Học giả TQ đòi đổi đánh cá lấy chủ quyền với Philippines ở Biển Đông?!

Học giả TQ đòi đổi đánh cá lấy chủ quyền với Philippines ở Biển Đông?!
(GDVN) - Thẩm Đinh Lập mặc cả trắng trợn với nước chủ nhà về Biển Đông rằng: "Tôi (Trung Quốc) sẵn sàng cắt chủ quyền của tôi, những đảo các bạn đang giữ là của chúng tôi và chúng tôi vẫn muốn đánh cá ở đó. Các bạn đồng ý cho chúng tôi đánh cá, chúng tôi sẽ cho phép các bạn giữ những gì các bạn đang giữ". Một sự mặc cả trắng trợn, hoang đường và trịch thượng.

Ts Trần Công Trục: TQ chỉ muốn hợp tác chung, né tránh phân giới

Ts Trần Công Trục: TQ chỉ muốn hợp tác chung, né tránh phân giới
(GDVN) - Trung Quốc từ xưa đến nay vẫn cứ chủ trương “chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác” và yêu sách chủ quyền 85% diện tích Biển Đông. Quan điểm muốn thỏa thuận hợp tác khai thác chung trước khi phân giới chính là cách Trung Quốc thực hiện ý đồ ấy.

Philippines thay đổi chiến thuật đối đầu ngoại giao với TQ ở Biển Đông

Philippines thay đổi chiến thuật đối đầu ngoại giao với TQ ở Biển Đông
(GDVN) - Cách tiếp cận hiện tại của chính phủ Philippines đối với vấn đề Biển Đông chỉ càng kích thích Bắc Kinh theo đuổi chủ nghĩa diều hâu, hiếu chiến xiết chặt thòng lọng vào cổ Manila và đẩy mạnh các hoạt động quân sự (bất hợp pháp) ở Biển Đông và tiếp tục né tránh các giải pháp ngoại giao mang tính xây dựng.

Ngoại trưởng Ấn Độ: Đối phó với Trung Quốc phải kiên nhẫn

Ngoại trưởng Ấn Độ: Đối phó với Trung Quốc phải kiên nhẫn
(GDVN) - "Khi bạn đối phó với Trung Quốc, bạn phải kiên nhẫn", Ngoại trưởng Ấn Độ cho biết. "Điều quan trọng là bởi vì họ là một nền văn minh cũ. Chúng tôi cũng là một nền văn minh cũ. Chúng tôi đã học được cách làm việc với sự kiên nhẫn và một tốc độ chấp nhận được cho cả hai."

Ts Trần Công Trục: Không có chuyện Việt Nam "đi đêm" với Trung Quốc

Ts Trần Công Trục: Không có chuyện Việt Nam "đi đêm" với Trung Quốc
(GDVN) - Để tránh những xung đột, căng thẳng khó khăn ở tình thế rất phức tạp, chúng ta đã từng chủ động kéo đối phương ngồi vào bàn đàm phán, còn hơn là để tình hình phức tạp thêm, gây ra những mâu thuẫn mới, dẫn đến nguy cơ xung đột vượt tầm kiểm soát. Tôi cho rằng cách đi của Việt Nam trong tuyên bố chung này là hoàn toàn cần thiết, có tính toán kỹ lưỡng, mặc dù mỗi bên có cách hiểu thỏa thuận chung nhất một cách khác nhau, nhưng ít nhất đó là cơ sở để 2 bên ngồi lại với nhau.

Học giả Lý Lệnh Hoa bình luận về hợp tác trên biển giữa Việt Nam - TQ

Học giả Lý Lệnh Hoa bình luận về hợp tác trên biển giữa Việt Nam - TQ
(GDVN) - Học giả Lý Lệnh Hoa cho rằng, tất cả các thành viên của tổ công tác liên hợp sắp được thành lập cần phải tập trung nghiên cứu nghiêm túc luật pháp quốc tế, đặc biệt là tinh thần và các điều khoản cụ thể của UNCLOS, thực sự căn cứ vào UNCLOS để giải quyết các vấn đề, phía Việt Nam cũng nên như vậy.

Luật sư quốc tế bàn Philipines kiện Trung Quốc: 95% phải thi hành án

Luật sư quốc tế bàn Philipines kiện Trung Quốc: 95% phải thi hành án
(GDVN) - Trong hơn 95% các trường hợp kiện tụng quốc tế, các nước đều phải thi hành bản án, ngay cả khi họ không hài lòng với nó. Có ít nhất hai lý do cho việc này. Đầu tiên là uy tín và ảnh hưởng đi kèm với nó. Lý do thứ hai là nhiều quốc gia hiểu lợi thế của họ và lợi thế của những người khác đang sống trong một hệ thống dựa trên luật lệ.

Trung Quốc chỉ trích Mỹ vì ủng hộ giải pháp trọng tài ở Biển Đông

 Trung Quốc chỉ trích Mỹ vì ủng hộ giải pháp trọng tài ở Biển Đông
(GDVN) - Ngoại trưởng John Kerry đã nói trước các nhà lãnh đạo 18 nước tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á bao gồm Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường rằng tất cả các bên ở Biển Đông đều có thể tham gia quá trình giải quyết vấn đề Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trong đó có thể đưa vấn đề ra cơ quan tài phán quốc tế.

11/18 nước đưa vấn đề Biển Đông ra hội nghị thượng đỉnh Đông Á

 11/18 nước đưa vấn đề Biển Đông ra hội nghị thượng đỉnh Đông Á
(GDVN) - Cả 2 ông Shinzo Abe và John Kerry đều kêu gọi ASEAN, Trung Quốc tăng tốc độ các cuộc đàm phán COC. "Đối thoại là cần thiết nhưng không thể thay thế cho các hành động cụ thể. Nếu không có tiến bộ thực sự, chúng ta không thể giảm thiểu rủi ro, tính toán sai lầm và giải thích sai ở Biển Đông", Ngoại trưởng John Kerry cho biết.

"Không nên đơn phương đối phó với tham vọng lãnh thổ ở Biển Đông"

"Không nên đơn phương đối phó với tham vọng lãnh thổ ở Biển Đông"
(GDVN) - Sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á trong tuần này ban đầu được xem như cơ hội cho Trung Quốc đang ngày một quyết đoán củng cố ảnh hưởng, nhưng thực tế sự chú ý đã đổ dồn vào Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe với thông điệp tăng cường quan hệ với Đông Nam Á và mở rộng cách tiếp cận của Nhật Bản với Biển Đông.

Nên hiểu bình luận về Biển Đông của Thủ tướng Singapore như thế nào?

Nên hiểu bình luận về Biển Đông của Thủ tướng Singapore như thế nào?
(GDVN) - Những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên cơ sở vận dụng khác nhau các nguyên tắc luật pháp quốc tế mà nhân loại đã dày công xây dựng “không thể giải quyết, chỉ có thể quản lý” thì hoàn toàn không phải. Nhận định của ông Lý Hiển Long về mặt pháp lý, về chân lý, xét về lợi ích quốc gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chúng ta không thể chấp nhận được.

Philippines thúc đẩy vụ kiện và COC ngăn chặn Trung Quốc xây công sự

Philippines thúc đẩy vụ kiện và COC ngăn chặn Trung Quốc xây công sự
(GDVN) - Bộ Ngoại giao Philippines hôm qua 17/9 cho biết nước này đã chuyển hướng tập trung những nỗ lực của mình vào việc thiết lập bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) và thúc đẩy vụ kiện Trung Quốc áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông.

Thường Vạn Toàn: Đừng đánh giá thấp TQ bảo vệ "chủ quyền lãnh thổ"?!

Thường Vạn Toàn: Đừng đánh giá thấp TQ bảo vệ "chủ quyền lãnh thổ"?!
(GDVN) - Ông Toàn đã lờ đi một thực tế rằng cuối năm 2012 và đặc biệt là nửa đầu năm 2013 Trung Quốc đã triển khai hàng loạt cuộc tập trận quy mô lớn, điều động cả 3 hạm đội với các vũ khí trang bị hiện đại nhất của mình ở Biển Đông, thậm chí cả ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam gây căng thẳng và lo ngại trong khu vực.

Ts Trần Công Trục: Ta cần khởi kiện TQ vi phạm UNCLOS ở Biển Đông

 Ts Trần Công Trục: Ta cần khởi kiện TQ vi phạm UNCLOS ở Biển Đông
(GDVN) - Với tư cách là 1 thành viên Công ước, có quyền lợi trực tiếp tại Biển Đông đang bị vi phạm, chúng ta khởi kiện TQ áp dụng và giải thích sai UNCLOS xâm hại quyền và lợi ích chính đáng của ta ở Biển Đông, điều này không có ảnh hưởng gì đến chủ trương, chính sách đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với các nước, đặc biệt là với TQ.

TQ không dễ áp đặt chính trị cường quyền vụ kiện của Philippines

TQ không dễ áp đặt chính trị cường quyền vụ kiện của Philippines
(GDVN) - Bắc Kinh vẫn không dám manh động, muốn làm gì thì làm mà luôn phải tính toán và thăm dò phản ứng các bên, tất nhiên tham vọng của họ muốn độc chiếm Biển Đông không có gì thay đổi, nhưng điều đó không có nghĩa họ muốn là được. Điều đó chứng tỏ không phải dễ dàng để TQ áp đặt chính trị cường quyền.