Ấn Độ bắt đầu thử nghiệm tên lửa Astra trên máy bay Su-30MKI

12/07/2013 06:33
Đông Bình
(GDVN) - Kế hoạch thử nghiệm này được tiến hành vào cuối năm nay, nếu phát triển thành công tên lửa này sẽ thay thế cho các tên lửa nhập của Nga và dùng để bán.
Tên lửa không đối không vượt tầm nhìn Astra do Ấn Độ nghiên cứu chế tạo
Tên lửa không đối không vượt tầm nhìn Astra do Ấn Độ nghiên cứu chế tạo

Gần đây, chủ nhiệm mới Avinash Chander của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã tiết lộ một số thông tin về tình hình tên lửa không đối không vượt tầm nhìn Astra.

Chander tiết lộ, các cuộc thử nghiệm tên lửa này đã bắt đầu từ tháng 4 năm 2013, máy bay dùng để thử nghiệm là Su-30MKI; việc tiếp tục tiến hành nghiên cứu chế tạo và bay thử sẽ nhanh chóng được bắt đầu.

DRDO có kế hoạch trước khi kết thúc năm nay sẽ sử dụng 1 máy bay chiến đấu Su-30MKI để hoàn thành thử nghiệm lần đầu tiên đối với loại tên lửa này; vào giữa năm 2015 sẽ làm cho tên lửa này đạt tới trạng thái đưa vào hoạt động.

Theo những thông tin do Chander tiết lộ, công tác nghiên cứu chế tạo tên lửa Astra gặp phải các loại sự cố công nghệ và đã làm chậm thời gian rất dài. Chương trình nghiên cứu chế tạo tên lửa này mãi đến tháng 3 năm 2004 cuối cùng mới được phê chuẩn chính thức, trở thành dự án thực hiện, khi đó ngân sách ban đầu được đồng ý cho phép là 9,55 tỷ rupee.

Trên thực tế, trước khi chương trình được chính thức phê chuẩn, tên lửa mẫu ban đầu của nó đã được tiến hành thử nghiệm.

Theo hình dung của Chander, những thách thức công nghệ to lớn trong quá trình nghiên cứu chế tạo tên lửa này có lúc thậm chí vượt cả tên lửa đạn đạo lắp đầu đạn hạt nhân, đồng thời đặc biệt chỉ ra, vấn đề ngẫu hợp trong khí động học và điều khiển của nó rất nghiêm trọng, cuối cùng các nhà nghiên cứu của DRDO buộc phải thay đổi triệt để cấu hình của toàn bộ tên lửa, sau đó đã hoàn thành 3 lần thử nghiệm trên mặt đất thành công. Chander cho rằng, nghiên cứu chế tạo loại tên lửa này đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất.

Tên lửa không đối không Astra
Tên lửa không đối không Astra

Căn cứ vào những thông tin tiết lộ của tờ "Tiếng nói HAL" số tháng 6 do Công ty hàng không Hindustan (HAL) phát hành, các cuộc thử nghiệm tên lửa Astra sẽ chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất, máy bay chiến đấu Su-30MKI sẽ kiểm tra các đặc trưng của tên lửa trong trạng thái bay ổn định và cơ động.

Trong giai đoạn thứ hai, sẽ tiến hành thử nghiệm hệ thống điện và điện tử hàng không của tên lửa Astra và hệ thống điều khiển vũ khí. Đến giai đoạn thứ ba sẽ kiểm tra tính năng mô hình phát sóng và thu nhận của đầu dẫn hệ thống tên lửa, đồng thời do máy bay Su-30MKI tiến hành phóng thử.

Chander còn tiết lộ, DRDO đã thiết kế 2 loại tên lửa Astra, trong đó tầm phóng của Type Mk1 là 44 km, Type Mk2 là 100 km. Tên lửa này sẽ trang bị cho máy bay chiến đấu Su-30MKI và Tejas trước tiên, sau đó là các máy bay khác. Hiện nay, tên lửa không đối không vượt tầm nhìn hiện có của Ấn Độ gồm có Debby của Israel, R-77 của Nga, Mica và Matra Super 530D của Pháp.

Được biết, tên lửa Astra sẽ bổ sung và thay thế dần cho các tên lửa không đối không tầm xa nhập khẩu từ Nga, đồng thời giúp Ấn Độ trở thành nhà xuất khẩu tên lửa hàng không lớn của thế giới.

Tên lửa không đối không Astra của Ấn Độ
Tên lửa không đối không Astra của Ấn Độ
Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ
Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ
Máy bay chiến đấu Tejas hạng nhẹ do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo
Máy bay chiến đấu Tejas hạng nhẹ do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook
Đông Bình