Chùa Long Đọi Sơn (Hà Nam) - Linh thiêng cổ tự

15/04/2012 08:47
Phạm Hải
(GDVN) - Trải qua gần một nghìn năm lịch sử, chùa Long Đọi Sơn vẫn đứng vững như một chứng nhân trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc....

Chùa Long Đọi Sơn (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam) có tên chữ là Diên Linh tự. Chùa do Lý Thánh Tông và Vương phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng từ năm 1054 (do tể tướng Dương Đại Gia và mời thiên sư Đàm Cứu Chỉ đến trụ trì và tham gia xây dựng) (Ảnh: Đoàn Đức Thành).
Chùa Long Đọi Sơn (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam) có tên chữ là Diên Linh tự. Chùa do Lý Thánh Tông và Vương phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng từ năm 1054 (do tể tướng Dương Đại Gia và mời thiên sư Đàm Cứu Chỉ đến trụ trì và tham gia xây dựng) (Ảnh: Đoàn Đức Thành).
Đến đời Lý Nhân Tông, nhà vua này tiếp tục xây dựng phát triển và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh từ năm 1118 đến năm 1121. Chùa Long Đọi Sơn đứng vững hơn ba trăm năm. (Ảnh: Internet)
Đến đời Lý Nhân Tông, nhà vua này tiếp tục xây dựng phát triển và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh từ năm 1118 đến năm 1121. Chùa Long Đọi Sơn đứng vững hơn ba trăm năm. (Ảnh: Internet)
Ngôi chùa được xây dựng trên đỉnh núi, trong khuôn viên 2 hec-ta vườn rừng. Chùa quay về hướng nam, đúng như câu tục ngữ: "Đầu gối núi Đọi, chân dọi Tuần Vường, phát tích đế vương lưu truyền vạn đại" (Ảnh: Internet).
Ngôi chùa được xây dựng trên đỉnh núi, trong khuôn viên 2 hec-ta vườn rừng. Chùa quay về hướng nam, đúng như câu tục ngữ: "Đầu gối núi Đọi, chân dọi Tuần Vường, phát tích đế vương lưu truyền vạn đại" (Ảnh: Internet).
Ngay cổng chính, trước tòa tam bảo là nhà bia để tấm bia Sùng Thiện Diên Linh nổi tiếng. Khi xây xong chùa và tháp, nhà vua sai Thượng thư bộ Hình Nguyễn Công Bật soạn văn bia. Văn bia nguyên có tên là Đại Việt quốc dương gia đệ tứ Sùng Thiện Diên Linh tháp bi, được viết xong ngày 6 tháng 7 năm Tân Sửu (1121). Nội dung bài văn bia chủ yếu ca ngợi công lao tài trí của Lý Nhân Tông trong việc xây dựng, kiến thiết và đánh giặc giữ nước (Ảnh: Đoàn Đức Thành).
Ngay cổng chính, trước tòa tam bảo là nhà bia để tấm bia Sùng Thiện Diên Linh nổi tiếng. Khi xây xong chùa và tháp, nhà vua sai Thượng thư bộ Hình Nguyễn Công Bật soạn văn bia. Văn bia nguyên có tên là Đại Việt quốc dương gia đệ tứ Sùng Thiện Diên Linh tháp bi, được viết xong ngày 6 tháng 7 năm Tân Sửu (1121). Nội dung bài văn bia chủ yếu ca ngợi công lao tài trí của Lý Nhân Tông trong việc xây dựng, kiến thiết và đánh giặc giữ nước (Ảnh: Đoàn Đức Thành).
Đầu thế kỷ XV, khi giặc Minh xâm lược nước ta, chùa và tháp đã bị phá hủy hoàn toàn. Riêng bia Sùng Thiện Diên Linh vì không phá nổi, chúng đã lật đổ xuống bên cạnh núi. (Ảnh: Đoàn Đức Thành)
Đầu thế kỷ XV, khi giặc Minh xâm lược nước ta, chùa và tháp đã bị phá hủy hoàn toàn. Riêng bia Sùng Thiện Diên Linh vì không phá nổi, chúng đã lật đổ xuống bên cạnh núi. (Ảnh: Đoàn Đức Thành)
Mãi tới cuối thế kỷ XVI, vào năm 1591 đời Mạc Mậu Hợp, tức là gần 170 năm sau khi bị giặc Minh tàn phá, ngôi chùa bị bỏ phế hoàn toàn, nhân dân địa phương mới "dựng lại bia đổ, bắc lại xà nhà và những chỗ tường hư hỏng, làm cửa xây tường khiến cho sau hơn 500 năm, một nơi thắng cảnh trong chốn tùng lâm lại được mới mẻ" (Bài văn khắc mặt sau bia Sùng Thiện Diên Linh) (Ảnh: Phạm Hải)
Mãi tới cuối thế kỷ XVI, vào năm 1591 đời Mạc Mậu Hợp, tức là gần 170 năm sau khi bị giặc Minh tàn phá, ngôi chùa bị bỏ phế hoàn toàn, nhân dân địa phương mới "dựng lại bia đổ, bắc lại xà nhà và những chỗ tường hư hỏng, làm cửa xây tường khiến cho sau hơn 500 năm, một nơi thắng cảnh trong chốn tùng lâm lại được mới mẻ" (Bài văn khắc mặt sau bia Sùng Thiện Diên Linh) (Ảnh: Phạm Hải)
Vào năm Tự Đức thứ 13 (1860), chùa Đọi Sơn có sửa sang thượng điện, tiền đường, nhà tổ, siêu hương, gác chuông, nghi môn. Đến năm 1864, chùa lại tiếp tục sửa hành lang, đúc tượng Di Lặc, đúc khánh đồng và đúc khánh đá do sư tổ đời thứ 5 là Thích Chiếu Trường chủ trì xây dựng hoàn chỉnh 125 gian, từ đó trở thành trường Bắc Kỳ Phật giáo. Ngôi chùa lúc này được dựng theo kiểu nội công ngoại quốc (Ảnh: Internet).
Vào năm Tự Đức thứ 13 (1860), chùa Đọi Sơn có sửa sang thượng điện, tiền đường, nhà tổ, siêu hương, gác chuông, nghi môn. Đến năm 1864, chùa lại tiếp tục sửa hành lang, đúc tượng Di Lặc, đúc khánh đồng và đúc khánh đá do sư tổ đời thứ 5 là Thích Chiếu Trường chủ trì xây dựng hoàn chỉnh 125 gian, từ đó trở thành trường Bắc Kỳ Phật giáo. Ngôi chùa lúc này được dựng theo kiểu nội công ngoại quốc (Ảnh: Internet).
Từ dưới chân núi là 373 bậc thang bằng đá xẻ đá phiến nhẵn bóng dãn khách thập phương lên chùa Long Đọi Sơn. (Ảnh: Đoàn Đức Thành)
Từ dưới chân núi là 373 bậc thang bằng đá xẻ đá phiến nhẵn bóng dãn khách thập phương lên chùa Long Đọi Sơn. (Ảnh: Đoàn Đức Thành)
Từ dưới chân núi là 373 bậc thang bằng đá xẻ đá phiến nhẵn bóng dãn khách thập phương lên chùa Long Đọi Sơn. (Ảnh: Đoàn Đức Thành)
Từ dưới chân núi là 373 bậc thang bằng đá xẻ đá phiến nhẵn bóng dãn khách thập phương lên chùa Long Đọi Sơn. (Ảnh: Đoàn Đức Thành)
Chiếc chuông cổ được treo trong chùa Long Đọi Sơn (Ảnh: Internet)
Chiếc chuông cổ được treo trong chùa Long Đọi Sơn (Ảnh: Internet)
Lễ hội chùa Long Đọi Sơn được tổ chức hàng năm vào ngày 21 tháng 3 âm lịch đã trở thành một nét văn hoá tín ngưỡng lâu đời của người dân xã Đọi Sơn nói riêng và huyện Duy Tiên nói chung. Với mục đích nhằm quảng bá các công trình kiến trúc tại di tích lịch sử chùa Long Đọi Sơn, đồng thời khơi dậy truyền thống văn hoá dân tộc, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân và du khách thập phương (Ảnh: Phạm Hải).
Lễ hội chùa Long Đọi Sơn được tổ chức hàng năm vào ngày 21 tháng 3 âm lịch đã trở thành một nét văn hoá tín ngưỡng lâu đời của người dân xã Đọi Sơn nói riêng và huyện Duy Tiên nói chung. Với mục đích nhằm quảng bá các công trình kiến trúc tại di tích lịch sử chùa Long Đọi Sơn, đồng thời khơi dậy truyền thống văn hoá dân tộc, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân và du khách thập phương (Ảnh: Phạm Hải).
Lễ hội chùa Long Đọi Sơn được tổ chức hàng năm vào ngày 21 tháng 3 âm lịch đã trở thành một nét văn hoá tín ngưỡng lâu đời của người dân xã Đọi Sơn nói riêng và huyện Duy Tiên nói chung. Với mục đích nhằm quảng bá các công trình kiến trúc tại di tích lịch sử chùa Long Đọi Sơn, đồng thời khơi dậy truyền thống văn hoá dân tộc, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân và du khách thập phương (Ảnh: Phạm Hải).
Lễ hội chùa Long Đọi Sơn được tổ chức hàng năm vào ngày 21 tháng 3 âm lịch đã trở thành một nét văn hoá tín ngưỡng lâu đời của người dân xã Đọi Sơn nói riêng và huyện Duy Tiên nói chung. Với mục đích nhằm quảng bá các công trình kiến trúc tại di tích lịch sử chùa Long Đọi Sơn, đồng thời khơi dậy truyền thống văn hoá dân tộc, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân và du khách thập phương (Ảnh: Phạm Hải).
Các di vật của chùa Long Đọi còn giữ được như tấm bia Sùng Thiện Diên Linh, 6 pho tượng Kim Cương trong 8 pho có từ ngày xưa là những hiện vật rất quý báu đối với việc nghiên cứu văn hoá nước ta cách đây gần một thiên niên kỷ (Ảnh: Phạm Hải).
Các di vật của chùa Long Đọi còn giữ được như tấm bia Sùng Thiện Diên Linh, 6 pho tượng Kim Cương trong 8 pho có từ ngày xưa là những hiện vật rất quý báu đối với việc nghiên cứu văn hoá nước ta cách đây gần một thiên niên kỷ (Ảnh: Phạm Hải).
Chùa Long Đọi Sơn đã trải qua nhiều lần trùng tu, bên cạnh những kiến trúc pho tượng cũ, các kiến trúc pho tượng mới cũng được sắp đặt kỳ công và giữ được nét cổ kính lâu đời của ngôi chùa. Đã gần 1.000 năm qua chùa Long Đọi Sơn cùng với Đất nước, con người Việt Nam chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử và vẫn đứng sừng sững giữa đất trời làm rung động lòng người, thu hút khách tham quan du lịch (Ảnh: Internet).
Chùa Long Đọi Sơn đã trải qua nhiều lần trùng tu, bên cạnh những kiến trúc pho tượng cũ, các kiến trúc pho tượng mới cũng được sắp đặt kỳ công và giữ được nét cổ kính lâu đời của ngôi chùa. Đã gần 1.000 năm qua chùa Long Đọi Sơn cùng với Đất nước, con người Việt Nam chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử và vẫn đứng sừng sững giữa đất trời làm rung động lòng người, thu hút khách tham quan du lịch (Ảnh: Internet).
Phạm Hải