Hải quân Nhật-Mỹ huấn luyện chung ở Biển Đông trong thời gian 1 tháng

27/10/2014 08:40
Đông Bình
(GDVN) - Không chỉ có vậy, sự tương tác hải quân 3 nước Nhật-Mỹ-Philippines hiện nay đang được tăng cường, cuộc diễn tập 3 nước có ý nghĩa tượng trưng rất lớn.
Biên đội tàu sân bay USS George Washington, Hải quân Mỹ (ảnh tư liệu)
Biên đội tàu sân bay USS George Washington, Hải quân Mỹ (ảnh tư liệu)

Tờ "Đông Phương tảo báo" Trung Quốc ngày 26 tháng 10 đưa tin, Bộ tham mưu Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản ngày 24 tháng 10 tiết lộ, tàu hộ vệ Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và biên đội tàu sân bay Hải quân Mỹ từ tháng này triển khai huấn luyện chung ở Biển Đông trong thời gian khoảng 1 tháng.

Quân đội Mỹ điều động tàu sân bay George Washington

Theo bài báo, hải quân 3 nước Mỹ-Nhật Bản-Philippines tổ chức diễn tập quân sự - đây là lần đầu tiên, quy mô diễn tập tuy không lớn, nhưng có ý nghĩa tượng trưng rất lớn.

Truyền thông Nhật Bản ngày 25 tháng 10 cho biết, Bộ tham mưu Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản ngày 24 tháng 10 tiết lộ, tàu hộ vệ Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và biên đội tàu sân bay Hải quân Mỹ từ tháng này triển khai huấn luyện chung ở Biển Đông trong thời gian khoảng 1 tháng.

Hơn nữa, căn cứ vào một tuyên bố gần đây của Đại sứ quán Mỹ tại Philippines, từ ngày 22 - 23 tháng 10, Hải quân Philippines và hải quân hai nước Mỹ-Nhật tham gia cơ động, thông tin và diễn tập bắn ở bờ biển Philippines.

Mỹ và Nhật Bản là hai "đối tác chiến lược" duy nhất của Philippines. Từ trước tới nay, giữa Philippines và Mỹ duy trì hợp tác quân sự chặt chẽ, những năm gần đây hợp tác quân sự giữa Philippines-Nhật Bản cũng ngày càng thân thiện. Nhưng hải quân 3 nước tổ chức diễn tập quân sự liên hợp thì đây là lần đầu tiên, quy mô diễn tập mặc dù không lớn, nhưng nó lại có ý nghĩa tượng trưng rất lớn.

Tàu hộ vệ Sazanami DD-113 Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tàu hộ vệ Sazanami DD-113 Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

3 nước lần đầu tiên tập trận chung

Ngày 24 tháng 10, quan chức Bộ tham mưu Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản trả lời phỏng vấn báo chí cho biết, thời gian huấn luyện với Hải quân Mỹ thông thường từ vài ngày đến vài tuần, cho biết, "thông qua kéo dài thời gian huấn luyện, có thể tranh thủ tiếp tục tăng cường hợp tác". Huấn luyện lần này nhằm nâng cao kỹ năng, "hoàn toàn không giả thiết tiến hành huấn luyện quyền tự vệ tập thể".

Tham gia huấn luyện có lực lượng tàu hộ vệ Sazanami của căn cứ Kure, Lực lượng Phòng vệ Biển và tàu sân bay động cơ hạt nhân USS George Washington triển khai ở căn cứ Yokosuka Hải quân Mỹ. Nghe nói, hai bên sẽ triển khai các hoạt động huấn luyện như ứng phó tàu ngầm, Hải quân Philippines cũng đã tham gia một phần huấn luyện.

Hải quân Philippines ngày 23 tháng 10 cho biết, 3 nước Philippines, Mỹ và Nhật Bản từ ngày 22 tháng 10 đã tiến hành diễn tập quân sự trên biển 2 ngày ở Biển Đông. "Đây là lần đầu tiên Hải quân Philippines đồng thời tiến hành diễn tập quân sự với Hải quân Mỹ và Nhật Bản" - người phát ngôn Hải quân Philippines Domingo cho biết.

Tình huống: Cùng tấn công tàu địch

Căn cứ vào tin tức công bố về hải quân của Philippines, diễn tập bắt đầu từ 5 giờ 30 phút sáng ngày 22 tháng 10 (giờ địa phương). Tàu sân bay USS George Washington Hải quân Mỹ và tàu hộ vệ Sazanami Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản hội ngộ ở Biển Đông. Tàu chiến Nhật Bản đặt dưới sự điều khiển của tàu sân bay USS George Washington Mỹ.

Tàu tuần tra BRP Gregorio del Pilar lớp Hamilton của Hải quân Philippine, mua của Mỹ
Tàu tuần tra BRP Gregorio del Pilar lớp Hamilton của Hải quân Philippine, mua của Mỹ

Tàu tuần tra BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines, tàu hộ vệ Sazanami Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và tàu tuần dương tên lửa USS Antietam CG-54 đều làm một phần của cụm chiến đấu tàu sân bay USS George Washington, đã tham gia diễn tập bắn đạn thật. Người phát ngôn Hải quân Philippines Domingo cho biết, trong tình hình lý thuyết, mục tiêu ảo có thể là một tàu hoặc máy bay địch. Hải quân ba nước còn chấp hành quy ước thỏa thuận giữa hải quân các nước để tránh đối đầu trên biển.

Tàu sân bay USS George Washington hiện nay đang tiến hành dừng và đậu thường lệ ở Manila, Philippines. Chiếc tàu sân bay này có khoảng 5.500 thuyền viên, nhiều nhất có thể vận chuyển 80 máy bay, được cho là trang bị chiến đấu di động có sức chiến đấu nhất triển khai ở châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.

Mặc dù các bên tham diễn đều cho biết, cuộc diễn tập là hoạt động thường lệ, không nhằm vào "bất kỳ nước nào", nhưng bên ngoài phổ biến cho rằng, ý đồ dùng diễn tập kiềm chế Trung Quốc rất rõ ràng.

Nhật Bản và Philippines là đồng minh trung thành nhất của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hai nước đều tồn tại "tranh chấp chủ quyền biển" với Trung Quốc. Tháng 4 năm 2014, sau khi Mỹ-Philippines ký kết hiệp định quân sự mới cho phép Quân đội Mỹ tái triển khai ở Philippines, hợp tác quân sự hai nước tiếp tục sâu sắc.

Đồng thời, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản một mặt lấy đồng minh Nhật-Mỹ làm trung tâm, mặt khác cũng đang tích cực tìm cách tăng cường hợp tác phòng vệ với các nước Đông Nam Á.

Quân đội Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận đổ bộ
Quân đội Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận đổ bộ

Vào đầu tháng này, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản từng lấy tư cách quan sát viên, đã tham gia cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Philippines tổ chức ở vùng biển đảo Palawan Philippines, gần quần đảo Trường Sa (của Việt Nam).

Năm 2012 Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng từng tham gia cuộc tập trận chung của Mỹ-Philippines, nhưng nội dung chỉ giới hạn trong cứu trợ thiên tai. Quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản trước đó cho biết, trong một cuộc diễn tập gần đây, "Lực lượng Phòng vệ có thể thu được kinh nghiệm chiến đấu thực tế".

Đông Bình