Chưa ra quyết định về số phận đập Xayaburi!

19/04/2011 18:39
Bốn thành viên của Ủy hội sông Mekong là Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan đã đi tới quyết định trên sau cuộc họp đặc biệt được tổ chức tại Thủ đô Vientine, Lào ngày 19/4.

Bốn thành viên của Ủy hội sông Mekong là Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan đã đi tới quyết định trên sau cuộc họp đặc biệt được tổ chức tại Thủ đô Vientine, Lào ngày 19/4 khi các bên tham gia không thống nhất được nên tiếp tục hay trì hoãn dự án đập Xayabouri.

Tại cuộc họp, phía Lào cho rằng không cần thiết phải mở rộng tiến trình tham vấn bởi điều này không cần thiết và sẽ không có tác tác động môi trường nào đối với các nước có sông Mekong chảy qua.
Vị trí các con đập đang được đề xuất xây dựng. Ảnh Tổ chức Sông ngòi Quốc tế
Vị trí các con đập đang được đề xuất xây dựng
Tuy nhiên, các quốc gia khác trong Ủy hội sông Mekong gồm Campuchia, Thái Lan và Việt Nam bày tỏ quan ngại đối với khoảng trống về công nghệ và các công trình nghiên cứu đối với dự án. Các nước này cho rằng dự án sẽ tác động đối với môi trường và đời sống người dân ven sông Mekong nên cần phải tiến hành tham vấn thêm.
Trưởng đoàn Lào Viraphonh Viravong nói: “Chúng tôi đánh giá cao tất cả các ý kiến. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ xem xét để giải đáp tất cả lo ngại”.  Trong khi, các quốc gia khác vẫn bày tỏ nhiều lo ngại về thiết kế đề xuất.
Phía Campuchia cho rằng phải cần thêm thời gian để thông báo về dự án và để nhà thiết kế có thể giải quyết các khoảng trống về yêu cầu công nghệ cũng như tham vấn các quốc gia thành viên khác cũng như công chúng.
Đoàn Việt Nam đề xuất hoãn hoãn việc xây đập trong vòng 10 năm để có những nghiên cứu đầy đủ hơn về tác động của các con đập tới môi trường và đời sống của người dân.
Trước đó một ngày, Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ  thuật Việt Nam đã tổ chức cuộc tòa đàm về vấn đề này.
TS Đào Trọng Tư, nguyên phó Tổng thư ký Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam đề xuất, Việt Nam nên “tăng cường hỗ trợ và viện trợ Lào nghiên cứu và xây dựng các thủy điện khác trên dòng nhánh sông Mekong xem như giải pháp “đền bù” hoặc giải pháp “cùng có lợi”.
Theo Bảo Minh/KH&ĐS