Quan hệ Trung-Nhật rơi xuống vực thẳm sâu nhất trong hơn 40 năm qua

Quan hệ Trung-Nhật rơi xuống vực thẳm sâu nhất  trong hơn 40 năm qua
(GDVN) - Ngô Hoài Trung tự tin cho rằng, trong quan hệ Trung-Nhật đã có sự thay đổi về "thế". Xu thế "Trung Quốc mạnh lên, Nhật Bản yếu đi" đã không thể đảo ngược. Ông chê Nhật Bản "bẩm sinh" đã có điểm yếu về năng lực chiến lược, có thể gây tranh chấp trong một số vấn đề, nhưng năng lực đối đầu chiến lược không đủ, khó làm được "đến cùng".

Lý Khắc Cường công khai đòi Nhật Bản "trả lại" Senkaku

Lý Khắc Cường công khai đòi Nhật Bản "trả lại" Senkaku
(GDVN) - Theo NHK ngày 7/5, phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản đã lên tiếng chỉ trích nhận xét của ​​Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, trong đó nói rằng Tokyo phải trả lại tất cả phần lãnh thổ đã "đánh cắp" cho Bắc Kinh.

Cập nhật ảnh tàu Nhật Bản và tàu Đài Loan phun vòi rồng, bủa vây nhau

Cập nhật ảnh tàu Nhật Bản và tàu Đài Loan phun vòi rồng, bủa vây nhau
(GDVN) - Sáng ngày 25/9, hàng chục tàu cá Đài Loan đã tiếp cận gần nhóm đảo tranh chấp Senkaku. Để ngăn chặn các tàu cá này, các tàu Cảnh sát Nhật Bản đã phun vòi rồng nhằm tạo áp lực, buộc các ngư dân Đài Loan ra khỏi vùng biển Nhật Bản. Tuy nhiên, các tàu tuần tra Đài Loan hộ tống đoàn tàu cá cũng phun nước đáp trả. Rất may cuộc chạm trán không căng thẳng thêm khi khoảng một giờ sau đó, các tàu Đài Loan đã rút khỏi khu vực gần Senkaku.

Ảnh: "Hạm đội tàu cá" Đài Loan đổ ra biển, hướng đến Senkaku

Ảnh: "Hạm đội tàu cá" Đài Loan đổ ra biển, hướng đến Senkaku
(GDVN) - Ngày 24/9, khoảng 70 tàu đánh cá Đài Loan đã khởi hành từ cảng Yilan, đông bắc Đài Loan, hướng tới nhóm đảo Senkaku với ý đồ phản đối việc quốc hữu hóa các đảo tranh chấp của Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Theo hãng tin Sina, các tàu đã khởi hành vào lúc 3 giờ chiều thứ Hai và dự kiến ​​sẽ đến vùng biển gần các đảo tranh chấp vào 5 giờ sáng thứ Ba (25/9).

Hoàn Cầu: Thủ tướng Nhật Bản đang đùa với lửa

Hoàn Cầu: Thủ tướng Nhật Bản đang đùa với lửa
(GDVN) - Thời báo Hoàn Cầu nhắc nhở Thủ tướng Nhật cần nhận ra rằng Trung Quốc không còn là một đối thủ yếu, bất kể việc có vai trò của Mỹ trong vấn đề này. Đối đầu chiến lược không phải là một lựa chọn cho Tokyo.

Panetta: Không phải lúc nào Mỹ cũng bênh Nhật Bản

Panetta: Không phải lúc nào Mỹ cũng bênh Nhật Bản
(GDVN) - Washington có trách nhiệm giúp đỡ các đồng minh bảo vệ mình chống lại tất cả các thách thức và cuộc xâm lược. Nhưng điều này không có nghĩa là Mỹ tán thành bất kỳ chính sách gây tranh cãi nào của của các đồng minh.

18/9 dân Trung Quốc biểu tình quy mô lớn chống Nhật Bản

18/9 dân Trung Quốc biểu tình quy mô lớn chống Nhật Bản
(GDVN) - Ngày 18/9, người dân Trung Quốc đã đồng loạt tổ chức cuộc biểu tình chống Nhật ở các thành phố lớn, đúng ngày kỷ niệm cuộc xâm lược Trung Quốc của Nhật Bản vào năm 1931, phản đối việc chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa nhóm đảm Senkaku/ Điếu Ngư mà cả 2 nước cùng tuyên bố chủ quyền. Tại thủ đô Bắc Kinh, khoảng 1.000 người đã biểu tình trước Đại sứ quán Nhật Bản. Các cuộc biểu tình tương tự đã diễn ra gần các cơ sở ngoại giao của Nhật Bản tại Thượng Hải, Quảng Châu ở tỉnh Quảng Đông và Thẩm Dương ở tỉnh Liêu Ninh. Trong khi đó, trên biển Hoa Đông, tàu Cảnh sát biển Nhật Bản đã phát hiện tàu ngư chính Trung Quốc gần nhóm đảo tranh chấp và 1000 tàu cá Trung Quốc đã đổ ra khu vực này.

Dân Trung Quốc quá khích đập phá, đốt nhà, tấn công DN Nhật Bản

Dân Trung Quốc quá khích đập phá, đốt nhà, tấn công DN Nhật Bản
(GDVN) - Cuối tuần qua thực sự là những ngày kinh hoàng đối với những công ty Nhật Bản làm ăn ở Trung Quốc khi những cuộc biểu tình chống Nhật đã bùng nổ leo thang lên mức kỷ lục kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1972. Các doanh nghiệp Nhật Bản đã trở thành mục tiêu của những cuộc tấn công, đốt phá của đoàn người biểu tình Trung Quốc. Căng thẳng về nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư trên biển Hoa Đông giờ đây đã lan rộng và gia tăng mạnh mẽ trên đất liền. Sự quá khích và giận dữ không điểm dừng của một nhóm người dân Trung Quốc đang tàn phá chính cơ hội công ăn việc làm của mình, con em mình, phá hủy tài sản là mồ hôi công sức của chính người Trung Quốc làm ra dưới sự giúp đỡ của Nhật Bản và thương hiệu Nhật Bản.

8 tàu Hải giám Trung Quốc tiến vào Senkaku/Điếu Ngư

8 tàu Hải giám Trung Quốc tiến vào Senkaku/Điếu Ngư
(GDVN) - Tờ Kyodonews xuất bản tại Nhật Bản ngày 14/9 đưa tin, theo lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản, 6 tàu Hải giám của Trung Quốc mang số hiệu 50, 15, 26, 27, 51, 66 đã tiến vào vùng biển gần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư sáng nay, khiến cho chính phủ Nhật Bản phải huy động các lực lượng đặc nhiệm tại Trung tâm quản lý khủng hoảng thuộc Văn phòng Thủ tướng và Cục Cảnh sát Quốc gia. Đây là lần đầu tiên tàu công vụ Trung Quốc tiến vào vùng biển Senkaku/Điếu Ngư kể từ khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa nhóm đảo này. Theo Cảnh sát biển Nhật Bản, 2 tàu Hải giám số hiệu 51 và 66 tiến vào vùng biển quanh đảo Taisho, một trong 5 hòn đảo lớn lở Senkaku/Điếu Ngư hồi 6h20 sáng, và 4 chiếc còn lại tiến vào vùng biển gần đảo Kuba vào hồi 7h50 chiều. Một nguồn tin khác từ tờ Thời báo Hoàn Cầu vừa cho biết, số lượng tàu Hải giám tiến vào khu vực 12 hải lý trên nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư đã tăng lên 8 chiếc, "đông chưa từng thấy", tờ báo này nhận xét.

Cựu "Tổng thống" Đài Loan: Senkaku là của Nhật Bản!

Cựu "Tổng thống" Đài Loan: Senkaku là của Nhật Bản!
(GDVN) - Để bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Đài Loan đối với nhóm đảo này, ông Lý Đăng Huy nêu ra một câu hỏi hùng hồn: “Đã bao giờ Đài Loan đánh nhau với Nhật Bản để giành lấy Senkaku/Điếu Ngư chưa?”