Báo Nga: Trung Quốc-Ấn Độ chạy đua nâng cấp vũ khí hạt nhân

20/02/2014 09:51
Việt Dũng
(GDVN) - Báo Nga dự báo Trung Quốc và Ấn Độ chạy đua vũ khí hạt nhân như tên lửa tầm xa, tên lửa hành trình, tàu ngầm hạt nhân, tàu nổi cỡ lớn...
Tên lửa đạn đạo Đông Phong-21 và Đông Phong-15 của Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo Đông Phong-21 và Đông Phong-15 của Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo Agni-3 Ấn Độ
Tên lửa đạn đạo Agni-3 Ấn Độ

Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc dẫn trang mạng Đài tiếng nói nước Nga ngày 18 tháng 2 đăng bài viết nhan đề "Hải quân Trung Quốc qua lại Ấn Độ Dương và hiện đại hóa của lực lượng chiến lược Ấn Độ". Bài viết cho rằng, chạy vũ khí hạt nhân từng bước leo thang của Trung-Ấn sẽ bước vào một giai đoạn mới trong tương lai.

Theo bài viết, người phụ trách Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) Avinash Chander đầu tháng 2 tiết lộ, tên lửa đạn đạo mới Agni-5 và tàu ngầm hạt nhân Arihant của Ấn Độ năm 2015 sẽ đi vào trực chiến.

Sau khi đưa vào hoạt động trong năm tới (2015), tên lửa Agni-5 và tàu ngầm Arihant sẽ nâng cao rất lớn khả năng cho Ấn Độ trong việc ứng phó với lực lượng hạt nhân của Trung Quốc.

Nhìn ở góc độ quân sự, một khi xảy ra xung đột với Trung Quốc, vị trí địa lý của Ấn Độ cực kỳ bất lợi. Thậm chí rất nhiều tên lửa Đông Phong-15 triển khai ở Tây Tạng của Trung Quốc có thể bao trùm lên khu vực lãnh thổ rộng lớn và một số đô thị phía bắc của Ấn Độ.

Hầu như toàn bộ Ấn Độ đều nằm trong phạm vi tấn công của tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21 và tên lửa hành trình trang bị cho máy bay ném bom chiến lược H-6K của Trung Quốc, thậm chí không cần chọc thủng hệ thống phòng không của Ấn Độ.

Tàu ngầm hạt nhân Chakra-2 Ấn Độ thuê của Nga
Tàu ngầm hạt nhân Chakra-2 Ấn Độ thuê của Nga
Hình ảnh này được cho là tàu ngầm hạt nhân Type 093 Trung Quốc
Hình ảnh này được cho là tàu ngầm hạt nhân Type 093 Trung Quốc

Trong khi đó, Ấn Độ chỉ có số lượng không nhiều tên lửa đạn đạo tầm trung Agni có thể tấn công chính xác các đô thị chính và lực lượng chiến lược của Trung Quốc. Sự ra đời của tên lửa đạn đạo mới Agni-5 với tầm phóng xa hơn có thể giúp Ấn Độ xây dựng căn cứ tên lửa mới ở miền nam nước này. Tên lửa bố trí tại đó tương đối an toàn, có thể biến Bắc Kinh trở thành mục tiêu tập kích tiềm tàng.

Trong giai đoạn đầu tiên sau khi đưa vào hoạt động của tàu ngầm hạt nhân Arihant, giá trị chiến đấu của nó rất có hạn, bởi vì tầm bắn của tên lửa K-15 tương đối nhỏ (mang theo đầu đạn 1.000 kg có tầm bắn khoảng 700-750 km).

Nhưng, Ấn Độ đã toàn lực chế tạo tên lửa tầm xa mới. Trong tương lai, tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ tuần tra ở Ấn Độ Dương, ít nhất có thể ngắm trúng các đô thị miền nam Trung Quốc.

Một trong những biện pháp ứng phó có thể của Trung Quốc sẽ là dựa vào ưu thế công nghệ trên biển của họ, trong đó có tàu ngầm "tương đối hiện đại", số lượng khá nhiều.

Có thể sẽ tìm cách theo dõi tàu ngầm tên lửa hạt nhân Ấn Độ (số lượng không nhiều), thường tiến hành tuần tra ở xung quanh căn cứ của nó. Tàu ngầm Trung Quốc cũng có khả năng thâm nhập vùng biển tuần tra của Ấn Độ.

Tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu số hiệu 171 Type 052C của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc.
Tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu số hiệu 171 Type 052C của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc.
Tàu khu trục INS Satpura của Hải quân Ấn Độ
Tàu khu trục INS Satpura của Hải quân Ấn Độ

Một biện pháp ứng phó khả năng khác là xây dựng một cụm tàu khu trục Type 052 trực tuần tra thường niên, trang bị tên lửa hành trình, triển khai tại Ấn Độ Dương, khi cần thiết tiến hành tấn công đối với các mục tiêu chiến lược phía nam của Ấn Độ.

Trong tương lai xa hơn, trong 10 năm tới, Trung Quốc có khả năng sở hữu tàu sân bay thực sự, đó là cụm tấn công tàu sân bay trên thực tế, chúng có thể mang theo vài trăm quả tên lửa hành trình và vài chục chiếc máy bay chiến đấu có thể tiến hành tấn công chính xác.

Trong những điều kiện mới này, Ấn Độ cần đẩy nhanh phát triển hạm đội tàu ngầm hạt nhân của họ. Cần chế tạo tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân hiện đại để bảo đảm an toàn cho phương tiện mang theo tên lửa hạt nhân; chế tạo tàu chiến có thể lắp tên lửa hành trình hạng nặng để ứng phó với các tàu chiến mặt nước cỡ lớn, trong đó có tàu sân bay.

Hai tàu sân bay của Hải quân Ấn Độ trên Ấn Độ Dương
Hai tàu sân bay của Hải quân Ấn Độ trên Ấn Độ Dương
Biên đội tàu sân bay thử nghiệm-huấn luyện Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc
Biên đội tàu sân bay thử nghiệm-huấn luyện Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc
Việt Dũng