Triều Tiên giành nhiều HCV Olympic là vì... Kim Jong-un và Kim Jong-il

02/08/2012 10:30
Trần Long
(GDVN) - “Làm thế nào để nâng được mức tạ 168kg ư? Đó là vì chủ tịch Kim Jong-Il, người đã giúp tôi ở trên cao”, Yun-chol vừa nói vừa chỉ tay lên trời sau khi giành HCV cử tạ Olympic.
Quốc gia nghèo đói và nhỏ bé ấy luôn sản sinh ra những VĐV thể thao có thể làm thế giới rung động bởi những giọt nước mắt hay chỉ một động tác chào.
Nước mắt ái quốc
Kỳ World Cup 2010 có nhiều điều đáng nhớ, từ tiếng kèn vuvuzela và một TBN hủy diệt cho tới con đường chiến thắng của người Hà Lan và cái tay của Luis Suarez. Nhưng một hình ảnh tiêu biểu trong số đó đứng tách ra tất cả.
Jong Tae-Se.

Tae-Se khóc trong lần đầu tiên quốc ca Triều Tiên được cất vang ở một kỳ World Cup
Tae-Se khóc trong lần đầu tiên quốc ca Triều Tiên được cất vang ở một kỳ World Cup

Năm 1966, các quan chức của FA, bởi sự căm ghét dành cho CHDCND Triều Tiên vì lý do chính trị, đã từ chối phát quốc ca Triều Tiên để phản đối. Đó cũng là năm mà Triều Tiên thi đấu như một con ngựa ô khi tới được tứ kết, thành tích mà sau này Hàn Quốc vượt qua (bán kết 2002) để trở thành đội bóng châu Á vào sâu nhất ở một kỳ World Cup.
44 năm sau, Triều Tiên trở lại với World Cup. Đó là một dấu ấn đặc biệt đối với mỗi cầu thủ bởi họ biết rằng họ đang gánh trên vai trọng trách lớn, đó là một lần nữa đưa bóng đá Triều Tiên ra với thế giới và thể hiện danh dự của những VĐV thể thao.
Jong Tae-Se đã từng trả lời trong một cuộc phỏng vấn rằng, nếu như mọi người có xu hướng gắn thể thao với chính trị trong những cuộc bàn luận về một quốc gia như đất nước anh, thì với Tae-Se, đó là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Anh chỉ cần biết rằng bên trong mình là dòng máu người Triều Tiên, và anh được tới Nam Phi vì đồng bào đã tin tưởng anh.
Giọt nước mắt của “Rooney xứ Triều Tiên” làm rung động thế giới bởi lòng ái quốc. Không, đừng gọi anh là “Rooney xứ Triều Tiên”, hãy gọi Tae-Se là “Rooney của nhân dân”.

Nguồn cảm hứng bất tận

Kobe Bryant, siêu sao bóng rổ số 1 thế giới hiện nay (như Lionel Messi ở môn bóng đá) đã gây sốc với tuyên bố: anh và đội tuyển bóng rổ Mỹ phải được trả tiền để tham dự Olympic. Kobe thừa hiểu rằng sự có mặt của ĐT Mỹ (với nòng cốt là những siêu sao hàng đầu NBA) tại Olympic là một động lực làm ra tiền. Áo đấu bán chạy hơn, tiền thu từ phát sóng truyền hình nhiều hơn, tóm lại là những ai khai thác bóng rổ Mỹ ở Olympic đều có lợi nhuận, chỉ có các cầu thủ là không được “xơ múi” gì. Nhưng Kobe không hiểu một điều: Olympic là vì vinh quang, vì niềm tự hào của một quốc gia, và là một đặc ân cho những người khổ luyện để đạt được ước vọng huy chương. Olympic không phải là kinh doanh, do đó những người thi đấu không thể được coi là những người làm công ăn lương.

Kobe Bryant: "Lẽ ra các VĐV Olympic nên được trả lương"
Kobe Bryant: "Lẽ ra các VĐV Olympic nên được trả lương"

Chủ tịch Kim Jong-un mới có nửa năm làm nhà lãnh đạo tối cao của Bắc Hàn, nhưng đã trở thành một động lực lớn với thể thao Triều Tiên giống như cha ông trước đây. 3 ngày thi đấu đầu tiên là 3 huy chương Vàng với đoàn thể thao nước này và sau 5 ngày thi đấu, Triền Tiên đã có 4 HCV, xếp thứ 5 trên BXH huy chương.
Kim Un-Guk, VĐV cử tạ hạng cân 62kg vừa đoạt Vàng, đã tiết lộ với báo chí rằng: “Chủ tịch Kim đang chờ tin tức của chúng tôi, vì vậy chúng tôi sẽ vô cùng hạnh phúc khi nói với ông và cả nước rằng chúng tôi đã thành công”.
Bí mật dẫn tới sự thành công của chúng tôi là sự giúp đỡ của chủ tịch Kim. Ông luôn mong đợi kết quả tốt nhất từ các VĐV”, Un-Guk cho biết. Một đồng đội của Un-Guk, Om Yun-chol giành Vàng ở hạng cân 56kg đồng thời phá kỷ lục thế giới (hạng cân Trần Lê Quốc Toàn thi đấu) thì đi xa hơn khi ca ngợi gia đình cầm quyền ở Bắc Hàn rằng sự tin tưởng của họ đã giúp anh chiến thắng: “Làm thế nào để nâng được mức tạ 168kg ư? Đó là vì chủ tịch Kim Jong-Il, người đã giúp tôi ở trên cao”, Yun-chol vừa nói vừa chỉ tay lên trời.
Cố chủ tịch Kim Jong-Il lên nắm quyền vào năm 1994 sau cái chết của cha ông, Kim Il-sung, và là nhà lãnh đạo tối cao Bắc Triều Tiên cho đến khi ông qua đời vào ngày 17 tháng 12 năm 2011. Một số người tin rằng sự kiện Kim Jong-il qua đời có thể đã giúp các vận động viên Triều Tiên có động lực để thi đấu nỗ lực hơn.

Kim Un-Guk đoạt huy chương Vàng cử tạ hạng cân 62kg
Kim Un-Guk đoạt huy chương Vàng cử tạ hạng cân 62kg

Truyền thống ca ngợi các nhà lãnh đạo không phải là mới mẻ, nhưng là một truyền thống được gây dựng trong một đất nước mà thành công thể thao trở thành một cách xúc tiến sự tiếp cận của Triều Tiên ra thế giới bên ngoài và tăng cường sự gắn kết nội bộ, bản sắc dân tộc và đề cao biểu tượng người hùng nhân dân. “Tôi chỉ nghĩ trong đầu rằng lãnh đạo đang dành cho tôi một cái nhìn trìu mến và khuyến khích tôi nâng tạ”, VĐV Pak Hyon-suk - người đoạt HCV tại Bắc Kinh 2008 - đề cập tới Kim Jong-Il.
Tại World Cup 2010, một quan chức đã chỉ ra rằng chính Kim Jong-Il chứ không phải HLV trưởng Kim Jong Hun (không liên quan) là người vạch ra chiến thuật thi đấu cho ĐTQG Triều Tiên và đồng thời xây dựng sự bền bỉ về tâm lý cho các cầu thủ. Đó là giải đấu mà 6 người trong đội khi đó đang chơi cho CLB 25 tháng 4. CLB này không khác gì Thể Công của Việt Nam - tức là đội bóng của Quân đội Nhân dân Bắc Triều Tiên, và ngày 25/4 là ngày kỷ niệm du kích Triều Tiên bắt đầu nổi dậy chống phát xít Nhật (1932).
Có thể nói rằng cho dù chính trị và thể thao là hai khía cạnh tách biệt, nhưng với người Triều Tiên thì chính trị khi nhập với thể thao đã được chuyển hóa thành lòng yêu nước, sự trung thực và tinh thần can đảm. Không biết có phải do đã được “lập trình” sẵn, nhưng dường như các VĐV Triều Tiên không nói đến tiền, có lẽ bởi họ biết không giành được huy chương thì không có mặt mũi nào để nhắc tới điều đó.
Khi các cầu thủ nữ CHDCND Triều Tiên nhìn lên bảng tỷ số trước trận gặp Colombia ngày 25/7, họ đã lập tức rời sân khi thấy lá cờ nước mình bị nhầm sang quốc kỳ Hàn Quốc.
Sự căng thẳng với những gì dính dáng tới người hàng xóm phía nam chỉ là một phần của tinh thần ái quốc mà người Triều Tiên luôn mang tới thể thao, dù là Olympic hay giải đấu khác.

> Tra cứu ĐIỂM THI ĐH-CĐ 2012 nhanh, chính xác nhất
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông 

BẤM XEM ẢNH ĐẸP THỂ THAO
BẤM XEM CLIP HOT THỂ THAO
Điểm nóng
Olympic London 2012 Sao bóng đá đi nghỉ hè
Tây Ban Nha vô địch EURO 2012
Thế giới WAGs Việt
Chuyển nhượng hè 2012
Những hoạt náo viên quyến rũ
Thế giới các nàng WAGs
Cầu thủ xuất sắc nhất Việt Nam Bóng đá Việt Nam thập niên 1990
Biếm họa sao bóng đá Video clip hot - Thể thao
Có thể bạn yêu thích, hâm mộ
Tin tức FC Barcelona
Tin tức Manchester City
Tin tức Manchester United Tin tức Real Madrid
Tin tức Arsenal FC
Tin tức Chelsea FC
Chuyển nhượng châu Âu 2012
Tin tức Liverpool FC
Công Vinh - Thủy Tiên
Sir Alex Ferguson
Phạm Văn Mách & Cặp đôi hoàn hảo
Tin tức Sông Lam Nghệ An
'Siêu kinh điển' Real Madrid - Barcelona Thị trường chuyển nhượng hè 2012
Trần Long