Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc không thể đuổi Mỹ ra khỏi Biển Đông - Đông Á

07/07/2015 07:14
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)
(GDVN) - Lòng tham "quyền lợi lịch sử" của Trung Quốc ở Biển Đông là không đáy, Trung Quốc không thể ngăn chặn Mỹ tiếp cận ở cự ly rất gần.
Tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc triển khai bất hợp pháp ở đá Vành Khăn, nơi Trung Quốc cưỡng chiếm của Việt Nam vào năm 1995 (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc triển khai bất hợp pháp ở đá Vành Khăn, nơi Trung Quốc cưỡng chiếm của Việt Nam vào năm 1995 (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 6 tháng 7 dẫn hãng tin VOA Mỹ ngày 3 tháng 7 đưa tin, quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ trở nên căng thẳng vì Biển Đông, vẫn không dịu đi sau khi kết thúc Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung-Mỹ gần đây.

Một chuyên gia vấn đề Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc còn chưa mạnh tới mức có thể được coi là "đối thủ cạnh tranh ngang hàng" với Mỹ trên toàn cầu. Ông cho rằng, hiện nay, Trung Quốc không có tham vọng, cũng không có năng lực đuổi Mỹ ra khỏi Đông Á.

Theo bài báo, trong một cuộc họp báo mới gần đây, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương, Thomas J. Christensen cho rằng, Trung Quốc thực sự gây ra thách thức an ninh cho Mỹ và đồng minh ở khu vực Đông Á, nhưng Trung Quốc còn chưa gây nguy hiểm cho vị thế lãnh đạo của Mỹ trên toàn cầu.

Thomas J. Christensen được cho là đại diện kiệt xuất thuộc "phái hiểu biết Trung Quốc" của Mỹ.

Trung Quốc tiến hành xây dựng bất hợp pháp ở đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (ảnh nguồn mạng sina Trung Quốc)
Trung Quốc tiến hành xây dựng bất hợp pháp ở đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (ảnh nguồn mạng sina Trung Quốc)

Ông nói: "Tôi cho rằng vấn đề này luôn bị đánh giá sai hoặc bị đánh giá thấp. Có người nói, thách thức thực sự là Trung Quốc tìm cách xua đuổi Mỹ ra khỏi khu vực (Đông Á) này, tôi không nhìn thấy cái này.

Còn có người nói, Trung Quốc muốn thay thế Mỹ trở thành lực lượng lãnh đạo toàn cầu. Tôi cho rằng hai cách nói này đều không chính xác...

Trung Quốc cũng không phải là đối thủ ngang hàng với Mỹ, bất kể về quân sự, kinh tế hay ngoại giao. (Trung Quốc) cũng không có nhiều khả năng nhanh chóng trở thành một đối thủ như vậy".

Trong cuốn sách mới "Thách thức của Trung Quốc: làm thế nào để gây ảnh hưởng tới sự lựa chọn của một nước lớn trỗi dậy", Thomas J. Christensen đã chủ yếu trình bày hai thách thức lớn, quan trọng gây ra cho Mỹ sau khi Trung Quốc trỗi dậy:

Thứ nhất, làm thế nào để Trung Quốc tin rằng, không cần phải thông qua uy hiếp hoặc vũ lực gây bất ổn cho khu vực Đông Á, loại thách thức này tương đối có thể kiểm soát.

Một phần đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Một phần đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Thứ hai, làm thế nào khuyến khích Trung Quốc, một nước đang phát triển, có đóng góp nhiều hơn cho quản trị toàn cầu. Đây là thách thức lớn nhất.

Ông cho rằng, thách thức của Trung Quốc ở Đông Á ở chỗ Trung Quốc thực sự đang phát triển sức mạnh quân sự có thực lực thật sự, họ cũng có biện pháp mới để đến bờ biển xa hơn, họ có thể làm cho việc triển khai quân sự của Mỹ, đặc biệt là việc triển khai của đồng minh trả giá nhiều hơn.

Ông giải thích, tình hình Đông Á hiện nay phải phức tạp hơn so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh, bởi vì ở Đông Á không có mặt trận rõ ràng, hơn nữa, tất cả các nước có yêu sách ở Biển Đông đều cho rằng mình đang bảo vệ quyền lợi nên thuộc về mình. Vì điều đó, họ sẽ không tiếc phải giả trá đắt.

Ở đây, lưu ý là, Việt Nam luôn chủ trương chủ quyền và các quyền lợi hợp pháp khác dựa trên các cơ sở pháp lý và lịch sử vững chắc. Trong khi đó, Trung Quốc dùng vũ lực để ăn cướp biển đảo của Việt Nam và các nước ven Biển Đông - PV.

Một phần đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Một phần đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Đối với vấn đề lấn biển xây đảo (bất hợp pháp của Trung Quốc) ở Biển Đông, Thomas J. Christensen cho rằng, Mỹ cần quan tâm đến hiệu quả thực tế, chứ không phải bản thân đảo nhân tạo.

Ông nói: "Mỹ nên cho Trung Quốc biết, tôi không cho rằng, anh làm như vậy sẽ đạt được rất nhiều hiệu quả. Điều này không thể ngăn chặn quân đội chúng tôi hành động với cự ly rất gần...".

Thomas J. Christensen cho rằng, để ứng phó với thách thức của Trung Quốc ở Đông Á, Mỹ cần tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương,

đồng thời cũng cần trợ giúp các đồng minh của Mỹ và các nước xung quanh Trung Quốc phát triển năng lực, hơn nữa Mỹ cũng cần dùng tư thế ngoại giao để làm cho Trung Quốc yên tâm rằng, Mỹ hoàn toàn không phải đang "ngăn chặn" Trung Quốc.

Một phần đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Một phần đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Ông còn cho rằng, Mỹ có thể gây ảnh hưởng tới sự lựa chọn của Trung Quốc là do Mỹ đứng ở vị trí cao hơn, bởi vì Mỹ có rất nhiều bạn bè, còn Trung Quốc rất ít.

Tuy nhiên, có chuyên gia cho rằng, quan điểm của Thomas J. Christensen hơi lạc quan. Lấy Biển Đông làm ví dụ, Patrick Cronin thuộc Trung tâm an ninh Mỹ mới (CNAS) cho rằng, hành động lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) của Trung Quốc tương đương với hành động bày trận trước của "cờ vây", là muốn tạo ra "sự thật đã rồi".

Patrick Cronin cho rằng: "Trung Quốc 'tiến 2 bước, lùi 1 bước', về tổng thể, là 'bố trận' của cờ vây. Đây là chiến lược điển hình của Trung Quốc. Trung Quốc đương nhiên không muốn tìm kiếm sử dụng vũ lực, đặc biệt là với một nước lớn như Mỹ".

Theo Patrick Cronin, lòng tham chính trị bảo vệ cái gọi là "quyền lợi lịch sử" của Trung Quốc ở Biển Đông là không đáy, mặc dù chưa chắc phải tìm kiếm chiến tranh, trong khi đó, Mỹ tuy cơ ý nguyện chính trị mạnh mẽ trong việc duy trì hiện trạng và quy tắc ở Biển Đông, nhưng lại có hạn.

Một phần đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Một phần đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Bài báo cho rằng, ngày 1 tháng 7, "Chiến lược quân sự quốc gia" mới do Lầu Năm Góc công bố cho rằng, hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông làm cho Mỹ lo ngại. Ngoài ra, Trung Quốc được cho là có thể tạo ra mối đe dọa đối với Mỹ. 

Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)