AP: Triều Tiên cho nổ hạt nhân để gây sức ép với Mỹ trên bàn đàm phán

13/02/2013 13:40
Nguyễn Hường (nguồn AP)
(GDVN) - Thông tấn AP ngày 13/2 đăng tải bài xã luận cho rằng, việc Triều Tiên tiến hành các vụ thử vũ khí lớn và nhiều hành động khiêu khích với mục đích buộc Washington phải ngồi vào bàn đàm phán thảo luận về những gì Bình Nhưỡng thực sự muốn: Hòa bình.

Không phải ngẫu nhiên Triều Tiên tiến hành vụ thử nghiệm nổ hạt nhân lần thứ 3 và được coi là vụ nổ mạnh mẽ nhất từ trước tới nay vào hôm 12/2 - AP nhận định.

Ông Kim Jong-un đang tìm cách buộc Washington phải nhượng bộ trong đàm phán?
Ông Kim Jong-un đang tìm cách buộc Washington phải nhượng bộ trong đàm phán?

Thời điểm Bình Nhưỡng tiến hành vụ nổ hạt nhân diễn ra một ngày trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đọc Thông điệp Liên bang. Nó được xem như một chiến thuật tâm lý, nhắc nhở thế giới bên ngoài rằng Triều Tiên tuy là một quốc gia nghèo nhưng có sức mạnh khiến an ninh và ổn định khu vực phải chao đảo.
Và sự khiêu khích của Bình Nhưỡng trên thực tế thực sự đã gây sự chú ý mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế ngay lập tức đúng như mong đợi của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un muốn Triều Tiên trở thành trung tâm của các tranh cãi và trọng tâm chính sách đối ngoại của các cường quốc.
Vài giờ sau khi vụ nổ diễn ra, Tổng thống Mỹ Barack Obama lên tiếng lên án mạnh mẽ Triều Tiên và cho biết "sự nguy hiểm mà Triều Tiên tạo ra càng khiến cộng đồng quốc tế cần phải có hành động nhanh chóng... Mỹ sẽ tiếp tục đi những bước cần thiết để tự vệ cũng như bảo vệ cho các đồng minh".

Hội đồng Bảo an LHQ, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đã lên án mạnh mẽ động thái trên của Bình Nhưỡng đồng thời triệu tập các cuộc họp khẩn cấp bàn biện pháp đối phó và trừng phạt mới đối với Triều Tiên. 

Mục đích chính của các hành động khiêu khích như vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa tầm xa của Bình Nhưỡng không phải để đi đến một cuộc chiến tranh với Mỹ.
Mục đích chính của các hành động khiêu khích như vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa tầm xa của Bình Nhưỡng không phải để đi đến một cuộc chiến tranh với Mỹ.
Trong khi đó, đồng minh thân cận nhất của nước này là Trung Quốc cũng giận dữ triệu tập Đại sứ Triều Tiên tại Bắc Kinh để khiển trách.
Một năm sau khi lên nắm quyền lãnh đạo Triều Tiên, Kim Jong-un một phần tiếp tục theo đuổi các chính sách của cha mình và một phần thử thay đổi các chính sách đối với Washington để nâng vị thế của mình trên bàn đàm phán quốc tế.
Tờ báo trên cho biết, mục đích chính của các hành động khiêu khích như vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa tầm xa của Bình Nhưỡng không phải để đi đến một cuộc chiến tranh với Mỹ mà nước này gọi là "kẻ thù truyền kiếp" hay với "con rối Hàn Quốc" mặc dù chúng đều được đánh giá là hiếu chiến, mà là để buộc Washington phải tôn trọng chủ quyền cũng như sức mạnh quân sự của Triều Tiên.
Sáu mươi năm sau khi kết thúc chiến tranh, Bình Nhưỡng đã cố gắng thúc đẩy một hiệp ước hòa bình với Mỹ. Nhưng khi đàm phán thất bại, Triều Tiên đã quay sang nói chuyện với sức mạnh vũ khí của mình. 
Ông Kim Jong-il cũng nuôi mộng biến Triều Tiên thành quốc gia quân sự mạnh mẽ, chiếc ô hạt nhân trong khu vực.
Ông Kim Jong-il cũng nuôi mộng biến Triều Tiên thành quốc gia quân sự mạnh mẽ, chiếc ô hạt nhân trong khu vực.
Trong suốt 17 năm cuối đời, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il cũng đã đổ các nguồn tài nguyên khan hiếm vào chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa rồi sử dụng chúng để mặc cả với Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản trong các cuộc đàm phán.
Đồng thời, ông Kim Jong-il cũng nuôi mộng biến Triều Tiên thành quốc gia quân sự mạnh mẽ, chiếc ô hạt nhân trong khu vực đối phó với sự hiện diện thường trực của quân đội Mỹ ở sát biên giới và buộc Washington phải thay đổi chính sách thù địch với quốc gia này.
Trong năm 2008, sau nhiều năm đàm phán với Trung Quốc, Triều Tiên đã đồng ý ngừng sản xuất plutonium và phá hủy lò phản ứng chính ở phía bắc thủ đô nước này. 
Nhưng đến năm 2009, chỉ vài tháng sau khi ông Obama trở thành Tổng thống Mỹ, Bình Nhưỡng tiến hành phóng tên lửa mang vệ tinh thu hút sự lên án của LHQ và các biện pháp trừng phạt mà Triều Tiên cáo buộc do Mỹ khởi xướng. Để phản đối động thái này, Bình Nhưỡng tiếp tục tiến hành vụ nổ hạt nhân lần thứ 2, thử tên lửa tầm xa có thể mang một quả bom nhỏ để cảnh báo Mỹ. 
Khi nhiệm kỳ 2 của ông Obama vừa bắt đầu, Triều Tiên tiến hành phóng tên lửa tầm xa có thể chạm tới bờ đông nước Mỹ và thử hạt nhân lần 3 mạnh mẽ bất chấp cả sự phản đối của đồng minh thân cận nhất - Trung Quốc. 
Tiếp đó, Bình Nhưỡng đưa ra các cảnh báo rằng vụ thử hạt nhân chỉ là khởi đầu của một chuỗi các hành động mạnh mẽ nếu Washington không thay đổi chính sách của mình: "Nước Mỹ, dù đã muộn màng, nên lựa chọn một trong hai phương án: Tôn trọng quyền được phong vệ tinh của CHDCND Triều Tiên và mở ra một giai đoạn hòa dịu, ổn định hoặc tiếp tục đi theo con đường sai lầm khiến tình hình bùng nổ bằng cách liên tục theo đuổi chính sách thù địch của mình đối với CHDCND Triều Tiên" - KCNA dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước này cho biết.
Nguyễn Hường (nguồn AP)