GS Đặng Hùng Võ:"Một bộ phận người dùng facebook đã vượt quá giới hạn"

21/11/2012 07:06
Liễu Phạm
(GDVN) - Trao đổi với phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, GS Đặng Hùng Võ bày tỏ sự đồng tình trước ý kiến cho rằng, một bộ phận người dùng facebook hiện nay có nhiều nội dung vượt quá giới hạn, trái với thuần phong mỹ tục dân tộc.
Xung quanh ý kiến của độc giả Phạm Quốc Dũng với nội dung "Cần phải chấm dứt ngay hoạt động của facebook tại Việt Nam", tòa soạn đã nhận được hàng nghìn comment, email phản hồi của độc giả.
GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường. (Ảnh: Internet)
GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường. (Ảnh: Internet)
Để rộng đường dư luận, PV Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường về vấn đề này.
Không nên cấm hoạt động facebook tại Việt Nam Tham gia vào cộng đồng facebook Việt Nam từ năm 2008, GS. Đặng Hùng Võ cho biết: “Tôi coi facebook là phương tiện liên hệ thông tin, thảo luận các vấn đề liên quan trong công việc, cũng như trao đổi những câu chuyện đời tư”. Là một người hoạt động trong lĩnh vực xã hội, Giáo sư Võ cho hay, ông coi facebook như chiếc cầu nối hiệu quả nhất để gần hơn với mọi người. “Facebook là môi trường tiếp cận gần nhất với thế giới, bạn vè và tri thức, vì thế những lúc rảnh rỗi, ngoài thời gian đọc sách và gặp gỡ bạn bè, tôi thường dành thời gian vào facebook.. Điều thuận tiện là nó không phụ thuộc vào khoảng cách. E-mail là môi trường offline vì thế mà việc sử dụng facebook hiệu quả và tiện lợi hơn rất nhiều", GS Võ chia sẻ. Trước ý kiến của độc giả Phạm Quốc Dũng về việc “Cần phải chấm dứt ngay hoạt động facebook tại Việt Nam”, GS. Đặng Hùng cho rằng: “Cấm dùng facebook thể hiện nét văn hóa ấu trĩ. Và theo tôi thì đó là việc làm không thể. Trước vô vàn những lợi ích mà facebook mang lại cho con người, thì tại sao lại nhìn vào một số điểm bất cập. Do một bộ phận người sử dụng không tốt mang lại, mà quy kết trách nhiệm toàn bộ như vậy là không nên".
Ảnh: minh họa, nguồn internet
Ảnh: minh họa, nguồn internet
Một bộ phận người dùng facebook có nhiều nội dung đã vượt quá giới hạn
GS Võ bày tỏ sự đồng tình trước ý kiến cho rằng, một bộ phận người dùng facebook hiện nay có nhiều nội dung vượt quá giới hạn, trái với thuần phong mỹ tục dân tộc.
Theo luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Trưởng văn phòng luật sư Đức Thịnh (Hà Nội): “Nếu ai mà lên các diễn đàn nói xấu cá nhân hay cơ quan nào đó mà không đúng sự thật, có tính chất bịa đặt hoặc vu khống gây thiệt hai đến uy tín, danh dự cá nhân, cơ quan đó thì có thể xem xét ở hành vi phạm tội vu khống”.
"Thực tế, trong quá trình sử dụng facebook có xuất hiện những trường hợp hội, nhóm có biểu hiện thiếu văn hóa, bôi nhọ chính trị. Tuy nhiên, việc dùng facebook làm việc liên quan đến chính trị là nhược điểm”. Giáo sư Võ nhấn mạnh. Cũng theo ông Võ, để hạn chế tình trạng xuất hiện các hội, nhóm sử dụng facebook vào mục đích xấu như trên: “Lãnh đạo hay các chính trị gia cần phải làm tốt công việc của mình. Như vậy, các hội nhóm có biểu hiện thiếu văn hóa sẽ không còn cơ hội hoạt động. Đồng thời, quá trình dân chủ rộng rãi đòi hỏi dân trí phải cao. Chửi nhau trên facebook là nét văn hóa không đẹp”. Trở lại vấn đề ý thức của người sử dụng facebook, GS. Đặng Hùng Võ bày tỏ quan điểm của mình: “Cần giáo dục ý thức tiếp cận thông tin từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hình thành một văn hóa nền từ hệ thống giáo dục. Đặc biệt, cải cách giáo dục đang là một vấn đề cấp thiết Như vậy, không thể đổ lỗi cho một cá nhân, hay một nguyên nhân nào. Nếu việc ngưng sử dụng facebook được thực hiện, thì đó chỉ là biện pháp tức thì. Muốn giải quyết vấn đề tận gốc phải cần đến giáo dục. Giáo dục ý thức người dùng, giáo dục ý thức cách tiếp cận và xử lý thông tin. Để có được nét đẹp văn hóa trong đời đại thông tin mở như hiện nay"."Các cá nhân tổ chức nếu bị bôi nhọ trên Facebook có quyền khởi kiện"
Liên quan đến vấn đề nóng của xã hội như giao thông thời gian qua nhiều cá nhân, hội nhóm đã lợi dụng quyền tự do thông tin để đưa ý kiến, lời nói, hình ảnh nhằm bôi xấu, xuyên tạc nhiều nội dung và thậm chí còn bôi xấu lãnh đạo cấp cao của nhà nước nhất là Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng tại một số trang facebook cá nhân và hội nhóm. Về vấn đề này theo Luật sư Trần Đình Triển cần phải điều tra xử lý nghiêm những kẻ đưa thông tin hoặc có lời lẽ, hình ảnh bêu xấu xúc phạm này. Cái khó trong việc quản lý mạng xã hội Facebook theo Luật sư Triển chính là việc nó là trang mạng xã hội toàn cầu đa ngôn ngữ thao tác lập tài khoản trên mạng xã hội này đơn giản. Vì vây ai cũng có thể có một tài khoản trên Facebook không kể già trẻ lớn bé, cùng với việc nhiều đối tượng xấu đã tha hồ dùng những từ ngữ tục tĩu, thóa mạ các các nhân, tổ chức.
Theo Luật sư Trần Đình Triền với những cá nhân tổ chức bị kẻ xấu cố tình đưa sai lệch nhằm bôi nhọ ảnh hưởng đến danh dự, công việc có quyền đưa đơn gửi cơ quan Cảnh sát điều tra tố cáo về hành vi này. Sau đó phía cơ quan Công an sẽ tiến hành điều tra xác minh làm rõ vấn đề xem mức ảnh hưởng đưa ra cách xử lý như xử phạt hành chính, truy tố trách nhiệm hình sự.  Cũng theo Luật sư Trần Đình Triển hiện nay để đối phó với tổ chức tội phạm mượn danh nghĩa các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử để thực hiện hành vi phạm pháp như buôn bán nội tạng, ma túy, buôn bán phụ nữ trẻ em hay tổ chức phản động chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ Nghĩa việt Nam. Tổng Cục Cảnh sát – Bộ Công an đã thành lập Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao để phòng chống các loại tội phạm sử dụng tội phạm sử dụng công nghệ cao theo quy định của Pháp luật.

"Nếu như bạn phát ngôn trên facebook của cá nhân hoặc tổ chức mà khi lời nói đó được nhiều người truyền cho nhau và trở thành một diễn đàn, làm ảnh hưởng xấu đến nhiều người, khiến cho uy tín cũng như danh dự của một cá nhân hay cơ quan nào đó bị giảm đi thì lúc đó có thể xem xét trách nhiệm của người phát ngôn”_Luật sư Nguyễn Văn Tú, giám đốc C.ty Luật Fanci Hà Nội nhận định.
Độc giả đóng góp ý kiến xin gửi về báo Giáo dục Việt Nam theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Liễu Phạm