Báo Nga: Trung Quốc xuất khẩu vũ khí 8 năm thu về 8 tỷ USD

27/11/2012 06:19
Việt Dũng
(GDVN) - Trung Quốc đang ngày càng tích cực thúc đẩy xuất khẩu vũ khí trang bị “nóng” để kiếm lợi nhuận, tranh thị phần với các cường quốc khác.
Tàu hộ vệ F-22P được Trung Quốc xuất khẩu cho Pakistan. Algeria cũng đặt mua 3 chiếc
Tàu hộ vệ F-22P được Trung Quốc xuất khẩu cho Pakistan. Algeria cũng đặt mua 3 chiếc

Trang mạng tin tức tổ hợp công nghiệp quân sự Nga đưa tin, những tài liệu hồ sơ được Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới Nga tiết lộ ngày 22/11 cho biết, cơ cấu xuất khẩu vũ khí của Pháp và Đức trong thời gian từ năm 2004-2011 tương đối cân bằng, còn cơ cấu xuất khẩu vũ khí của Mỹ và Trung Quốc mất cân bằng rõ rệt, trong đó vũ khí của Mỹ tập trung bán cho Trung Đông và châu Á-Thái Bình Dương, thị trường xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc chủ yếu là châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi.

Niêm giám chuyên đề năm 2012 được cơ quan nghiên cứu Nga đưa ra gần đây đã tiến hành phân tích kỹ lưỡng về vấn đề cân bằng cơ cấu khu vực xuất khẩu vũ khí của 71 quốc gia trên thế giới trong 8 năm qua (2004-2011), trong khi đó tài liệu trích dẫn ngày 22/11 chỉ so sánh phân tích tóm tắt về tình hình cơ cấu khu vực xuất khẩu vũ khí của Mỹ, Pháp, Đức và Trung Quốc.

Trong đó, tình hình thay đổi xuất khẩu vũ khí ở khu vực nào đó trong năm nào đó của nước nào đó là được chú ý nhất, bởi vì từ đó có thể đánh giá được tầm quan trọng của thị trường nào đó đối với mỗi một nước lớn xuất khẩu vũ khí.

Xe tăng MBT-2000 do Trung Quốc sản xuất, đã xuất khẩu ra nước ngoài.
Xe tăng MBT-2000 do Trung Quốc sản xuất, đã xuất khẩu ra nước ngoài.

Theo cơ quan nghiên cứu Nga, 8 năm trước, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa quân sự của Mỹ đạt 135,046 tỷ USD, trong cơ cấu khu vực thị trường xuất khẩu, các nước Trung Đông và khu vực châu Á-Thái Bình Dương nằm ở vị trí độc quyền tuyệt đối, tổng kim ngạch thị trường là 97,694 tỷ USD, chiếm 72,34%.

Trong đó, khu vực Trung Đông đứng đầu danh sách, là 49,762 tỷ USD, chiếm 36,85%; khu vực châu Á đứng thứ hai, là 47,9328 tỷ USD, chiếm 35,49%; Tây Âu thứ ba, là 22,342 tỷ USD, chiếm 16,54%; khu vực Bắc Mỹ thứ tư, chủ yếu là Canada, là 4,95 tỷ USD, chiếm 3,66%; Đông Âu thứ năm, là 4,394 tỷ USD, chiếm 3,25%; sau đó lần lượt là Nam Mỹ, Bắc Phi, Liên Xô cũ, Nam Phi, Trung Mỹ và khu vực biển Caribbe.

8 năm qua, Pháp đã xuất khẩu tổng cộng 31,246 tỷ USD vũ khí và trang bị quân sự, thị trường chủ yếu lần lượt là châu Á-Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Trung Đông, Tây Âu, Nam Mỹ, Bắc Phi, Đông Âu, Nam Phi, Liên Xô cũ, Trung Mỹ và khu vực biển Caribe.

Máy bay huấn luyện K-8 Trung Quốc xuất khẩu cho Venezuela
Máy bay huấn luyện K-8 Trung Quốc xuất khẩu cho Venezuela

Tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí trang bị 8 năm qua của Đức là 25,096 tỷ USD, thị trường chính lần lượt là các khu vực Tây Âu, châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông, Nam Phi, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Bắc Phi, Đông Âu, Liên Xô cũ.

Bất kể là về quy mô xuất khẩu hàng năm, hay về phân bố khu vực của cơ cấu xuất khẩu, xuất khẩu vũ khí của Pháp và Đức tương đối cân bằng, không có hiện tượng thị phần quá lớn vào năm nào đó hoặc ở khu vực nào đó.

Theo đánh giá của Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới Nga, tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí trang bị 8 năm qua của Trung Quốc là 8,046 tỷ USD. Tính theo hàng năm thì, năm 2004 là 379 triệu USD, năm 2005 là 451 triệu USD, năm 2006 là 817 triệu USD, năm 2007 là 762 triệu USD, năm 2008 là 660 triệu USD, năm 2009 là 1,459 tỷ USD, năm 2010 là 1,746 tỷ USD, năm 2011 là 1,772 tỷ USD.

Về cơ cấu khu vực xuất khẩu hàng hóa quân sự của Trung Quốc, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đứng ở vị trí cao nhất, là 4,773 tỷ USD, chiếm 59,32%; Trung Đông thứ hai, là 960 triệu USD, chiếm 11,93%; Nam Phi thứ ba, là 889 triệu USD, chiếm 11%; Bắc Phi thứ tư, là 762 triệu USD, chiếm 9,47%; Nam Mỹ thứ năm, là 662 triệu USD, chiếm 8,23%;

còn 5 thị trường xuất khẩu vũ khí trang bị còn lại của Trung Quốc như Bắc Mỹ, Trung Mỹ và khu vực biển Caribbe, Tây Âu, Đông Âu và khu vực các nước Liên Xô cũ, cơ quan nghiên cứu Nga không nắm chắc số liệu thống nhất và chi tiết, vì vậy đã không liệt kê được.

Tên lửa phòng không FD-2000, phiên bản xuất khẩu của tên lửa HQ-9, do Trung Quốc chế tạo
Tên lửa phòng không FD-2000, phiên bản xuất khẩu của tên lửa HQ-9, do Trung Quốc chế tạo


Việt Dũng