Bắc Kinh dùng sức mạnh áp luật chơi kiểu Trung Quốc trên các vùng biển

09/12/2013 07:00
Hồng Thủy
(GDVN) - Bắc Kinh đang dùng sức mạnh để ép láng giềng phải chấp nhận "luật pháp quốc tế theo phiên bản Trung Quốc" và làm cho các nước này nghĩ rằng họ không đủ quyền lực để bộc Trung Quốc (hành động) phù hợp với tiêu chuẩn an ninh quốc tế, Tangredi nhận xét.
Bộ Quốc phòng Đài Loan họp bàn phương án đối phó với ADIZ Trung Quốc áp đặt ở Hoa Đông.
Bộ Quốc phòng Đài Loan họp bàn phương án đối phó với ADIZ Trung Quốc áp đặt ở Hoa Đông.
Tờ Defense News ngày 8/12 dẫn phân tích các chuyên gia Mỹ chuyên nghiên cứu Trung Quốc cho biết, khu nhận diện phòng không (ADIZ) mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố áp đặt ở Hoa Đông đã vượt ra ngoài phạm vi thách thức quân sự đối với Washington và các đồng minh trong khu vực với những tác động ngấm ngầm tiếp tục thách thức Mỹ về cả ngoại giao, kinh tế và chính trị. Trong thực tế, động thái này là một phần trong những nỗ lực của Trung Quốc để lật đổ trật tự hiện có và thay thế nó bằng các quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế theo cách giải thích của riêng Trung Quốc. ADIZ của Trung Quốc đã làm lung lay niềm tin của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan về khả năng đảm bảo an ninh của Mỹ và dẫn tới lo ngại Mỹ đã mất sức ảnh hưởng đến Trung Quốc một cách vĩnh viễn. Trung Quốc cố gắng không tham gia vào trật tự quốc tế được Mỹ tạo ra sau Thế chiến II, thay vào đó trở thành một kẻ cơ hội sẵn sàng thu lợi từ những gì họ cảm nhận thấy một sự suy giảm quyền lực của Mỹ trong khu vực.
Học giả Richard Bitzinger (trái).
Học giả Richard Bitzinger (trái).
ADIZ mới có vẻ như được Bắc Kinh cố ý tạo ra để gây tranh cãi, ông Richard Bitzinger, thành viên cao cấp trung tâm nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore và là cựu chuyên gia phân tích của CIA cho biết. Chỉ có điều sự khó hiểu và gây tranh cãi nằm ở chỗ khẳng định của Bắc Kinh rằng các máy bay hàng không dân dụng khi qua không phân quốc tế ở Hoa Đông cũng phải báo cáo Trung Quốc. Bitzinger cho rằng chính sách đối ngoại của Bắc Kinh đã trở thành nạn nhân của chủ nghĩa dân tộc cực đoan hẹp hòi. Ông cho rằng chính cảm giác từng là nạn nhân đã thúc đẩy Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng hơn trên các vùng biển mà họ "yêu sách chủ quyền", bao gồm hành vi xâm nhập và cả các hành động quân sự. Trung Quốc đã từng là nạn nhân của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản và phương Tây trước đây. Báo chí và các trang web Trung Quốc liên tục nhồi vào đầu người đọc rằng chính phương Tây đã đánh cắp Hồng Kông, Đài Loan, Điếu Ngư (Senkaku), thậm chí là cả Biển Đông?!
Cụm tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc đang diễu võ giương oai trên Biển Đông.
Cụm tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc đang diễu võ giương oai trên Biển Đông.
Các nhà phân tích cho rằng với động thái đơn phương tuyên bố áp đặt ADIZ ở Hoa Đông, không có gì nghi ngờ rằng Bắc Kinh sẽ làm điều tương tự ở Biển Đông và Hoàng Hải, Sam Tangredi, Giám đốc Strategic Insight nhận xét. Bắc Kinh đang dùng sức mạnh để ép láng giềng phải chấp nhận "luật pháp quốc tế theo phiên bản Trung Quốc" và làm cho các nước này nghĩ rằng họ không đủ quyền lực để bộc Trung Quốc (hành động) phù hợp với tiêu chuẩn an ninh quốc tế, Tangredi nhận xét. Nếu Mỹ chấp nhận luật chơi do Trung Quốc tạo ra, sau này Bắc Kinh sẽ gửi một tín hiệu đến toàn châu Á rằng Hoa Kỳ thừa nhận mình trở nên yếu hơn về quân sự trong khu vực. ADIZ Trung Quốc đang cho thấy một nỗ lực để áp đặt tiêu chuẩn mới trong các vùng biển quan trọng ở châu Á, đó là thách thức đầu tiên, Toshi Yoshihara, giáo sư chiến lược thuộc Học viện Chiến tranh hải quân Mỹ nói. Đây là một điệu nhảy mà người Trung Quốc đã tự áp đặt lên chính mình nếu họ muốn thực hiện nghiêm túc ADIZ. Tất cả điều Trung Quốc đang làm có khả năng kích thích Washington triển khai mạnh mẽ hơn nữa trục chiến lược tại châu Á - Thái Bình Dương và đưa các đối tác mới cùng tham gia.

Hồng Thủy