Báo Mỹ: Trung Quốc dừng sản xuất phiên bản sao chép máy bay MiG-21

02/06/2013 16:36
Đông Bình
(GDVN) - Việc Trung Quốc sao chép và xuất khẩu máy bay chiến đấu MiG-21/J-7 làm cho sản lượng loại máy bay này lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Máy bay chiến đấu J-7G Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-7G Trung Quốc

Tân Hoa xã dẫn nguồn báo Mỹ cho biết, gần đây Trung Quốc đã ngừng sản xuất máy bay chiến đấu J-7. Điều này cho thấy, Không quân Trung Quốc hiện nay đang chuyển đổi từ chủ yếu trang bị máy bay chiến đấu MiG-21 và MiG-19 sang trang bị các máy bay chiến đấu có hàm lưỡng kỹ thuật cao hơn.

Theo trang mạng "Strategy Page" Mỹ ngày 29 tháng 5, loại máy bay chiến đấu dòng MiG-21 được Trung Quốc chế tạo dựa trên bản vẽ thiết kế nguyên bản của Nga đã có lịch sử gần 50 năm.

Vào năm 1964, Trung Quốc bắt đầu được phép sản xuất máy bay chiến đấu MiG-21, và sau đó đã sử dụng thời gian 10 năm để cải tạo máy bay chiến đấu MiG-21 thành máy bay chiến đấu J-7 và bắt đầu sản xuất hàng loạt. Tổng sản lượng máy bay chiến đấu J-7 đã vượt 2.400 chiếc.

Bài báo chỉ ra, phiên bản sớm của máy bay chiến đấu J-7 không bằng máy bay chiến đấu MiG-21 về chất lượng, bởi vì Nga từ chối chuyển nhượng công nghệ sản xuất loại mới nhất của máy bay được thiết kế từ thập niên 1950 này.

Đến thập niên 80 của thế kỷ trước, máy bay chiến đấu do Trung Quốc sản xuất mới có thể sánh ngang với máy bay chiến đấu MiG-21.

Nhưng người Nga hoàn toàn không cảm thấy không lo ngại về vấn đề này, bởi vì vào năm 1985 Nga đã dừng sản xuất loại máy bay chiến đấu này, tổng sản lượng trước đó đã trên 11.000 chiếc. Từ đó, nếu muốn mua máy bay chiến đấu MiG-21, thì chỉ có thể mua máy bay chiến đấu J-7 do Trung Quốc sản xuất.

Máy bay chiến đấu J-7M của Không quân Myanmar
Máy bay chiến đấu J-7M của Không quân Myanmar

Theo bài báo, trong 30 năm qua, Trung Quốc luôn cải tiến tính năng của máy bay chiến đấu J-7, chủ yếu là tiến hành điều chỉnh nhỏ đối với thân máy bay và cải tiến thiết bị điện tử. Trung Quốc là quốc gia sử dụng máy bay chiến đấu J-7 với số lượng nhiều nhất, nhưng khoảng 20% tổng sản lượng máy bay chiến đấu J-7 cũng đã xuất khẩu cho 14 quốc gia. Hiện nay có khoảng mười mấy quốc gia vẫn đang sử dụng loại máy bay chiến đấu này.

Bài báo cho rằng, hai năm trước, Trung Quốc chính thức chấm dứt để máy bay chiến đấu J-7 phục vụ ở các đơn vị tuyến 1, điều này hoàn toàn không gây ngạc nhiên.

Trong 4 năm trước đó, số lượng máy bay chiến đấu hiện đại của Trung Quốc (J-10, J-11, Su-27, Su-30 và J-8F) đã tăng hơn gấp đôi. 6 năm trước, trang bị chủ yếu của Không quân Trung Quốc vẫn là máy bay chiến đấu J-6 và J-7 do Trung Quốc sao chép từ máy bay chiến đấu MiG-19 và MiG-21, số lượng khoảng 2.000 chiếc.

Trung Quốc hiện còn có vài trăm máy bay ném bom được sản xuất trên cơ sở sao chép sản phẩm của Nga. Trung Quốc hiện đang mua sắm, chế tạo lượng lớn máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30. Các loại máy bay chiến đấu mới do Trung Quốc thiết kế như máy bay chiến đấu J-20 cũng đã ra đời.

Máy bay chiến đấu J-7 của Pakistan.
Máy bay chiến đấu J-7 của Pakistan.

Theo bài báo, một nguyên nhân khác đưa máy bay chiến đấu J-7 về khu vực tuyến 2 là, sử dụng máy bay chiến đấu J-7 không thể hoàn thành rất nhiều nhiệm vụ huấn luyện. Điều này rất quan trọng, bởi vì Trung Quốc hiện đang sửa đổi kế hoạch huấn luyện phi công máy bay chiến đấu.

Bài báo cho rằng, từ lâu, Trung Quốc luôn là nước sử dụng lớn hàng đầu của máy bay chiến đấu J-7. Mãi đến năm nay, Trung Quốc còn đang xuất khẩu máy bay chiến đấu J-7, nhưng nước này lại để cho máy bay chiến đấu J-7 trang bị cho Quân đội của họ nghỉ hưu với tốc độ rất nhanh.

Nhìn từ nhiều phương diện, máy bay chiến đấu J-7 là loại máy bay tiên tiến nhất trong dòng máy bay chiến đấu MiG-21, bởi vì Trung Quốc luôn cải tiến bản vẽ thiết kế của máy bay chiến đấu J-7, trong 60 năm qua, trên phạm vi thế giới, tổng sản lượng máy bay chiến đấu MiG-21 và J-7 là trên 13.000 chiếc, có thể gọi là máy bay chiến đấu có sản lượng lớn nhất thế giới.

Máy bay chiến đấu J-7E của Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-7E của Trung Quốc
Đông Bình