Hà Nội: Chính thức lưu thông qua cầu vượt Trần Khát Chân – Đại Cổ Việt

30/08/2013 09:08
Trần Kháng
(GDVN) - Sáng nay (30/8), cây cầu vượt nhẹ qua nút giao thông Đại Cổ Việt – Trần Khát Chân (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã chính thức khánh thành và được đưa vào lưu thông để tránh tai nạn và giảm ùn tắc tại nút giao thông này.
Sáng nay, Sở GTVT Hà Nội đã chính thức phát lệnh lưu thông qua cây cầu vượt nhẹ Đại Cổ Việt – Trần Khát Chân.
Sáng nay, Sở GTVT Hà Nội đã chính thức phát lệnh lưu thông qua cây cầu vượt nhẹ Đại Cổ Việt – Trần Khát Chân.

Cầu vượt Đại Cổ Việt – Trần Khát Chân là cây cầu vượt nhẹ thứ 6 được khánh thành đưa vào sử dụng ở Thủ đô. Việc xây dựng các cầu vượt nhẹ được UBND TP coi là một trong các giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn và ùn tắc tại các nút ngã tư, điểm đen về giao thông trên địa bàn thành phố.

Cây cầu vượt Đại Cổ Việt – Trần Khát Chân được khánh thành đúng vào dịp cả nước kỉ niệm 68 năm Quốc Khánh (2/9/145 – 2/9/2013). Cầu có chiều dài hơn 350 mét, với 2 làn xe ôtô và 2 làn xe hỗn hợp (xe buýt được phép lưu thông), tổng mức đầu tư 181 tỷ đồng.

Thời gian qua, việc đưa vào khai thác sử dụng 5 cầu vượt nhẹ tại nút giao Thái Hà - Chùa Bộc, Thái Hà – Láng Hạ, Lê Văn Lương – Láng, Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng… đã góp phần giảm đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông tại nút trong giờ cao điểm. Bên cạnh đó, giao Sở GTVT hoàn tất việc xây dựng cầu vượt tại nút giao Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai vào đúng dịp 10/10/2013 .

Đồng thời, hoàn thiện thủ tục để khởi công cầu vượt chuẩn bị triển khai xây dựng cầu vượt tại các nút giao Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Sơn, Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch và tiếp tục nghiên cứu lập dự án tại một số nút giao khác đang xảy ra ùn tắc.  

Ghi nhận của PV Báo Giáo dục Việt Nam trong giờ cao điểm buổi sáng, sau khi cầu vượt được đưa vào sử dụng, giao thông tại đây đã trở nên thông thoáng hơn. Tình trạng, các phương tiện giao thông lưu thông qua đây không còn gặp nhiều khó khăn, cảnh ùn tắc không còn kéo dài như trước nữa.

Đây là câycầu vượt kết cấu thép lớn được xây dựng với kỹ thuật dự ứng lực móc bu-lông tạo độ cong trước vào kết cấu thép nên đã tạo cho dầm cầu mềm mại như công trình nghệ thuật trong nội đô.
Đây là câycầu vượt kết cấu thép lớn được xây dựng với kỹ thuật dự ứng lực móc bu-lông tạo độ cong trước vào kết cấu thép nên đã tạo cho dầm cầu mềm mại như công trình nghệ thuật trong nội đô.
Cây cầu có tổng cộng 6 nhịp, 5 trụ được thi công bằng công nghệ cọc ép bê tông, riêng dầm cầu thi công theo dạng hộp thép…
Cây cầu có tổng cộng 6 nhịp, 5 trụ được thi công bằng công nghệ cọc ép bê tông, riêng dầm cầu thi công theo dạng hộp thép…
Cầu được xây dựng với quy mô 2 làn xe ô tô và 2 làn xe hỗn hợp.
Cầu được xây dựng với quy mô 2 làn xe ô tô và 2 làn xe hỗn hợp.
Xe buýt được phép lưu thông qua cầu
Xe buýt được phép lưu thông qua cầu
Các đốt thép của cầu được thiết kế dài 23 m để đảm bảo tính mỹ thuật tạo sự trơn tru, đảm bảo độ cong, mềm mại cho dầm cầu. Dầm cầu dài nhất đạt 45 m với trọng lượng lên đến 20 tấn.
Các đốt thép của cầu được thiết kế dài 23 m để đảm bảo tính mỹ thuật tạo sự trơn tru, đảm bảo độ cong, mềm mại cho dầm cầu. Dầm cầu dài nhất đạt 45 m với trọng lượng lên đến 20 tấn.

Sau khi lưu thông cầu vượt mặt đường tại điểm nút giao thông này đã được thông thoáng.
Sau khi lưu thông cầu vượt mặt đường tại điểm nút giao thông này đã được thông thoáng.
Đây cũng là một trong những nút giao thông trọng điểm của Hà Nội. Từ tuyến cầu vượt này, đi thẳng về phía Tây 500 mét là hầm Kim Liên hiện đại nhất thủ đô.
Đây cũng là một trong những nút giao thông trọng điểm của Hà Nội. Từ tuyến cầu vượt này, đi thẳng về phía Tây 500 mét là hầm Kim Liên hiện đại nhất thủ đô.
Trần Kháng