Danh sách vũ khí xuất khẩu tốt nhất của Nga: có loại hơn cả Su-30

20/08/2013 09:12
Việt Dũng
(GDVN) - Những vũ khí trang bị Nga được nước ngoài hoan nghênh nhất lần lượt là trực thăng Ka-52, Mi-28, máy bay Su-30, tên lửa S-300, máy bay IL-76, tàu 11356.
Máy bay trực thăng tấn công Ka-52 do Nga chế tạo
Máy bay trực thăng tấn công Ka-52 do Nga chế tạo

Mạng sina Trung Quốc ngày 19 tháng 8 có bài viết nhan đề “Xuất hiện danh sách những vũ khí bán chạy nhất của Nga: Có loại trang bị hơn cả Su-30”. Bài viết dẫn báo Nga mới đây cho rằng, vai trò ảnh hưởng của Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga tiếp tục được tăng cường, vũ khí trang bị do Nga chế tạo xuất khẩu ra nước ngoài tăng lên hàng năm.

Thu nhập xuất khẩu của công ty năm 2003 hơn 5 tỷ USD, năm 2012 tăng kỷ lục đạt 12,9 tỷ USD. Nửa đầu năm nay (2013) công ty đã ký hợp đồng 6,5 tỷ USD. Hiện nay, tổng trị giá đơn đặt hàng của công ty dự đoán trên 35 tỷ USD, tổng trị giá chương trình hợp đồng thảo luận với khách hàng nước ngoài dự đoán khoảng 20 tỷ USD.

Su-30MK2 của Không quân Việt Nam
Su-30MK2 của Không quân Việt Nam


Báo Nga gần đây đã lựa chọn ra danh sách những vũ khí xuất khẩu của Nga được nước ngoài hoanh nghênh nhất, máy bay trực thăng vũ trang Mi-28 và Ka-52 đứng đầu, sau đó lần lượt là máy bay tiêm kích Su-30, tên lửa phòng không S-300, máy bay vận tải IL-76 và tàu hộ vệ Type 11356, trong đó đa số sản phẩm được bán rất nhiều cho Trung Quốc và Ấn Độ. Tình hình cụ thể như sau:

Máy bay trực thăng Ka-52 và Mi-28

Ngày 17 tháng 6, tại Triển lãm Le Bourget, Paris, Pháp, Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga đã ký hợp đồng xuất khẩu đầu tiên cung ứng máy bay trực thăng Ka-52 và Mi-28 cho Iraq, nền tảng là thỏa thuận Iraq nhập khẩu vũ khí và trang bị quân sự Nga trị giá 4,3 tỷ USD vào tháng 10 năm 2012. Máy bay trực thăng Ka-52 xuất khẩu, cung ứng lần đầu tiên, còn máy bay trực thăng Mi-28 trước đó đã bán cho Iraq.

Máy bay trực thăng vũ trang Mi-28P Havoc do Nga chế tạo
Máy bay trực thăng vũ trang Mi-28P Havoc do Nga chế tạo

Máy bay trực thăng tác chiến tấn công Ka-52 Alligator là sản phẩm hoàn thiện của Ka-50 Black Shark, từ tháng 11 năm 2011 gia nhập lực lượng hàng không Quân đội Nga. Mi-28 là máy bay trực thăng tấn công thế hệ thứ tư, có thể tìm kiếm và tiêu diệt xe tăng và các xe bọc thép khác, mục tiêu trên không tốc độ thấp và sinh lực địch trong điều kiện đối kháng hỏa lực.

Máy bay tiêm kích Su-30

Năm 2011 và năm 2012, Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga cung ứng lượng lớn máy bay tiêm kích đa năng dòng Su-30 cho Ấn Độ và Việt Nam.

Hàng cung ứng cho Ấn Độ chủ yếu là các bộ kiện kỹ thuật máy bay, giúp Ấn Độ lắp ráp sản xuất, hiện đã sản xuất theo giấy phép 42 máy bay chiến đấu Su-30MKI, tổng kim ngạch hợp đồng có liên quan là 1,6 tỷ USD.

Năm 2011, công ty bàn giao cho Việt Nam 8 máy bay tiêm kích Su-30MK2, trước đó Việt Nam đã mua 12 máy bay tiêm kích Su-27SK/UBK và 4 máy bay tiêm kích Su-30MK2.

Việt Nam sở hữu 12 máy bay tiêm kích Su-27SK/UBK và 12 máy bay tiêm kích Su-30MK2 do Nga chế tạo
Việt Nam sở hữu 12 máy bay tiêm kích Su-27SK/UBK và 12 máy bay tiêm kích Su-30MK2 do Nga chế tạo

Trước đây, công ty còn xuất khẩu máy bay tiêm kích dòng Su-30 cho các nước khác, Trung Quốc đã mua 73 máy bay tiêm kích Su-30MKK và 24 máy bay tiêm kích Su-30MK2, Venezuela đã nhập khẩu 24 máy bay tiêm kích Su-30MK2V, Malaysia đã nhập khẩu 18 máy bay tiêm kích Su-30MKM, Uganda đã mua 6 máy bay tiêm kích Su-30MK2, Indonesia đã trang bị 5 máy bay chiến đấu Su-30MK/MK2.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300

Hệ thống tên lửa phòng không do Nga chế tạo là sản phẩm tốt nhất, thực sự là “độc nhất vô nhị”, nhu cầu xuất khẩu luôn khá cao. Hệ thống tên lửa phòng không dòng S-300 có thể đánh chặn các loại mục tiêu trên không từ tầng trời thấp đến tầng trời siêu cao, có thể phá hủy các mục tiêu đạn đạo và động lực học, có thể bảo vệ các mục tiêu hành chính và công nghiệp lớn, các căn cứ quân sự và sở chỉ huy, ngăn chặn những cuộc tấn công vũ khí “đường không” của kẻ thù.

Hiện nay, Nga đang tìm cách khôi phục hợp đồng cung ứng S-300 trị giá 800 triệu USD với Iran. Hợp đồng này ký kết vào năm 2008, sau đó dưới sức ép của Mỹ, sau khi Liên hợp quốc đưa ra nghị quyết trừng phạt, đến nay vẫn chưa giao lô vũ khí này cho Iran. Hiện nay, rất nhiều nước đều đã trang bị tên lửa S-300, gồm có Croatia, Slovakia, Syria, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc…

Hệ thống tên lửa phòng không S-300 do Nga chế tạo.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 do Nga chế tạo.

Máy bay vận tải IL-76

Năm 2013, Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga bắt đầu bàn giao một lô 10 máy bay vận tải quân dụng IL-76MD cho Trung Quốc, tổng trị giá hợp đồng chưa rõ. Các loại máy bay vận tải IL-76 là nền tảng của lực lượng hàng không vận tải quân sự của Nga và Ukraine, các nước khác của Công đồng các quốc gia độc lập, Algeria, Ấn Độ, Jordan, Iran, Iraq, Trung Quốc, Libya, CHDCND Triều Tiên, Syria.

Máy bay vận tải IL-76 cũng từng tích cực tham gia chiến tranh của Quân đội Liên Xô tại Afghanistan, đã khẳng định có hiệu quả tương đối cao, trong thời gian chiến tranh tổn thất tổng cộng 2 chiếc. Hiện nay, trên phạm vi thế giới, có vô số công ty thương mại còn đang sử dụng máy bay vận tải IL-76 phiên bản dân dụng.

Máy bay vận tải IL-76 do Nga chế tạo
Máy bay vận tải IL-76 do Nga chế tạo

Tàu hộ vệ Type 11356

Năm 2013, Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga đã bàn giao cho Ấn Độ chiếc cuối cùng mang tên Trikand của lô 3 tàu hộ vệ lớp Talwar Type 11356 thứ hai, 2 chiếc trước đã bàn giao vào tháng 4 và tháng 9 năm 2012. Trước đây, Hải quân Ấn Độ đã trang bị lô 3 tàu hộ vệ Type 11356 đầu tiên. Trong lịch sử hợp tác kỹ thuật quân sự 45 giữa hai nước, Hải quân Ấn Độ tổng cộng đã nhận được hơn 70 tàu chiến do Liên Xô/Nga chế tạo.

Tàu hộ vệ tên lửa Type 11356 do Cục thiết kế Phương Bắc, St. Petersburg nghiên cứu chế tạo, chủ yếu được dùng cho các hành động tác chiến biển xa, có thể độc lập hoặc liên hợp tác chiến, có thể làm tàu chiến hộ tống biên đội tàu chiến, có thể tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm địch, cung cấp chống hạm, phòng không và phòng thủ săn ngầm cho tàu chiến trên biển, hỗ trợ cho các hành động chiến đấu của lục quân, bảo đảm cho binh sĩ thủy quân lục chiến tác chiến đổ bộ.

Tàu hộ vệ Type 11356 của Hải quân Ấn Độ, do Nga chế tạo
Tàu hộ vệ Type 11356 của Hải quân Ấn Độ, do Nga chế tạo
* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook
Việt Dũng