Đã có gần 50/15.000người tử vong vì dịch tay chân miệng

19/07/2011 23:14
(GDVN) – Cả nước đã có gần 50 trường hợp tử vong trong tổng số hơn 15.000 trường hợp nhiễm dịch bệnh tay - chân - miệng chủ yếu là trẻ em ở các tỉnh phía Nam.

(GDVN) – Cả nước đã có gần 50 trường hợp tử vong trong tổng số hơn 15.000 trường hợp nhiễm dịch bệnh tay - chân - miệng. Trong đó, bệnh nhân chủ yếu là trẻ em ở các tỉnh phía Nam.

{iarelatednews articleid='3687,7460,3073,665,641'}

Sở Y tế Hà Nội, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo Trung tâm y tế các quận, huyện tích cực triển khai các biện pháp truyền thông phòng chống dịch bệnh tay – chân – miệng (TCM).

Theo văn bản chỉ đạo cho biết, hiện nay, dịch bệnh TCM đã xuất hiện và lan nhanh ở một số tỉnh, thành phố trong cả nước.

alt
Những biểu hiện của bệnh tay chân miệng. (Ảnh minh họa, nguồn Internet)

Sở Y tế Hà Nội và Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Hà Nội đề nghị các đơn vị trên địa bàn TP khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch nhằm ngăn chặn, khống chế không để dịch bệnh lây lan rộng ra cộng đồng.

Đồng thời tuyên truyền cho người dân nâng cao nhận thức tự phòng bệnh bằng cách: giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà cửa và lớp học; thực hiện ăn chín, uống sôi, sử dụng nguồn nước sạch trong ăn uống, sinh hoạt và đảm bảo ATVSTP, rửa tay kỹ bằng xà phòng nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…

Bên cạnh đó, cần triển khai công tác giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch không cho dịch lan rộng ra cộng đồng dân cư.

Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2 – 4 và từ tháng 9 – 12 trong năm. Bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt lúc trẻ bệnh ho, hắt hơi.

Biểu hiện của bệnh:

- Thời gian ủ bệnh: từ 3 – 6 ngày.

- Sốt: có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39- 400C.

- Đau họng, chảy nước bọt liên tục.

- Biếng ăn hoặc bỏ ăn.

- Khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường.

- Sang thương da, niêm chủ yếu nằm ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.

- Sang thương ở miệng đa số là những vết loét đỏ (do các bóng nước vỡ ra), đường kính 2-3mm ở vòm họng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi.

- Sang thương ở da: thường là bóng nước, có đường kính 2 – 10mm, hình bầu dục, hoặc hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da trên nền hồng ban, không đau, khi bóng nước khô để lại vết thâm da.

- Chú ý: có một số trường hợp không điển hình chỉ có loét miệng, sang thương da rất ít, hoặc không rõ ràng dạng bóng nước, mà chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban.

Biện pháp phòng ngừa:

- Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu, sau khi mặc, thay tả, hoặc sau khi tiếp xúc với những vết loét, phân, nước tiểu, nước bọt của trẻ bệnh.

- Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà bằng dung dịch sát khuẩn.

- Cách ly trẻ bệnh để tránh tình trạng bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng.

Nguyễn Vũ