Căng thẳng với Iran, Mỹ - Israel tung hoả mù khiến dư luận khó đoán

11/03/2012 06:05
Việt Dũng (Theo Tân Hoa xã)
(GDVN) - Mỹ có thể đã dùng “viện trợ quân sự” cho Israel để “đổi lấy thời gian” liên quan đến việc tấn công Iran.

Ngày 8/3, Mỹ và Israel tung hỏa mù trong vấn đề liên quan đến tấn công quân sự đối với các cơ sở hạt nhân của Iran. Đại sứ Iran tại Pháp A-hani thì quả quyết rằng, Israel sẽ không phát động không kích.

Ngày 5/3/2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Thủ tướng Israel tại Phòng bầu dục Nhà Trắng ở Washington.
Ngày 5/3/2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp Thủ tướng Israel tại Phòng bầu dục Nhà Trắng ở Washington.

Mỹ: "Cho anh vũ khí mới, trước hết đừng đánh Iran"

Mỹ không từ bỏ sự lựa chọn tấn công quân sự, nhưng trong giai đoạn hiện nay vẫn chủ trương áp dụng các biện pháp ngoại giao… “cánh cửa cơ hội” giải quyết khủng hoảng hạt nhân bằng con đường ngoại giao vẫn còn mở.

Ngày 8/3, người phát ngôn Nhà Trắng Carney “phủ nhận” thông tin Mỹ và Israel đã tiến hành “đổi chác” liên quan đến việc tấn công quân sự đối với Iran. “Trong cuộc họp của Tổng thống (Obama), không đề xuất hoặc đạt được thỏa thuận này”.

Báo chí Israel cùng ngày tiết lộ, trong thời gian thăm Mỹ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, phía Mỹ đề xuất cung cấp cho Israel bom xuyên lòng đất kiểu mới và máy bay tiếp dầu trên không tầm xa, đổi lấy việc Israel cam kết trong năm nay không tấn công quân sự đối với Iran.

Đáp lại, Carney đã nói là: “Đây không phải là chủ đề trong cuộc gặp của Tổng thống”, “không có thỏa thuận này”; “tôi là thư ký báo chí của Tổng thống... Đây là thông tin tôi được biết từ cuộc họp của Tổng thống”.

Khi được hỏi Thủ tướng Israel có đưa ra yêu cầu “trao đổi” trong các cuộc gặp với các quan chức Mỹ khác hay không, Carney cho biết: “Tôi đề nghị các bạn nên đi hỏi các quan chức khác”.

Bình luận viên Mỹ Knox nhận định, lời nói của Carney là sự “phủ nhận mà không phủ nhận” điển hình, Nhà Trắng có ý định để báo giới đưa ra những phỏng đoán về “viện trợ quân sự đổi lấy thời gian” khi tiết lộ thông tin và lịch trình thăm Mỹ của Thủ tướng Israel.

Đạn xuyên lòng đất MOP (Massive Ordnance Penetrator) - chương trình sau chiến tranh Iraq của Không quân Mỹ, nặng 13,6 tấn, có thể phá hủy công sự nằm sâu dưới mặt đất tới 60 m.
Đạn xuyên lòng đất MOP (Massive Ordnance Penetrator) - chương trình sau chiến tranh Iraq của Không quân Mỹ, nặng 13,6 tấn, có thể phá hủy công sự nằm sâu dưới mặt đất tới 60 m.

Theo lịch trình thăm Mỹ của Netanyahu được báo giới tiết lộ, sau khi ông gặp gỡ Tổng thống Obama ngày 6/3, chiều cùng ngày sẽ hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta. Sau khoảng 1 tiếng, Panetta đến Nhà Trắng gặp Obama.

Trước đó 1 ngày, Obama nói, Mỹ không từ bỏ sự lựa chọn tấn công quân sự, nhưng trong giai đoạn hiện nay vẫn chủ trương áp dụng các biện pháp ngoại giao.

Israel: Hiện nay không tấn công, tương lai không dễ nói

Sau 2 ngày thăm Mỹ trở về nước, ông Netanyahu đã trả lời phỏng vấn nhiều Đài truyền hình Israel, “thông báo” lập trường trong vấn đề Iran của Israel sau khi thăm Mỹ.

Về việc phải chăng sẽ tấn công quân sự đối với các cơ sở hạt nhân của Iran, Netanyahu nói với Kênh 10 rằng: “Tôi không cầm đồng hồ bấm giờ trong tay ... (tấn công quân sự Iran) không phải việc của vài ngày hoặc vài tuần, nhưng cũng không phải là việc của vài năm”.

Ông ngầm cho biết, Israel sẽ dành thời gian cho các biện pháp ngoại giao và trừng phạt kinh tế của các nước phương Tây đối với Iran. “Nếu việc này (vấn đề hạt nhân Iran) có thể giải quyết một cách hòa bình, nếu Iran quyết định chấm dứt chương trình  hạt nhân, chúng tôi sẽ vui mừng vì điều đó”.

Máy bay tiếp dầu trên không Boeing-707 của Không quân Israel tiếp dầu cho máy bay chiến đấu F-15I, thể hiện khả năng tác chiến tầm xa.
Máy bay tiếp dầu trên không Boeing-707 của Không quân Israel tiếp dầu cho máy bay chiến đấu F-15I, thể hiện khả năng tác chiến tầm xa.

Netanyahu cho biết, vị trí địa lý của Mỹ và Israel khác nhau, sức mạnh quốc gia khác nhau, cho nên thời gian biểu trong vấn đề Iran khác nhau. Ông cho Kênh 1 biết rằng: “Thời gian Mỹ ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân (bằng vũ lực) khác với thời gian của Israel”.

Các nước phương Tây như Mỹ, Israel khẳng định Iran bí mật nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân, hai nước đều không loại trừ sự lựa chọn tấn công quân sự đối với các cơ sở hạt nhân của Iran.

Iran: chúng tôi đã sẵn sàng, song anh sẽ không dám đánh

Đại sứ Iran tại Pháp A-hani quả quyết rằng, Israel sẽ không phát động không kích.

A-hani cho biết: “Mặc dù chúng tôi đã sẵn sàng, đề phòng tất cả mọi tình huống, chúng tôi hoàn toàn không tin (Israel sẽ sử dụng vũ lực)… Lý do là sử dụng vũ lực không những gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn cho khu vực này mà còn trên phạm vi thế giới. Vũ lực có thể gây ra hậu quả mang tính thảm họa khó đoán trước”.

Ngày 6/3, tại Washington, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã gặp gỡ Tổng thống Mỹ Barack Obama. Trước đó 1 ngày, Obama cho biết, Mỹ không từ bỏ lựa chọn tấn công quân sự, nhưng trong giai đoạn hiện nay vẫn chủ trương áp dụng các biện pháp ngoại giao.

Máy bay ném bom chiến lược B-52H của Mỹ.
Máy bay ném bom chiến lược B-52H của Mỹ.

Ngày 8/3, nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đã hoan nghênh phát biểu của Obama. Đài truyền hình quốc gia Iran dẫn lời Khamenei nói: “Hai ngày trước, chúng tôi đã nghe được Tổng thống Mỹ nói, không có ý định để sử dụng vũ lực chống lại Iran. Những lời nói này là đúng đắn, khôn ngoan, (Mỹ) đang từ bỏ ảo tượng (sử dụng vũ lực)”. Khamenei đồng thời cũng chỉ trích Mỹ tiếp tục trừng phạt Iran. Ông nói, điều này cho thấy Mỹ “vẫn đang ảo tưởng”.

Các nhà phân tích cho rằng, dù là các nước phương Tây hay Israel, một khi rơi vào vũng bùn chiến tranh đều sẽ khó có thể rút lui hoàn toàn. Eo biển Hormuz do Iran kiểm soát là tuyến đường trên biển duy nhất vận chuyển dầu mỏ từ khu vực vùng Vịnh đến các khu vực như Tây Âu, Mỹ và Nhật Bản.

Tuyến đường vận chuyển dầu mỏ này một khi bị cắt đứt bởi chiến tranh, chắc chắn sẽ gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng to lớn, khiến cho giá dầu quốc tăng vọt, không những tạo ra mối đe dọa chí tử cho nền kinh tế phương Tây, kinh tế thế giới cũng sẽ bị tác động nghiêm trọng.

Tên lửa đạn đạo tầm trung do Iran tự sản xuất.
Tên lửa đạn đạo tầm trung do Iran tự sản xuất.

Việt Dũng (Theo Tân Hoa xã)