4 tàu Hải giám kéo ra Senkaku triển khai chiêu "tâm lý chiến"

4 tàu Hải giám kéo ra Senkaku triển khai chiêu "tâm lý chiến"
(GDVN) - Kyodo News ngày 27/10 đưa tin, từ ngày 25/10 Trung Quốc phái 4 tàu Hải giám số hiệu 51, 66, 75 và 83 lại kéo ra biển Hoa Đông sát nhóm đảo Senkaku để tuyên bố chủ quyền. Lần này 4 tàu Hải giám một mặt sử dụng chiêu tâm lý chiến khi liên tục bắc loa kêu gọi Cảnh sát biển Nhật Bản "lập tức rời khỏi vùng biển chủ quyền của Trung Quốc", mặt khác triển khai cái gọi là "thu thập chứng cứ về việc Nhật Bản vi phạm chủ quyền lãnh hải Trung Quốc". Ngoài ra các tàu cá Trung Quốc cũng đi theo 4 tàu Hải giám ra gần Senkaku và tiến hành đánh bắt trên vùng biển đang có tranh chấp này. Nhóm đảo Senkaku trở thành tâm điểm căng thẳng trong quan hệ ngoại giao Nhật - Trung và hiện đang do phía Nhật Bản kiểm soát.

4 tàu Hải giám kéo ra Senkaku bắc loa kêu gọi CSB Nhật Bản rời đi

4 tàu Hải giám kéo ra Senkaku bắc loa kêu gọi CSB Nhật Bản rời đi
(GDVN) - Hãng thông tấn Kyodo Nhật Bản ngày 21/10 đưa tin, sáng nay 21/10 Cảnh sát biển Nhật Bản phát hiện 4 tàu Hải giám Trung Quốc lại kéo đến vùng biển sát quần đảo Senkaku vào khoảng 9 giờ 40 phút sáng. Cũng trong ngày hôm nay, truyền thông nhà nước đăng tải các hỉnh ảnh hoạt động của 4 tàu Hải giám này, đồng thời cho biết, lực lượng Hải giám Trung Quốc đã dùng loa kêu gọi lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản rời khỏi khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Hai bên dùng loa lời qua tiếng lại trên biển Hoa Đông kêu gọi phía bên kia rời khỏi khu vực tranh chấp này.

Hải quân, Hải giám, Ngư chính Trung Quốc cùng diễn tập ở Hoa Đông

Hải quân, Hải giám, Ngư chính Trung Quốc cùng diễn tập ở Hoa Đông
(GDVN) - Hôm qua 19/10 Trung Quốc triển khai diễn tập cái gọi là "chấp pháp trên biển" với sự tham gia của lực lượng hải quân hạm đội Đông Hải, Hải giám và Ngư chính trong bối cảnh căng thẳng với Nhật Bản về chủ quyền nhóm đảo Senkaku trên biển Hoa Đông đang dâng cao. Ngoài ra còn 8 trực thăng với hơn 1000 người được điều động tham gia cuộc diễn tập này. Nội dung diễn tập bao gồm chỉ huy hiệp đồng, tàu chiến và trực thăng vũ trang hải quân chi viện cứu hộ tàu công vụ (Hải giám và Ngư chính trong trường hợp trúng đạn đối phương), trực thăng vũ trang cứu hộ nhân viên bị rơi xuống biển, vận chuyển người bị thương, cơ động biên đội trên biển...Trước đó có ít nhất 7 chiến hạm hải quân Trung Quốc đã kéo sát vùng biển Nhật Bản ra Thái Bình Dương hôm 4/10 và ghé vùng biển phụ cận đảo Điếu Ngư trên đường trở về hôm 16/10. Gần đây dường như Bắc Kinh đang ngày một tỏ ra cứng rắn và liều lĩnh hơn trên các vùng biển tranh chấp.

Trung Quốc đang đóng mới 36 tàu Hải giám

Trung Quốc đang đóng mới 36 tàu Hải giám
(GDVN) - Trung Quốc tăng cường đóng mới 36 tàu Hải giám diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông và biển Đông ngày càng gia tăng.

Cảnh sát biển Nhật Bản chặn Hải giám tiến vào Senkaku

Cảnh sát biển Nhật Bản chặn Hải giám tiến vào Senkaku
(GDVN) - CCTV của Trung Quốc ngày 14/10 đã cho đăng tải những hình ảnh về một chuyến "tuần tra" của tàu Hải giảm Trung Quốc ra nhóm đảo Senkaku trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc trên nhóm đảo này đang diễn biến phức tạp và ngày càng căng thẳng.

Cảnh sát biển Nhật Bản gồng mình bảo vệ Senkaku

Cảnh sát biển Nhật Bản gồng mình bảo vệ Senkaku
(GDVN) - Cảnh sát biển Nhật Bản đang phải căng mình ra hết cỡ để ngăn cản những đợt xâm nhập liên tiếp của tàu công vụ Trung Quốc và Đài Loan trên vùng biển gần Senkaku, khiến cho các hoạt động khác của lực lượng này trên toàn quốc cũng bị ảnh hưởng.

Cảnh sát biển Nhật Bản lại rượt đuổi Hải giám trên biển Hoa Đông

Cảnh sát biển Nhật Bản lại rượt đuổi Hải giám trên biển Hoa Đông
(GDVN) - Tân Hoa Xã ngày 2/10 đưa tin, 4 tàu Hải giám số hiệu 50, 15, 26 và 27 tổ chức thành 1 đội đã tiến vào vùng biển phụ cận nhóm đảo Senkaku ngày hôm qua 2/10 để thực hiện cái gọi là tuần tra bình thường tại khu vực cả Bắc Kinh và Tokyo đều tuyên bố chủ quyền. Cảnh sát biển Nhật Bản đã phái tàu công vụ ra ngăn chặn 4 tàu Hải giám này không để người Trung Quốc đổ bộ lên nhóm đảo Senkaku mà phía Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Một cuộc rượt đuổi giữa tàu Cảnh sát biển Nhật Bản với tàu Hải giám Trung Quốc lại xảy ra trên biển Hoa Đông.

Nhọc nhằn kiếp "phu mài đá" Trung Quốc

Nhọc nhằn kiếp "phu mài đá" Trung Quốc
(GDVN) - Trung Quốc là thị trường lao động giá rẻ thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài, vì kế sinh nhai, nhiều người dân nông thôn Trung Quốc phải tìm mọi cách kiếm sống ở những khu công nghiệp, nhà máy cho dù lao động nặng nhọc và nguy hiểm. Làm việc trong các xưởng đá mài, đá xẻ không có bất cứ công cụ bảo hộ lao động nào, dù chỉ đơn giản như 1 chiếc khẩu trang, nhưng nhiều người vẫn phải chấp nhận. Sau khi lĩnh số tiền công ít ỏi gửi về cho gia đình, những "phu mài đá" này lại phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật do 1 thời gian dài làm việc trong môi trường cực kỳ ô nhiễm.

Dân Nhật Bản biểu tình chống Trung Quốc "xâm chiếm Senkaku"

Dân Nhật Bản biểu tình chống Trung Quốc "xâm chiếm Senkaku"
(GDVN) - Tờ QQ News xuất bản tại Trung Quốc hôm nay 19/9 đưa tin, hôm qua 18/9 trong khi biểu tình chống Nhật Bản nổ ra ở nhiều tỉnh thành khắp Trung Quốc đúng dịp người Trung Quốc tổ chức kỷ niệm 81 năm sự kiện thực dân Nhật Bản xâm lược nước này thì tại Tokyo, lực lượng cánh tả Nhật Bản cũng tổ chức biểu tình khẳng định chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Những người biểu tình Nhật Bản cho rằng Trung Quốc đang có hành vi xâm chiếm nhóm đảo Senkaku thuộc chủ quyền Nhật Bản. Cũng trong ngày hôm qua, 2 người Nhật Bản đã đổ bộ lên nhóm đảo này khiến cho tình trạng căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo tiếp tục leo thang.