Báo Canada: TQ phát triển vũ khí dành cho chiến tranh với Đài Loan

20/12/2014 09:32
Đông Bình
(GDVN) - Bài viết phân tích về cán cân sức mạnh quân sự giữa hai bên Trung Quốc-Đài Loan, đáng chú ý là các lực lượng tác chiến của Trung Quốc trong điều kiện hiện nay.
Xe chiến đấu đổ bộ mạnh nhất Trung Quốc (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Xe chiến đấu đổ bộ mạnh nhất Trung Quốc (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 18 tháng 12 dẫn tờ nguyệt san "Kanwa Defense Review" Canada tháng 12 năm 2014 đưa tin, một số nguồn tin từ giới công nghiệp quân sự Trung Quốc cho biết: Trang bị tác chiến chủ yếu nghiên cứu chế tạo hiện nay, nhất là lục hải không quân đều hoàn toàn nhằm đáp ứng nhu cầu tác chiến “vượt eo biển Đài Loan”, hơn nữa những trang bị chiến đấu này đã cấp cho các đơn vị.

Trải qua 5 năm chuẩn bị, chuẩn bị tác chiến vượt biển hiện nay đã hình thành lực lượng trang bị vượt biển, trong đó chủ yếu là tàu đệm khí, xe chiến đấu đổ bộ tốc độ cao, máy bay trực thăng vũ trang, rocket chính xác tầm xa, máy bay không người lái.

Trung Quốc cho rằng, ở trên không, trên biển, tàu chiến, máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba đã hoàn toàn vượt hải không quân Đài Loan về cả số lượng và chất lượng. Vì vậy, một khi khai chiến, quyền kiểm soát biển, kiểm soát trên không eo biển Đài Loan không thuộc về Đài Loan.

Nhưng, Kanwa cho rằng, từ kinh nghiệm chiến tranh Trung Đông lần thứ tư để xem xét kết quả không chiến của Israel, Ả Rập, khả năng kỹ thuật của phi công Quân đội Đài Loan còn có thể ngăn chặn phần nào ưu thế số lượng, chất lượng máy bay chiến đấu Trung Quốc.

Máy bay vũ trang không người lái Dực Long, Trung Quốc
Máy bay vũ trang không người lái Dực Long, Trung Quốc

Đối với vấn đề này, nhân viên kỹ thuật Trung Quốc cho rằng không thể đưa ra kết luận là ưu thế kỹ thuật của phi công máy bay chiến đấu Trung Quốc thấp hơn phía Đài Loan, do chưa giao chiến thì chưa biết. Việc so sánh không chiến eo biển Đài Loan với không chiến trong chiến tranh Trung Đông lần thứ tư là sai lầm, công nghệ/kỹ thuật mà Đài Loan có thì Trung Quốc cũng có, tất cả máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc đều sử dụng mảng pha quét điện tử chủ động.

Hơn nữa, giữa máy bay chiến đấu giữa Ả Rập, Israel trong chiến tranh Trung Đông lần thứ tư vẫn có khoảng cách thế hệ. Khi đó, Israel sử dụng F-4, A-4 đối phó với MiG-21, Su-7 của Ai Cập.

Trước hết là tốc độ, thứ hai là hỏa lực, có thể thấy, trang bị chiến đấu chủ yếu của Trung Quốc đối với Đài Loan những năm gần đây thực hiện phương châm phát triển ưu tiên tốc độ, hỏa lực. Được lợi từ xuất khẩu, thông số kỹ thuật trang bị quân sự Trung Quốc thế hệ mới được thế giới biết đến, chất lượng vũ khí cùng loại trang bị cho Trung Quốc cao hơn.

Chẳng hạn, rocket phóng loạt đa nòng Type AR1 xuất khẩu cho Morocco có tầm bắn là 130 km, trong khi trang bị cho 1 sư đoàn pháo binh duy nhất của Trung Quốc là loại có tầm bắn 150 km, mục đích trang bị là áp chế hỏa lực đối với đường trung tuyến eo biển Đài Loan.

Năm 2013, Lục quân Trung Quốc bắt đầu tiếp nhận rocket AR3, phiên bản xuất khẩu có tầm bắn 220 km, phiên bản tự dùng có tầm bắn trên 280 km. Trang bị loại rocket này có nghĩa là các sân bay, cơ sở radar chủ yếu phía tây, bắc, trung của Đài Loan cùng thành phố Đài Bắc nằm trong phạm vi tấn công.

Máy bay chiến đấu Su-27 Không quân Trung Quốc
Máy bay chiến đấu Su-27 Không quân Trung Quốc

Triển khai rocket nhằm vào Đài Bắc phải chăng có nghĩa là, trong chiến tranh, xuất hiện tình huống sát thương quy mô lớn? Theo nhân viên Trung Quốc, vận dụng kỹ thuật loại đạn có khác nhau.

Loại trang bị cho Quân đội Trung Quốc AR2, AR3 đã lần lượt lắp đầu đạn BRE3, BRE8, sử dụng dẫn đường vệ tinh, chờ sử dụng hệ thống Bắc Đẩu, tạm thời có thể sử dụng vệ tinh GLONASS dẫn đường, độ chính xác tấn công (CEP) nhỏ hơn 50 m, vì vậy đủ để dùng cho tấn công các mục tiêu trong phủ Tổng thống, các công trình quân binh chủng.

Rất nhiều năm trước, trên trang mạng Trung Quốc, nghe nói, Quân đội Trung Quốc đã trang bị rocket tầm bắn trên 300 km, áp dụng dẫn đường laser đoạn cuối, tấn công Đài Loan, đối với vấn đề này, nguồn tin từ Quân đội Trung Quốc cho rằng: Không cần, mục tiêu tấn công trên 300 km do tên lửa chiến dịch, chiến thuật (tên lửa đạn đạo) hoàn thành.

Trung Quốc thực sự đã lắp công nghệ dẫn đường GPS + laser đoạn cuối cho rocket, chúng là SR5 tầm bắn 70 km, CEP nhỏ hơn 3 m, thậm chí độ chính xác cao hơn tên lửa đạn đạo dẫn đường quán tính, vì vậy về ý nghĩa nghiêm túc, hiện nay, rocket dẫn đường đa năng và tên lửa đạn đạo chỉ là tên gọi khác nhau mà thôi, kết cấu cũng rất tương đồng, đều áp dụng hệ thống dẫn đường đoạn cuối.

Một khi khai chiến, rocket tầm xa nói trên có khả năng tiến hành áp chế hỏa lực diện tích lớn đối với trận địa rocket dòng Thunderbolt-2000, trận địa pháo, bọc thép của Quân đội Đài Loan, tầm bắn của Thunderbolt-2000 là 40 km. Nhìn vào hình ảnh truyền hình, tốc độ bắn của AR2/3 tương đồng với rocket Smerch Nga, 2 giây/1 viên.

Xe chiến đấu đổ bộ Type 05 trong một cuộc tập trận
Xe chiến đấu đổ bộ Type 05 trong một cuộc tập trận

Hỏa lực tầm thấp được tăng cường do trang bị lượng lớn máy bay trực thăng vũ trang Z-9W, Z-10, Z-19, về số lượng đã vượt các máy bay trực thăng như Apache của Quân đội Đài Loan, tính năng tổng thể của Apache mạnh nhất và tốt nhất trong những máy bay trực thăng vũ trang trên thế giới. Nhưng số lượng chỉ có hơn 30 chiếc, một khi tai nạn, không thể được bổ sung kịp thời, Z-10, Z-19 không tồn tại vấn đề này.

Ngoài ra, do thân máy bay được thu nhỏ, tính cơ động đường không, tính tàng hình của Z-19 có thể tốt hơn Apache, một khi giành được ưu thế về không gian mạng, Z-19, Z-10 có thể tiến hành định vị nhanh chóng, đánh giá tổn thất, đánh giá kết quả tấn công cho rocket AR2/AR3 của Lục quân. Hơn nữa có thể tấn công trận địa Quân đội Đài Loan trực tiếp bằng đường không.

Lục quân, không quân Trung Quốc cao hơn nhiều Đài Loan về tốc độ trang bị máy bay không người lái, vì vậy cuộc tấn công đầu tiên bằng đường không trong chiến tranh, không nhất định đến từ các máy bay ném bom tiền tuyến như JH-7, Su-30MKK, máy bay trực thăng, máy bay tấn công; việc tấn công tên lửa chiến thuật ngoài khu vực phòng thủ (Stand Off) do máy bay chiến đấu đa năng thực hiện.

Trung Quốc bắt đầu cung cấp Dực Long-1 cho Uzbekistan, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), cung cấp CH-3 cho Pakistan, chuẩn bị cung cấp các máy bay không người lái như CH-4, chúng đều là hệ thống tấn công nhất thể giữa trinh sát-tấn công, đã trang bị tên lửa chống tăng tầm bắn 7 km như Lam Tiễn-7, AR1, HE cỡ nhỏ, hơn nữa bán kính tác chiến, tải trọng của CH-4 ngày càng lớn. Nhưng, hiện nay, một số máy bay không người lái còn chưa nhìn thấy xuất hiện trong các cuộc diễn tập của Quân đội Trung Quốc. Hầu như chỉ dùng cho xuất khẩu.

Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn Type 071, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn Type 071, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Vì sao Quân đội Trung Quốc không trang bị những máy bay không người lái kể trên? Là tư tưởng tác chiến khác nhau, trên thực tế, Quân đội Trung Quốc đã trang bị rất nhiều máy bay tấn công không người lái J-6, dùng để tiến hành tấn công đối với trạm radar của Quân đội Đài Loan, bởi vì Không quân Trung Quốc còn có rất nhiều máy bay chiến đấu nghỉ hưu, lô máy bay chiến đấu này đi đầu được cải tạo thành máy bay tấn công không người lái, chủ yếu là tính tới vấn đề hiệu ứng giá thành, còn các máy bay tấn công không người lái mới Dực Long-1, CH-4 đang được tiếp thị cho Quân đội Trung Quốc. Trong khi đó, máy bay trinh sát không người lái sớm đã trang bị rất nhiều cho quân đội, xuất hiện trong lễ duyệt binh.

Vì vậy, so sánh tưởng định tác chiến với Đài Loan 10 năm trước, hiện nay, Quân đội Trung Quốc xác định tốc độ, hỏa lực là yếu tố thứ nhất, ngoài ra đã tiến hành chuẩn bị cho tác chiến đổ bộ lập thể trên nhiều phương hướng. Ở trên không, máy bay trực thăng vận tải trang bị ngày càng nhiều, số lượng Mi-17 đặt mua lô cuối cùng của Nga lên tới 55 chiếc, năm 2014 sẽ bàn giao nốt, tiếp theo còn đang đàm phán một lô Mi-17 tiếp theo.

10 năm qua, số lượng máy bay trực thăng vận tải của lục, hải quân Trung Quốc hầu như đã tăng 300 chiếc, là bộ phận phát triển khá nhanh, nguyên nhân là toàn bộ các trung đoàn hàng không lục quân đang được nâng cấp thành lữ đoàn. Z-8 cũng đã sản xuất không ít, toàn bộ quân đội hiện đã sở hữu gần 700 máy bay trực thăng vận tải.

Trang bị tàu đệm khí hạng nặng là chưa từng có trong 5 năm trước, 2 loại tàu đệm khí hạng nặng cộng với sử dụng tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 làm cho đổ bộ hình thành trạng thái “đa điểm”, sau khi giành được quyền kiểm soát trên không, kiểm soát trên biển một cách vững chắc, địa điểm đổ bộ có thể ở phía đông eo biển Đài Loan. Tóm lại, đổ bộ của tàu đệm khí cỡ lớn tốc độ tiếp cận 80 km đã thu hẹp rất lớn khoảng cách tự nhiên của eo biển Đài Loan.

Xe chiến đấu đổ bộ mạnh nhất Trung Quốc (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Xe chiến đấu đổ bộ mạnh nhất Trung Quốc (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)

Ngoài ra, lần thứ nhất tiếp cận bờ biển đổ bộ sẽ có thể thực hiện đổ bộ trang bị hạng nặng, bọc thép, trong các hình ảnh đổ bộ được mô tả của thủy quân lục chiến Trung Quốc, một tàu đệm khí tự chế vận chuyển được 1 xe tăng chiến đấu Type 96, còn tải trọng của tàu đệm khí Zubr cho phép một lần vận chuyển 3 xe tăng chiến đấu Type 99G, dùng cho hành động đổ bộ giai đoạn sau của lục quân trang bị hạng nặng.

Sự xuất hiện của xe chiến đấu bộ binh đổ bộ tốc độ cao Type 05 gây bất ngờ. Loại xe chiến đấu tốc độ cao này lần đầu tiên xuất hiện tại hội chợ triển lãm Paris, từ đó, mọi người hiểu được tính năng chiến đấu của nó từ nhiều góc độ hơn. "Đây chính là trang bị nghiên cứu chế tạo để vượt eo biển Đài Loan" - nhân viên thiết kế nói thẳng như vậy.

Tư tưởng thiết kế cơ bản là, một xe đổ bộ chính là một đơn vị tác chiến cơ bản cấp tiểu đội, hành trình 500 km, tốc độ mặt nước lớn hơn tốc độ 25 km, tốc độ việt dã mặt đất là 65 km, lắp pháo nòng trơn 105 mm và 2 tên lửa chống tăng Type Hồng Tiễn-73D, yêu cầu trong tác chiến đổ bộ loạt đầu, có thể chống chọi tất cả pháo bọc thép của Quân đội Đài Loan về hỏa lực, then chốt là tốc độ.

Trong diễn tập, xe 05 đã thực hiện diễn tập tác chiến trực tiếp vượt biển, không cần đội tàu đổ bộ hộ tống, ở đoạn tiếp cận Đài Bắc tiến hành trực tiếp vượt biển, thời gian dài nhất cần 5 giờ, trong 5 km pháo có thể bắn tên lửa chống bọc thép, dùng để phá thế tấn công, trận địa bọc thép, pháo của Quân đội Đài Loan.

Máy bay trực thăng tấn công Z-19 Trung Quốc
Máy bay trực thăng tấn công Z-19 Trung Quốc

Sự xuất hiện của xe 05 đã làm thay đổi triệt để hình thức tác chiến đổ bộ cơ bản ở eo biển Đài Loan, trở thành vũ khí bọc thép chủ yếu triển khai của lực lượng đánh bộ, sư đoàn đổ bộ cơ giới. Hiện nay còn đang đổi trang bị, giữa thập niên 90, Quân đội Trung Quốc đã vội vã tiếp nhận một lô pháo đổ bộ tự hành 100 mm được cải tạo từ xe bọc thép đổ bộ Type 63, hiện tiếp tục được thay thế.

Vì vậy, sự xuất hiện lượng lớn tàu đệm khí hạng nặng, xe 05 làm cho tư tưởng tác chiến vượt biển đã đảm bảo ngoài tầm nhìn. Đổ bộ ngoài tầm nhìn truyền thống là do Quân đội Mỹ đưa ra vào thập niên 1970, tức là địa điểm chuyển tiếp lần thứ hai phải lớn hơn 40 km đường bờ biển, tầm bắn pháo về cơ bản chỉ có 40 km.

Đối với vấn đề này, Quân đội Mỹ bắt đầu phát triển xe chiến đấu viễn chinh (EFV), hiện EFV vẫn chưa phục vụ, kế hoạch nhiều lần trì hoãn, kế hoạch mới nhất là biên chế vào năm 2015. So với Type 05 phiên bản Trung Quốc, EFV có tính cơ động tốt hơn, công nghệ tổng thể cao hơn 05.

EFV sử dụng động cơ diesel có lực đẩy 2572 hp, lực đẩy của xe 05 là 1176 kW, vì vậy tốc độ trên mặt nước của EFV đạt 46 km, tốc độ trên đường bộ là 72 km, đội xe 17 người. Trọng lượng 34,47 tấn, lớn hơn rất nhiều so với xe 05, để tăng cường bảo vệ, 2 loại xe đều đã áp dụng bọc thép hỗn hợp, EFV sử dụng bọc thép gốm sứ.

Việc sử dụng lượng lớn máy bay trực thăng, tàu đệm khí hạng nặng, xe chiến đấu bọc thép tầm xa đổ bộ tốc độ cao, máy bay không người lái làm cho cán cân sức mạnh quân sự ở eo biển Đài Loan đã có sự thay đổi, khoảng cách vật lý được kéo gần rất lớn, thời gian đổ bộ được đẩy nhanh rất lớn.

Tàu đệm khí Type 726 do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển
Tàu đệm khí Type 726 do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển
Đông Bình