Thực trạng thế giới đáng sợ qua vài tích tắc

23/09/2012 19:46
Nguồn: K14
Xã hội loài người đang ở trong kỷ nguyên công nghiệp với tốc độ gia tăng chóng mặt, không ít người coi trọng chuyện làm kinh tế, bất chấp cả những gì có thể gây hại cho tính mạng của chính bản thân, vì cho rằng đó là chuyện... hiển nhiên và tất yếu. Chúng ta hãy thử dừng lại vài giây thôi, để trải nghiệm những gì có thể xảy đến với nhân loại…
Mỗi tích tắc, dân số thế giới lại tăng thêm 3 người, tính trung bình, một năm, sẽ có thêm hơn 80 triệu người xuất hiện trên Địa cầu - gần bằng dân số Việt Nam hiện tại (84,87 triệu người - số liệu năm 2011). Với tốc độ tăng chóng mặt như thế, con người sẽ tự đưa mình vào con đường thiếu hụt năng lượng và lương thực.
Mỗi tích tắc, dân số thế giới lại tăng thêm 3 người, tính trung bình, một năm, sẽ có thêm hơn 80 triệu người xuất hiện trên Địa cầu - gần bằng dân số Việt Nam hiện tại (84,87 triệu người - số liệu năm 2011). Với tốc độ tăng chóng mặt như thế, con người sẽ tự đưa mình vào con đường thiếu hụt năng lượng và lương thực.
Số liệu năm 2012 tại "Hội nghị cấp cao về nạn đói" diễn ra ở London cho biết: Mỗi ngày, có 7.000 trẻ em thiệt mạng vì suy dinh dưỡng; tức là mỗi 60 giây, có khoảng 5 em bé qua đời, tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Sức mạnh ghê gớm của nạn đói đang thực sự đe dọa trực tiếp mạng sống của những mầm non, tương lai của thế giới.
Số liệu năm 2012 tại "Hội nghị cấp cao về nạn đói" diễn ra ở London cho biết: Mỗi ngày, có 7.000 trẻ em thiệt mạng vì suy dinh dưỡng; tức là mỗi 60 giây, có khoảng 5 em bé qua đời, tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Sức mạnh ghê gớm của nạn đói đang thực sự đe dọa trực tiếp mạng sống của những mầm non, tương lai của thế giới.
Biến đổi khí hậu đang là thảm họa trực tiếp đe dọa sự tồn vong của nhiều quốc gia. Một trong những nguyên nhân đó chính là khí thải công nghiệp. Tính trung bình mỗi giây, Trung Quốc thải ra ngoài môi trường tự nhiên 0,19kg khí nhà kính, đứng đầu thế giới, xếp sau là Mỹ với 0,18kg (số liệu năm 2009).
Biến đổi khí hậu đang là thảm họa trực tiếp đe dọa sự tồn vong của nhiều quốc gia. Một trong những nguyên nhân đó chính là khí thải công nghiệp. Tính trung bình mỗi giây, Trung Quốc thải ra ngoài môi trường tự nhiên 0,19kg khí nhà kính, đứng đầu thế giới, xếp sau là Mỹ với 0,18kg (số liệu năm 2009).
Thế giới cũng đang đối mặt với sự mất cân bằng đa dạng sinh thái. Dẫu rằng cứ 20 phút (1.200 giây) mới có một loài động, thực vật tuyệt chủng nhưng con số này tính ra một năm sẽ lên tới từ 18.000 - 55.000 loài vĩnh viễn biến mất. Trong vòng 100 năm, Trái đất này sẽ còn lại gì?
Thế giới cũng đang đối mặt với sự mất cân bằng đa dạng sinh thái. Dẫu rằng cứ 20 phút (1.200 giây) mới có một loài động, thực vật tuyệt chủng nhưng con số này tính ra một năm sẽ lên tới từ 18.000 - 55.000 loài vĩnh viễn biến mất. Trong vòng 100 năm, Trái đất này sẽ còn lại gì?
Năm 1996 được coi là đỉnh điểm của việc lây nhiễm HIV, cứ 9 giây lại có một người nhiễm mới, khiến cả năm có tới 3,5 triệu người mang căn bệnh thế kỷ trên toàn cầu. Năm 2004 đạt mức kỷ lục về số người chết do AIDS với 2,2 triệu người/năm. Đáng buồn hơn, khu vực nhiều người lây nhiễm HIV/AIDS nhất lại là các quốc gia ở châu Phi và Đông Nam Á.
Năm 1996 được coi là đỉnh điểm của việc lây nhiễm HIV, cứ 9 giây lại có một người nhiễm mới, khiến cả năm có tới 3,5 triệu người mang căn bệnh thế kỷ trên toàn cầu. Năm 2004 đạt mức kỷ lục về số người chết do AIDS với 2,2 triệu người/năm. Đáng buồn hơn, khu vực nhiều người lây nhiễm HIV/AIDS nhất lại là các quốc gia ở châu Phi và Đông Nam Á.
Cứ 6 giây, lại có một người bị chết vì hút thuốc lá. Trong thế kỷ XXI, người ta ước tính sẽ có khoảng 1 tỉ người chết vì thứ chất độc chết người này, gấp 200 lần mức độ thương vong trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây là một trong những vấn nạn của toàn cầu và sức phá hoại của nó còn ghê gớm hơn cả căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
Cứ 6 giây, lại có một người bị chết vì hút thuốc lá. Trong thế kỷ XXI, người ta ước tính sẽ có khoảng 1 tỉ người chết vì thứ chất độc chết người này, gấp 200 lần mức độ thương vong trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây là một trong những vấn nạn của toàn cầu và sức phá hoại của nó còn ghê gớm hơn cả căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
Năm 2009, cứ mỗi giây lại có khoảng 0,25kg ma túy được bán ra thị trường. Một phép tính đơn giản với giá trị 1kg được bán ở Mỹ với giá 200.000 USD (khoảng 4,16 tỷ VNĐ), bạn sẽ nhận thấy lý do vì sao những kẻ hám lợi bất chấp sinh mạng của hàng triệu con người, sẵn sàng reo rắc “cái chết trắng” khắp nơi.
Năm 2009, cứ mỗi giây lại có khoảng 0,25kg ma túy được bán ra thị trường. Một phép tính đơn giản với giá trị 1kg được bán ở Mỹ với giá 200.000 USD (khoảng 4,16 tỷ VNĐ), bạn sẽ nhận thấy lý do vì sao những kẻ hám lợi bất chấp sinh mạng của hàng triệu con người, sẵn sàng reo rắc “cái chết trắng” khắp nơi.
Tổ chức Lao động Quốc tế dự báo: Vào năm 2013, sẽ có thêm 5 triệu người bị thất nghiệp. Tính trung bình, cứ mỗi 7 giây, một người lại phải từ bỏ công việc của mình. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế kéo dài sẽ thực sự làm xã hội loài người đi xuống một cách thê thảm.
Tổ chức Lao động Quốc tế dự báo: Vào năm 2013, sẽ có thêm 5 triệu người bị thất nghiệp. Tính trung bình, cứ mỗi 7 giây, một người lại phải từ bỏ công việc của mình. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế kéo dài sẽ thực sự làm xã hội loài người đi xuống một cách thê thảm.
Mỗi giây, tỉ phú lừng danh Bill Gates có thể kiếm được 250USD (khoảng 5,2 triệu VNĐ), nhiều hơn GDP bình quân đầu người một năm của CHDC Congo - quốc gia với hơn 67 triệu người: 231USD (khoảng 4,8 triệu). Con số trên cho chúng ta một lời cảnh báo sâu sắc về sự phân hóa giàu nghèo đáng báo động trong tình trạng xã hội hiện nay.
Mỗi giây, tỉ phú lừng danh Bill Gates có thể kiếm được 250USD (khoảng 5,2 triệu VNĐ), nhiều hơn GDP bình quân đầu người một năm của CHDC Congo - quốc gia với hơn 67 triệu người: 231USD (khoảng 4,8 triệu). Con số trên cho chúng ta một lời cảnh báo sâu sắc về sự phân hóa giàu nghèo đáng báo động trong tình trạng xã hội hiện nay.
Rừng chiếm 31% diện tích đất trên thế giới, là nguồn sống của hơn 1,6 tỉ người trên địa cầu. Thế nhưng, vì lợi nhuận, cứ mỗi giây, 0,4ha rừng bị chặt, vĩnh viễn biến mất khỏi hành tinh. Chính con người, chứ không ai khác đang kết liễu mạng sống của toàn nhân loại.
Rừng chiếm 31% diện tích đất trên thế giới, là nguồn sống của hơn 1,6 tỉ người trên địa cầu. Thế nhưng, vì lợi nhuận, cứ mỗi giây, 0,4ha rừng bị chặt, vĩnh viễn biến mất khỏi hành tinh. Chính con người, chứ không ai khác đang kết liễu mạng sống của toàn nhân loại.
Nguồn: K14