Tình hình Biển Đông:

Biển Đông: Philippines, Mỹ đều có thể đưa quân tới bãi cạn Scarborough

02/07/2013 07:52
Đông Bình
(GDVN) - Địa điểm diễn tập Carat-2013 rất gần bãi cạn Scarborough, do đó trong tương lai Quân đội Philippines và Mỹ đều có thể đưa quân áp sát bãi cạn này.

Đến bãi cạn Scarborough?

Ngày 28 tháng 6 năm 2013, Hải quân Mỹ-Philippines tiến hành diễn tập quân sự liên hợp trên biển Đông.
Ngày 28 tháng 6 năm 2013, Hải quân Mỹ-Philippines tiến hành diễn tập quân sự liên hợp trên biển Đông.

Ngày 29 tháng 6, cuộc diễn tập quân sự liên hợp "Carat-2013" giữa Mỹ-Philippines là một cuộc diễn tập chính quy, nhưng không phải là "siêu quy mô". Philippines tuy ra sức phủ nhận cuộc diễn tập có liên quan tới bãi cạn Scarborough, nhưng lại hài lòng khi cộng đồng quốc tế gắn nó với bãi cạn này.

Ngày 28 tháng 6, người phát ngôn Hải quân Philippines chính thức công bố, quân số tham gia diễn tập Mỹ-Philippines lần này là 500 người, thời gian diễn tập kéo dài 6 ngày. Hải quân Philippines cử tàu hộ vệ Gregorio del Pilar, 1 máy bay hải quân, lực lượng tàu-xuồng đặc biệt và tàu tuần tra BRP Edsa của Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines. Lực lượng tham gia diễn tập của Hải quân Mỹ có quy mô không lớn, chỉ có tàu khu trục Fitzgerald và hai tàu cứu hộ.

Bài viết cho rằng, so sánh theo chiều dọc, quy mô cuộc diễn tập lần này là chính quy, nhưng không phải là "siêu quy mô".

Năm 2011, cuộc diễn tập Carat giữa Mỹ-Philippines được tổ chức ở Palawan, tỉnh đảo phía nam Philippines, kéo dài 11 ngày. Quân Mỹ tham gia diễn tập trên 800 quân, điều động tàu khu trục tên lửa Aegis, tàu khu trục tên lửa Howard cùng với tàu chi viện hỗ trợ USS Guardian MCM-5.

Năm 2012, cuộc diễn tập Carat giữa Mỹ-Philippines tổ chức ở biển Mindanao, miền nam Philippines, kéo dài 9 ngày. Quân Mỹ cử 500 quân, máy bay săn ngầm P-3C và tàu Lực lượng bảo vệ bờ biển. Phía Philippines cử 450 quân, 4 tàu chiến hải quân, 1 tàu Lực lượng bảo vệ bờ biển.

Quân Mỹ tham gia diễn tập Carat 2013 với Philippines
Quân Mỹ tham gia diễn tập Carat 2013 với Philippines

Ngoài ra, trong cuộc diễn tập "Balikatan" tháng 4 năm nay, hai bên Mỹ, Philippines cùng cử 8.000 quân. Quy mô của Carat-2013 rõ ràng không thể so sánh với cuộc diễn tập quân sự Balikatan.

Mỹ không quá chú trọng Carat-2013 với Philippines

Ngoài Mỹ, Philippines, bên tham gia cuộc diễn tập "Carat-2013" còn có hải quân các nước Bangladesh, Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Thái Lan.

Theo bài viết, so sánh theo chiều ngang, quân Mỹ cũng hoàn toàn không dành sự quan tâm quá nhiều tới cuộc diễn tập quân sự Mỹ-Philippines lần này.

Trong cuộc diễn tập quân sự Carat-2013 với Indonesia vào tháng 5, Mỹ cử 1.000 binh sĩ tham gia. Còn trong cuộc diễn tập với Malaysia kết thúc vào tháng 6, quân Mỹ cử 1.200 nhân viên và tàu tuần duyên USS Freedom mới triển khai ở Đông Nam Á tham gia.

So với cuộc diễn tập quân sự Mỹ-Philippines lần này, binh lực được Mỹ cử tham gia diễn tập với các nước Đông Nam Á khác thậm chí nhiều hơn. Ngày 28 tháng 6, người phát ngôn quân Mỹ cũng cho biết, cuộc diễn tập không có liên quan đến vấn đề biển Đông, nhưng, không phải không có liên quan đến chiến lược "quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương" của Mỹ.

Trên thực tế, địa điểm diễn tập "Carat-2013" đã được xác định vào năm 2010. Cuộc diễn tập được tiến hành ở Subic, chỉ một bộ phận khoa mục tiến hành ở nơi cách bãi cạn Scarborough 108 km. Hiện nay, Mỹ và Philippines cũng đã xác nhận địa điểm diễn tập năm 2015.

Tàu tuần duyên USS Freedom tham gia diễn tập Carat 2013
Tàu tuần duyên USS Freedom tham gia diễn tập Carat 2013

Theo tuyên truyền của báo chí Trung Quốc, một mặt, Philippines ra sức phủ nhận cuộc diễn tập có liên quan trực tiếp tới bãi cạn Scarborough. Mặt khác, còn thông tin địa điểm cuộc diễn tập cách bãi cạn Scarborough chỉ 20 hải lý, có liên quan đến bãi cạn Scarborough là "thông tin giả".

Sau đó, truyền thông Philippines cũng đã liên kết cuộc diễn tập với bãi cạn Scarborough, thậm chí cho rằng, cuộc diễn tập được tổ chức ở vùng biển bãi cạn Scarborough.

Theo luận điệu tuyên truyền này, Philippines đang "đá chạm bóng", vừa không muốn thừa nhận trực tiếp cuộc diễn tập có liên quan đến bãi cạn Scarborough, nhưng vừa vui vẻ thấy cộng đồng quốc tế liên kết chúng với nhau.


* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

CÁC TIN BÀI ĐƯỢC BẠN ĐỌC QUAN TÂM

>> Hình ảnh mới nhất về siêu hạm USS Independence có thể có mặt ở Biển Đông

>> Thời báo Hoàn Cầu:Không tin Việt Nam có thể nâng cấp được xe tăng T-55

>> Sức mạnh siêu hạm đổ bộ Zurb của Hải quân Nga

>> Su-30MK2 của Việt Nam lại xuất hiện trên báo Trung Quốc

>> Siêu hạm tuần duyên, bảo vệ chủ quyền USS Freedom của Hải quân Mỹ

>> Báo Trung Quốc đăng ảnh phi đội trực thăng EC-225 mới của Việt Nam

>> Cận cảnh trực thăng tấn công AH-64 Apache của Lục quân Mỹ

>> Báo Trung Quốc: Việt Nam có khả năng công, thủ mạnh nhất ĐNA

>> Mãn nhãn với những hình ảnh siêu nét chụp tiêm kích F-35 của Mỹ

>> Xem các tàu ngầm tương lai của Hải quân Việt Nam

>> Thời báo Hoàn Cầu: Việt Nam đang đẩy nhanh xây dựng lực lượng hải quân

>> Các tuần tra hạm của Hải quân nhân dân Việt Nam

 >> Sức mạnh chiến hạm tên lửa Molnya của Hải quân Việt Nam  >> Cảnh sát biển Việt Nam tiếp nhận máy bay tuần tra biển CASA-212-400
 >> Báo Trung Quốc đăng ảnh các học viên tàu ngầm Việt Nam tại Nga  >> Thăm “vua” Đinh Tiên Hoàng tại quân cảng Cam Ranh
Đông Bình