Cường quốc quân sự hàng đầu châu Á vẫn đang thuộc về Nhật Bản

14/12/2013 10:14
Việt Dũng
(GDVN) - Nhật Bản vượt xa Trung Quốc về huấn luyện và khoa học công nghệ, trong khi Mỹ sẽ đứng về phía Nhật Bản trong bất cứ cuộc xung đột nào với Trung Quốc.
Nhật Bản diễn tập nhảy dù (ảnh tư liệu)
Nhật Bản diễn tập nhảy dù (ảnh tư liệu)

Mạng "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 13 tháng 12 đưa tin, theo báo chí nước ngoài, dư luận phổ biến cho rằng, Trung Quốc là cường quốc quân sự số một châu Á. Nhưng vẫn chưa nhanh đến như vậy. Trên thực tế, danh hiệu này thuộc về Nhật Bản.

Trang mạng "The Christian Science Monitor" Mỹ ngày 11 tháng 12 cho rằng, Hiến pháp sau chiến tranh của Nhật Bản khẳng định "(Nhật Bản) vĩnh viễn từ bỏ phát động chiến tranh" - một quyền lợi của quốc gia có chủ quyền, quân đội của họ cũng được mang tên là "Lực lượng Phòng vệ". Nhưng, chuyên gia quân sự nổi tiếng châu Á Wortzel gần đây cho rằng, "không nên bị những điều này che đậy".

Theo bài báo, nói về quân số, Nhật Bản thực sự kém rất nhiều. Số lượng quân nhân của Nhật Bản chỉ bằng 1/10 của Trung Quốc, số lượng máy bay chiến đấu bằng 1/5 của Trung Quốc, trọng tải hạm đội bằng một nửa của Trung Quốc.

Bài báo chỉ ra, nhưng, về các nhân tố then chốt trong chiến tranh hiện đại như huấn luyện và khoa học công nghệ, Nhật Bản đã vượt xa Trung Quốc. Nếu xảy ra xung đột trên biển do tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, các hành động/chiến dịch của Nhật Bản sẽ chiếm thế thượng phong.

Ngoài ra, theo bài báo, nếu xảy ra bất cứ cuộc xung đột quân sự nào, Mỹ hầu như nhất định sẽ đứng về phía Nhật Bản. Tuy những năm gần đây Trung Quốc ra sức đẩy nhanh xây dựng vũ trang, nhưng, một báo cáo gần đây của Hội đồng Đối ngoại Mỹ cho rằng, "Trung Quốc ít nhất lạc hậu so với Mỹ 20 năm về khoa học công nghệ và thực lực quân sự".

Máy bay chiến đấu F-15J Nhật Bản
Máy bay chiến đấu F-15J Nhật Bản

Ngoài ra, tờ "Yomiuri Shimbun" Nhật Bản ngày 12 tháng 12 cho rằng, đối mặt với việc Trung Quốc tăng cường thực lực Hải, Không quân, Quân đội Mỹ cũng đang từng bước thúc đẩy tổ chức lại lực lượng chiến đấu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tỷ lệ tàu chiến triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong tổng số tàu chiến của quân Mỹ trên toàn cầu sẽ từ 50% hiện nay tăng lên 60% vào năm 2020.

Quân Mỹ còn đưa ra tư tưởng "tác chiến hợp nhất trên biển-trên không" tấn công cự ly xa lấy Hải, Không quân làm trung tâm, đồng thời đang nghiên cứu phát triển máy bay không người lái trang bị cho tàu sân bay và tên lửa hành trình mới.

Theo bài báo, chính phủ hai nước Nhật-Mỹ đã xác định sẽ hoàn thành Nguyên tắc hợp tác phòng vệ Nhật Mỹ trước cuối năm 2014. Trong quá trình này, dự kiến hoạt động trên biển của Trung Quốc và Nhật-Mỹ sẽ ứng phó thế nào khi biển Hoa Đông có sự cố trở thành vấn đề tiêu điểm, người ta sẽ chờ đợi quan sát việc nâng cao năng lực ngăn chặn đối với Trung Quốc.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu Nhật Bản
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu Nhật Bản
Việt Dũng