm sau thảm hoạ bom nguyên tử
(GDVN) - Ngày 6/8/1945 và ngày 9/8/1945, Mỹ đã thả hai quả bom nguyên tử mang tên "Little Boy" và "Fat Man" xuống thành phố Hiroshima, Nagasaki (Nhật Bản) khiến hàng chục ngàn người dân Nhật Bản thiệt mạng. Hàng ngàn người khác đã phải chịu cái chết đau đớn do các vết bỏng và các bệnh về phóng xạ trong nhiều năm sau đó.

Bên trong cơ sở chế tạo bom hạt nhân thả xuống Nhật Bản năm 1945

Bên trong cơ sở chế tạo bom hạt nhân thả xuống Nhật Bản năm 1945
(GDVN) -  Dự án Manhattan là dự án phát triển vũ khí hạt nhân đầu tiên trong Thế chiến II do Mỹ, Anh và Canada thực hiện. Nó được thành lập sau sự kiện Albert Einstein viết thư cho Tổng thống Franklin D. Roosevel bày tỏ lo ngại rằng Đức quốc xã đang nghiên cứu một loại vũ khí hủy diệt lớn để kết thúc cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2. Bắt đầu từ một chương trình nhỏ năm 1939, dự án này đã huy động hơn 130.000 người và tiêu tốn gần 2 tỉ USD (tương đương 20 tỉ USD tính tại năm 2004). Nhiếp ảnh gia Martin Miller đã có cơ hội tới thăm 2 cơ sở sản xuất vật liệu hạt nhân của Dự án Manhattan gồm nhà máy sản xuất uranium ở Oak Ridge, Tennessee và một lò phản ứng plutonium tại Hanford, Washington khi nó bắt đầu sản xuất quả bom nguyên tử đầu tiên. Đây cũng là nơi từ 1939-1945, các nhà khoa học Mỹ đã phát triển vật liệu nổ cho 2 quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản.

Ảnh tư liệu chưa từng biết về một thị trấn tuyệt mật của người Mỹ

Ảnh tư liệu chưa từng biết về một thị trấn tuyệt mật của người Mỹ
(GDVN) -Từ những năm 1942, chính phủ Mỹ đã âm thầm thu mua hơn 6 triệu m2 đất ở Đông Tennessee để phục vụ dự án Manhattan hay chương trình phát triển bom nguyên tử bí mật của Mỹ. Washington cần khu vực rộng rãi để xây dựng các cơ sở lớn nhằm tinh chỉnh và phát triển các vật liệu hạt nhân cho vũ khí mới nhưng không thu hút sự chú ý của giới tình báo nước ngoài. Kết quả là dẫn tới sự ra đời của một thị trấn bí mật có tên gọi Oak Ridge - nơi sinh sống và làm việc của hàng chục ngàn công nhân và gia đình họ. Toàn thị trấn và các cơ sở nghiên cứu được rào chắn và bảo vệ nghiêm ngặt 24/24. Các công nhân cũng phải tuyên thệ giữ bí mật về sự tồn tại của thị trấn cũng như công việc của họ. Sự tồn tại của thị trấn Oak Ridge chỉ được biết tới vào năm 1945 sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. Nhiếp ảnh gia Ed Westcott đã có cơ hội đến Oak Ridge những năm sau chiến tranh và ghi lại được những hình ảnh độc đáo này.

Ngắm các vũ khí hạt nhân kinh điển của Liên Xô

Ngắm các vũ khí hạt nhân kinh điển của Liên Xô
Bảo tàng vũ khí hạt nhân của Trung tâm hạt nhân Liên bang Nga trực thuộc Viện nghiên cứu khoa học vật lý thực nghiệm toàn Nga, được thành lập vào năm 1992.Tại đây triển lãm các mẫu sản phẩm huyền thoại trong lịch sử của ngành công nghiệp hạt nhân của Liên Xô trước kia và LB Nga ngày nay.Ngoài ra, ở đây còn trưng bày các mô hình các tổ hợp và các hệ thống độc đáo được xây dựng trên phần diện tích của Viện, nhiều mô hình trong số đó không có phiên bản tương tự trên thế giới.

Ảnh: Hiroshima vài tuần sau khi bị trúng bom nguyên tử

Ảnh: Hiroshima vài tuần sau khi bị trúng bom nguyên tử
(GDVN) - Ronald Taylor, một người lính Anh đã được điều tới Nhật Bản nhằm khôi phục lại một số cơ sở hạ tầng bị phá hủy tại các thành phố ở đây sau Thế chiến II, đã chụp được một số bức ảnh của thành phố Hiroshima chỉ vài tuần sau khi bị trúng bom nguyên tử.