BÁO HOÀN CẦU:Mỹ sẽ rút ngắn "thời gian vui vẻ" của Nga ở ĐNÁ

10/12/2011 16:41
Đông Bình (Theo báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Với ưu thế giá rẻ, phương thức thanh toán linh hoạt, cộng với sức ép an ninh lớn tại khu vực, vũ khí Nga được các nước Đông Nam Á ưa dùng.

Ngay từ năm 2001, Công ty Xuất khẩu Vũ khí Nhà nước Nga (Rosoboronexport) từng tuyên bố hùng hồn rằng, trong 10 năm sẽ bán vũ khí công nghệ cao cho các nước Đông Nam Á trị giá tới 7 tỷ USD. Đến nay, mục tiêu này đã vượt qua, vũ khí Nga vẫn được quân đội các nước Đông Nam Á nhập khẩu rất mạnh.

Thời báo hoàn cầu, Trung Quốc viết: "Mặc dù được Mỹ ủng hộ trong tranh chấp biển Đông, các nước Đông Nam Á cũng ra sức tăng cường trang bị vũ khí, nhưng họ hoàn toàn không vì vậy mà lựa chọn vũ khí của Mỹ, mà coi Nga là đối tượng viện trợ".

Tàu hộ vệ lớp Cheetah của Hải quân Việt Nam do Nga chế tạo
Tàu hộ vệ lớp Cheetah của Hải quân Việt Nam do Nga chế tạo

Nga dự kiến, Đông Nam Á sẽ trở thành một trong những thị trường tiêu thụ vũ khí ở nước ngoài lớn thứ năm của Nga.

Theo Interfax Nga, ngày 7/12, Việt Nam đã ký hợp đồng mua lô 2 tàu hộ tống lớp Cheetah thứ hai với Rosoboronexport - Nga. Đơn đặt hàng này do nhà máy đóng tàu Zelenodolsk hoàn thành.

Phó Giám đốc nhà máy đóng tàu Gorky Sergei Rudenko cho biết, 2 chiếc tàu lớp Cheetah đầu tiên mà Việt Nam mua thiên về tác chiến mặt nước, còn lô thứ hai lại nhấn mạnh hơn đến việc chống tàu ngầm.

Được biết, Nga hầu như đảm nhận toàn bộ công việc hiện đại hóa trang bị cho quân đội Việt Nam, chỉ riêng Hải quân Việt Nam đã bỏ ra hơn 4 tỷ USD để nhập tàu hộ tống, tàu tên lửa, tên lửa bờ biển cho đến tàu ngầm, trong đó riêng tổng chi phí mua 6 tàu ngầm động cơ thông thường lớp Kilo dự kiến hơn 3,2 tỷ USD.

Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Indonesia
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Indonesia

Do hợp đồng mua bán vũ khí Nga-Việt luôn được thực hiện theo mô hình “khép kín”, tức là Nga có toàn quyền thực hiện toàn bộ quá trình từ sản xuất vũ khí đến bảo trì. Vì vậy Việt Nam mỗi khi đặt mua một loại vũ khí công nghệ do Nga chế tạo, các công ty Nga đều có thể làm thêm công tác bảo đảm hậu cần trong vài năm tiếp theo, càng được lợi hơn so với tiêu thụ vũ khí.

Ngoài Việt Nam, còn có không ít các nước Đông Nam Á thích vũ khí do Nga chế tạo. Ngày 7/12, tờ “Kommersant” Nga cho biết, gian hàng vũ khí Nga đã được “quan tâm hàng đầu” tại Triển lãm Quốc phòng Langkawi – Malaysia ngày 6/12, có triển vọng tiếp tục cung cấp cho Không quân Indonesia 6 máy bay chiến đấu Su-30MK2 trị giá 500 triệu USD.

Trước đó, Nga cũng đã cung cấp cho Indonesia 10 máy bay chiến đấu cùng loại.

Thậm chí cả những nước nhiệt tình nhập khẩu vũ khí của Mỹ và châu Âu như Malaysia, Brunei và Singapore cũng vô cùng hứng thú với vũ khí Nga.

Trong đó, máy bay chiến đấu Su-30MKM của Không quân Hoàng gia Malaysia được gọi là “Su-30 tiên tiến nhất toàn cầu”.

Không quân Malaysia sở hữu máy bay chiến đấu Su-30MKM của Nga
Không quân Malaysia sở hữu máy bay chiến đấu Su-30MKM của Nga

Còn Brunei, nước từng bị thực dân Anh xâm lược, từ khi độc lập đến nay luôn nhập khẩu vũ khí của các nước phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ, nhưng đến nay cũng bắt đầu lựa chọn vũ khí Nga.

Trong hệ thống phòng không lãnh thổ Singapore, bộ phận đánh chặn ở tầng thấp hoàn toàn do tên lửa đất đối không SA-24 đảm đương. Đến nay, các nhà sản xuất vũ khí Nga đã trở thành “nhân vật chính” không thể xem thường ở Đông Nam Á.

Richard A. Bitzinger - chuyên gia an ninh quân sự của Học viện Rajaratnam - Singapore cho rằng, mặc dù “thị trường vũ khí Đông Nam Á tương đối nhỏ” là một thực tế không cần tranh cãi, nhưng có tính cạnh tranh và mở cửa về đối tượng mua vũ khí, các nước xuất khẩu vũ khí chính đều có thể bán vũ khí thành công tại khu vực này, trong đó vũ khí Nga với ưu thế về giá và phương thức thanh toán linh hoạt nổi trội luôn được hoan nghênh hơn.

Tên lửa đất đối không SA-24
Tên lửa đất đối không SA-24

Malaysia mua máy bay chiến đấu F/A-18 của Mỹ, nhưng do vấn đề tài chính, họ đồng thời trang bị máy bay chiến đấu Su-30MKM rẻ hơn do Nga chế tạo.

Thái Lan mua máy bay chiến đấu của Thụy Điển, nhưng lại mua máy bay trực thăng Mi-17 của Nga.

Ngoài ra, các nước Đông Nam Á cũng coi mua vũ khí của Nga là để thực hiện hiện đại hóa quân sự và thúc đẩy “sách lược thắng kép” của kinh tế trong nước.

Chẳng hạn, Indonesia, Malaysia và Thái Lan được tận dụng đầy đủ thương mại mua sắm cùng có lợi trong hợp tác quân sự với Nga, từ đó ngăn chặn ngoại hối chảy ra ngoài, họ thường lấy gạo, dầu cọ thậm chí trái cây khô để bù giá mua vũ khí của Nga.

Máy bay trực thăng Mi-17 do Nga chế tạo
Máy bay trực thăng Mi-17 do Nga chế tạo

Vũ khí giá rẻ của Nga đang lan tràn ở Đông Nam Á, ở mức độ nhất định đã tác động ảnh hưởng đến sự thâm nhập vai trò ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực này.

Báo Hoàn cầu tiếp tục viết: "Tuy Mỹ lợi dụng tình hình căng thẳng biển Đông để ra sức lôi kéo các nước Đông Nam Á xây dựng đồng minh quân sự, nhưng sự phổ biến máy  bay chiến đấu Su-30 của Nga ở Đông Nam Á đã làm giảm nghiêm trọng thị trường F-16 của Mỹ".

Mỹ bán cho Indonesia 18 máy bay chiến đấu cũ F-16 hoàn toàn không có hiệu quả tốt. Nhưng Mỹ dốc sức cho việc củng cố vị thế thống trị trong các vấn đề an ninh cho đến bán vũ khí ở Đông Nam Á, không thể làm cho “thời gian vui vẻ” của các nhà sản xuất vũ khí Nga kéo dài.

Đông Bình (Theo báo Hoàn Cầu)