Chuyên gia Nga: 7 tên lửa của Mỹ mới hy vọng hạ được 1 quả Topol-M

03/04/2013 10:27
Quân Cơ
(GDVN) - Cựu Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược của quân đội Nga từ 1994 đến 1996 đã bình luận như vậy.
Vụ phóng thử tên lửa đạn đạo chiến lược xuyên lục địa Topol M RS 12M do Lực lượng tên lửa chiến lược (RVSN) của Moscow thực hiện triển khai tại khu vực Arkhangelsk. (ảnh tư liệu năm 2012)
Vụ phóng thử tên lửa đạn đạo chiến lược xuyên lục địa Topol M RS 12M do Lực lượng tên lửa chiến lược (RVSN) của Moscow thực hiện triển khai tại khu vực Arkhangelsk. (ảnh tư liệu năm 2012)

Báo Ria Novosti của Nga dẫn lời một chuyên gia quân sự của nước này cho hay, quân đội Mỹ cần ít nhất từ 5 đến 7 quả tên lửa đánh chặn bố trí dưới mặt đất mới có hy vọng bắn chặn được 1 quả tên lửa xuyên lục địa Topol-M của Moscow.

Cựu Thượng tướng Viktor Yesin - nguyên Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược của quân đội Nga từ 1994 đến 1996 đã  bình luận như vậy tại một cuộc hội thảo do báo Ria Novosti mới vừa tổ chức.

"Từ những thông tin và liên lạc tôi có được qua trao đổi với giám đốc Cơ quan phòng thủ tên lửa của Bộ Quốc phòng Mỹ, tôi biết rằng người Mỹ phải cần đến từ 5 đến 7 quả tên lửa đánh chặn để bắn hạ được 1 quả tên lửa Topol-M của Nga trong tình huống có xung đột".

Tuy nhiên, Thượng tướng Viktor Yesin đã không tiết lộ chi tiết các liên hệ mà ông nói là có với Cơ quan phòng thủ tên lửa của Bộ Quốc phòng Mỹ. Việc cựu tướng Viktor Yesin biết được thông tin này từ Cơ quan phòng thủ tên lửa của Bộ Quốc phòng Mỹ khi nào cũng không được ông đề cập thêm.

Theo ông Viktor Yesin, quân đội Mỹ đã từng bố trí 30 quả tên lửa đánh chặn dưới mặt đất trong đó có 26 quả ở bang Alaska và 4 quả ở California để phòng thủ.

Tên lửa xuyên lục địa Topol-M của quân đội Nga
Tên lửa xuyên lục địa Topol-M của quân đội Nga

Nhưng, theo cựu quan chức quân đội Nga việc đề phòng này của Washington chỉ có hiệu quả trong "giới hạn".

Tướng Viktor Yesin cũng cho biết thêm rằng các cuộc đàm phán về phong thủ giữa Nga và Mỹ cho đến nay vẫn không đạt nhiều kết quả tích cực và việc đề phòng vũ khí tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Nga vẫn đang được Mỹ tiến hành.

Giữa tháng 3 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng đã đưa ra tuyên bố nói rằng giai đoạn cuối cùng của việc bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa ở miền Trung châu Âu đã bị hủy nỏ và những tên lửa đánh chặn này được đưa về triển khai ở Alaska.

Vụ phóng thử tên lửa đạn đạo chiến lược xuyên lục địa Topol M RS 12M do Lực lượng tên lửa chiến lược (RVSN) của Moscow thực hiện triển khai tại khu vực Arkhangelsk. (ảnh tư liệu năm 2012)
Vụ phóng thử tên lửa đạn đạo chiến lược xuyên lục địa Topol M RS 12M do Lực lượng tên lửa chiến lược (RVSN) của Moscow thực hiện triển khai tại khu vực Arkhangelsk. (ảnh tư liệu năm 2012)

Sự thay đổi liên quan đến chương trình phòng thủ tên lửa Mỹ được giới chức quân sự Washington cho là để nhằm vào các mối đe dọa tên lửa của Bắc Triều Tiên, nhưng, trên thực tế tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng có lẽ chỉ là cái cớ để người Mỹ bố trí tên lửa đánh chặn ở Alaska để đề phòng tên lửa Nga.

Cách đây 2 tuần, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nga - Anatoly Antonov đã nói rằng các quan chức an ninh của Nga và Mỹ sẽ tiến hành các cuộc gặp gỡ và bàn thảo trong vòng vài tháng tới để bàn về ảnh hưởng của những diễn biến mới trong tình hình hiện nay.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nga - Anatoly Antonov thông báo rằng đàm phán Nga - Mỹ sẽ được tổ chức tại một diễn đàn an ninh ở Moscow và sẽ diễn ra từ ngày 23 đến 24/5 tới đây.

Đặc điểm, tính năng của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M
Đặc điểm, tính năng của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M


Quân Cơ