Báo Mỹ: Tên lửa phóng ngầm JL-2 và tàu ngầm hạt nhân TQ không tin cậy

27/02/2013 07:57
Đông Bình
(GDVN) - Trong nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo phóng ngầm JL-2 của Trung Quốc đã vấp phải rất nhiều vấn đề, nó vẫn chưa được trang bị cho tàu ngầm.
So sánh tên lửa phóng ngầm JL-1 và JL-2 của Trung Quốc
So sánh tên lửa phóng ngầm JL-1 và JL-2 của Trung Quốc

Tờ “Strategy Page” Mỹ vừa có bài viết cho rằng, những vũ khí chính xác có biểu hiện hoàn hảo rất hiếm, nhưng tên lửa đạn đạo phóng ngầm Trident-II của Hải quân Mỹ chưa từng thất bại.

Trong khi đó, Trung Quốc và Nga lại vấp phải vô vàn vấn đề trong nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo phóng ngầm.

Tên lửa phóng ngầm JL-2 (Cự Lãng-2) của Trung Quốc lẽ ra phải được trang bị 5 năm trước, nhưng đến nay tính năng của nó vẫn chưa ổn định và tin cậy.

Bài báo cho rằng, tên lửa đạn đạo phóng ngầm Trident-II tổng cộng đã được tiến hành 143 lần phóng, trong đó còn có 1 lần phóng từ tàu ngầm.

Khi ở trong giai đoạn nghiên cứu phát triển, kết quả phóng thử tên lửa Trident-II rất tuyệt vời. Tên lửa Trident-I phóng thử 23 lần có tỷ lệ thành công là 87%, còn tên lửa Trident-II có 49 lần phóng thử, có tỷ lệ thành công là 98%.

Tên lửa Trident-I được trang bị từ năm 1979 đến năm 2005, còn tên lửa Trident-II bắt đầu được trang bị hàng loạt từ năm 1990.

Theo bài báo, sự thành công của dòng tên lửa Trident hoàn toàn trái ngược với tình hình nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo phóng ngầm của Nga và Trung Quốc.

Tên lửa đạn đạo phóng ngầm Trident-II của Mỹ
Tên lửa đạn đạo phóng ngầm Trident-II của Mỹ

Tên lửa phóng ngầm Bulava, còn được gọi là R-30 3M30 và SS-NX-30, do nhiều lần phóng thử thất bại nên hầu như bị hủy bỏ chương trình. Ngày 23/12/2011, tên lửa Bulava cuối cùng phóng thử thành công, trong 18 lần phóng thử chỉ có 11 lần thành công, tỷ lệ thành công là 61%, cuối cùng tên lửa Bulava cũng được đưa vào biên chế.

Tên lửa phóng ngầm JL-2 của Trung Quốc trước là phiên bản hải quân của tên lửa đạn đạo DF-31 (Đông Phong-31), nó lẽ ra phải đi vào hoạt động từ 5 năm trước, nhưng hiện nay vẫn chưa thực hiện được. Loại tên lửa này tồn tại rất nhiều vấn đề.

Tên lửa JL-2 nặng 42 tấn, tầm phóng 8.000 km, giúp cho Trung Quốc có thể phóng tên lửa từ 1 tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo lớp 094 khi tuần tra ở gần Hawaii hoặc Alaska, vươn tới các mục tiêu trong lãnh thổ Mỹ.

Bài báo còn cho rằng, mỗi chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp 094 được trang bị 12 quả tên lửa đạn đạo. Nhưng, hiện nay, Trung Quốc còn chưa sở hữu tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo có khả năng tiến hành tuần tra chiến đấu, bởi vì tính năng của những tàu ngầm này và tính năng của tên lửa phóng ngầm đều không tin cậy lắm.

Tên lửa Bulava phóng từ tàu ngầm Yuri Dolgorukiy - Hải quân Nga.
Tên lửa Bulava phóng từ tàu ngầm Yuri Dolgorukiy - Hải quân Nga.

>> Follow us on Facebook
>> Tin mới nhất về tàu ngầm Kilo của Việt Nam
>> Báo Trung Quốc đăng ảnh các học viên tàu ngầm Việt Nam tại Nga
>> Nga thử nghiệm tàu ngầm Hà Nội cho Việt Nam

Đông Bình