"Nguy cơ đụng độ trên Biển Đông vài tháng tới rất lớn"

"Nguy cơ đụng độ trên Biển Đông vài tháng tới rất lớn"
(GDVN) - Trong những tháng tới khó có thể loại trừ khả năng sẽ nổ ra các cuộc đụng độ trên Biển Đông giữa lực lượng hàng hải (cảnh sát biển, kiểm ngư, hải giám, ngư chính...) và tàu cá các bên tranh chấp. Nói cách khác, nguy cơ xung đột trên Biển Đông đang ngày một lớn hơn.

Tướng TQ: Dùng "chiến lược cải bắp" chiếm đoạt phi pháp Trường Sa

Tướng TQ: Dùng "chiến lược cải bắp" chiếm đoạt phi pháp Trường Sa
(GDVN) - Cái gọi là "chiến lược cải bắp" được ông Trung lý giải: Đầu tiên cho tầu cá xâm nhập, vòng thứ 2 là các tàu Hải giám, Ngư chính tuần tra, giám sát, hộ tống, vòng thứ 3 là các tàu hải quân. Với "chiến lược cải bắp" này của Bắc Kinh, Manila sẽ không có cách nào đối phó được, Trương Triệu Trung cho hay.

Trò bẩn thỉu sau lệnh cấm đánh cá phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông

Trò bẩn thỉu sau lệnh cấm đánh cá phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông
(GDVN) - Ai cho phép Trung Quốc "cấp phép đánh bắt cá" tại một vùng biển thuộc chủ quyền nước khác, cụ thể là Việt Nam? Cái gọi là "giấy phép đánh bắt cá" ở Biển Đông thực chất là 1 chiêu bài chính trị nhằm ngầm áp đặt cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông - Trường Sa với đường lưỡi bò 9 đoạn hết sức phi lý và phi pháp.

Hải quân, Hải giám, Ngư chính Trung Quốc cùng diễn tập ở Hoa Đông

Hải quân, Hải giám, Ngư chính Trung Quốc cùng diễn tập ở Hoa Đông
(GDVN) - Hôm qua 19/10 Trung Quốc triển khai diễn tập cái gọi là "chấp pháp trên biển" với sự tham gia của lực lượng hải quân hạm đội Đông Hải, Hải giám và Ngư chính trong bối cảnh căng thẳng với Nhật Bản về chủ quyền nhóm đảo Senkaku trên biển Hoa Đông đang dâng cao. Ngoài ra còn 8 trực thăng với hơn 1000 người được điều động tham gia cuộc diễn tập này. Nội dung diễn tập bao gồm chỉ huy hiệp đồng, tàu chiến và trực thăng vũ trang hải quân chi viện cứu hộ tàu công vụ (Hải giám và Ngư chính trong trường hợp trúng đạn đối phương), trực thăng vũ trang cứu hộ nhân viên bị rơi xuống biển, vận chuyển người bị thương, cơ động biên đội trên biển...Trước đó có ít nhất 7 chiến hạm hải quân Trung Quốc đã kéo sát vùng biển Nhật Bản ra Thái Bình Dương hôm 4/10 và ghé vùng biển phụ cận đảo Điếu Ngư trên đường trở về hôm 16/10. Gần đây dường như Bắc Kinh đang ngày một tỏ ra cứng rắn và liều lĩnh hơn trên các vùng biển tranh chấp.

Dân Nhật Bản biểu tình chống Trung Quốc "xâm chiếm Senkaku"

Dân Nhật Bản biểu tình chống Trung Quốc "xâm chiếm Senkaku"
(GDVN) - Tờ QQ News xuất bản tại Trung Quốc hôm nay 19/9 đưa tin, hôm qua 18/9 trong khi biểu tình chống Nhật Bản nổ ra ở nhiều tỉnh thành khắp Trung Quốc đúng dịp người Trung Quốc tổ chức kỷ niệm 81 năm sự kiện thực dân Nhật Bản xâm lược nước này thì tại Tokyo, lực lượng cánh tả Nhật Bản cũng tổ chức biểu tình khẳng định chủ quyền đối với nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Những người biểu tình Nhật Bản cho rằng Trung Quốc đang có hành vi xâm chiếm nhóm đảo Senkaku thuộc chủ quyền Nhật Bản. Cũng trong ngày hôm qua, 2 người Nhật Bản đã đổ bộ lên nhóm đảo này khiến cho tình trạng căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo tiếp tục leo thang.

Cảnh sát biển Nhật Bản đương đầu với 112 tàu Trung Quốc ở Senkaku

Cảnh sát biển Nhật Bản đương đầu với 112 tàu Trung Quốc ở Senkaku
(GDVN) - Giới truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm nay 19/9 đưa tin, Bắc Kinh đã phái tổng cộng 12 tàu công vụ ra khu vực nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư đang có tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Tối qua 18/9, đài NHK Nhật Bản và CCTV Trung Quốc đều đưa tin, đã có 100 tàu cá Trung Quốc chạy theo 12 tàu công vụ này ra biển Hoa Đông và sáng nay bắt đầu đánh bắt xung quanh khu vực nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản đang theo dõi chặt chẽ các hoạt động của tàu công vụ và tàu cá Trung Quốc, ngăn chặn kịp thời các hoạt động đổ bộ lên nhóm đảo này mà theo Tokyo là phi pháp, xâm phạm chủ quyền Nhật Bản. Căng thẳng đang tiếp tục gia tăng khi ngoài biển Hoa Đông, các tàu Hải giám và Ngư chính liên tục lăm le tiến vào phạm vi 12 hải lý xung quanh nhóm đảo Senkaku, còn trên đất liền đang liên tiếp nổ ra các cuộc biểu tình chống Nhật Bản tại Trung Quốc.

Ảnh cuộc rượt đuổi tàu Trung Quốc trên biển Hoa Đông

Ảnh cuộc rượt đuổi tàu Trung Quốc trên biển Hoa Đông
(GDVN) - Bất chấp phản ứng gay gắt của Tokyo khi triệu Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản đến để phản đối vụ 3 tàu Ngư chính của Trung Quốc lân la tìm cách tiếp cận đảo Senkaku hôm 11/7, ngay hôm sau, 12/7 ba tàu Ngư chính này lại tiếp tục mon men quay lại. Tàu lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản đã rượt đuổi nhóm tàu Ngư chính Trung Quốc ra khỏi vùng biển phụ cận đảo Senkaku mà cả Tokyo và Bắc Kinh đều tuyên bố chủ quyền. Trong ngày 12/7, lần thứ 2 liên tiếp Tokyo lại phải triệu kiến Đại sứ Trung Quốc, ông Trình Vĩnh Hoa để phản đối. Động thái trên một lần nữa cho thấy Bắc Kinh đang ngày càng tỏ ra hung hăng, lấn lướt hơn trên các vùng biển tranh chấp với các quốc gia láng giềng.

Biển Đông: Đài Loan định xây chốt trên bãi Bàn Than thuộc chủ quyền VN

Biển Đông: Đài Loan định xây chốt trên bãi Bàn Than thuộc chủ quyền VN
(GDVN) - Xung quanh căng thẳng giữa Philippines với Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough giới học giả Đài Loan nhận định tình trạng trên sẽ vẫn duy trì nhưng không leo thang thêm nữa, và cũng khó có thể xảy ra một vụ đụng độ hay xung đột quân sự, “vì như vậy vô hình chung Trung Quốc tạo cớ cho Mỹ tham gia sâu hơn vào vấn đề biển Đông”