Hàn Quốc chuẩn bị nghiên cứu chế tạo tàu sân bay ứng phó Trung-Nhật?

24/11/2012 06:31
Đông Bình (nguồn báo Phương Đông, TQ)
(GDVN) - Quốc hội Hàn Quốc vừa phê chuẩn kinh phí nghiên cứu triển vọng chương trình tàu sân bay nhằm ứng phó với "mối đe dọa" từ các nước láng giềng.
Tàu tấn công đổ bộ Dokdo của Hàn Quốc
Tàu tấn công đổ bộ Dokdo của Hàn Quốc

Tờ “Phương Đông” Trung Quốc dẫn nguồn báo Nga (rg.ru) ngày 21/11 cho biết, do các nước xung quanh tăng cường sức mạnh hải quân cộng với tranh chấp lãnh thổ diễn ra liên tục đã ép buộc Hàn Quốc cân nhắc tăng cường sức mạnh hải quân của họ về cả số lượng và chất lượng.

Sau khi Trung Quốc sở hữu chiếc tàu sân bay đầu tiên, hiện nay Hàn Quốc bắt đầu nghiêm túc nghiên cứu khả năng chế tạo tàu sân bay.

Quốc hội Hàn Quốc đã phê chuẩn kinh phí nghiên cứu vấn đề triển vọng chương trình tàu sân bay, các nghị sĩ Hàn Quốc kêu gọi nước này dựa vào sự hỗ trợ của Mỹ để được chuyển nhượng công nghệ cần thiết.

Theo báo Nga, Quốc hội Hàn Quốc vừa phê chuẩn kinh phí để nghiên cứu vấn đề chế tạo tàu sân bay có thích hợp hay không.

Trên thực tế, phía Quân đội Hàn Quốc không hề chủ động xin kinh phí, nghị quyết này của Quốc hội là do Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội-cơ quan có quan hệ tương đối tốt với Quân đội Hàn Quốc, kiên trì đề xuất.

Được biết, Hàn Quốc sẽ đầu tư 100 triệu Won (khoảng 93.000 USD) vào năm 2013 để nghiên cứu vấn đề tàu sân bay, Hàn Quốc sẽ thành lập một tiểu ban nghiên cứu chuyên môn gồm đại diện Bộ Quốc phòng và các chuyên gia độc lập, chuyên gia địa phương, sẽ nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị về các vấn đề liên quan.

Nhật Bản đang chế tạo tàu sân bay trực thăng có lượng giãn nước đầy 24.000 tấn
Nhật Bản đang chế tạo tàu sân bay trực thăng có lượng giãn nước đầy 24.000 tấn

Một nghị sĩ đảng cầm quyền Hàn Quốc xác nhận, Hàn Quốc không thể không có tàu sân bay. Ông cho rằng, sức mạnh hải quân của Hàn Quốc rõ ràng lạc hậu so với Trung Quốc và Nhật Bản, sớm cần phải xem xét chế tạo tàu sân bay.

Bởi vì, tàu sân bay đã nhiều lần chứng minh được hiệu quả tương đối cao của nó trong các hành động tác chiến, vì vậy Hàn Quốc cần loại tàu chiến này để giải quyết hàng loạt nhiệm vụ, chẳng hạn:

nhanh chóng điều động lực lượng tấn công mạnh tốc độ nhanh trong thời gian ngắn, bảo đảm tiến hành tấn công đối với hệ thống phòng thủ của đối phương, ngăn chặn mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên, luôn luôn sẵn sàng ứng phó với các chủ trương lãnh thổ từ Trung Quốc và Nhật Bản, hỗ trợ cho các hành động đổ bộ của lính thủy đánh bộ.

Hiện nay, Hàn Quốc cần nghiên cứu toàn diện vấn đề tự chế tạo tàu sân bay, hơn nữa phải nhập công nghệ tương ứng từ những nước tương đối thành công trong lĩnh vực nghiên cứu chế tạo tàu sân bay như Mỹ.

Các chuyên gia quân sự và truyền thông Hàn Quốc cho rằng, vấn đề tự chế tạo tàu sân bay có liên quan đến danh tiếng, uy tín quốc gia.

Trong các lý do ủng hộ sở hữu tàu sân bay, còn có người kêu gọi rằng “người khác có, mà mình lại không có”. Chẳng hạn, trong 10-11 nước sở hữu tàu sân bay hiện nay, vai trò ảnh hưởng và thực lực của một số nước không bằng Hàn Quốc, chẳng hạn như Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Tây Ban Nha.

Trung Quốc vừa biên chế tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh cho Hải quân nước này. Nhưng, trợ lý kiến trúc sư trưởng công trình tàu sân bay quốc gia-Viện nghiên cứu 701-Công nghiệp nặng tàu thủy Trung Quốc, ông Ngô Hiểu Quang vừa cho biết, tàu sân bay Liêu Ninh mới chỉ là "sự khởi đầu", Trung Quốc chế tạo bao nhiêu tàu sân bay sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của nước này. Trong khi đó, Đại hội 18 ĐCSTQ vừa đưa ra chiến lược xây dựng "cường quốc biển", Trung Quốc còn khăng khăng đòi hỏi chủ quyền vô lý ở biển Đông và biển Hoa Đông, gây lo ngại cho các nước láng giềng
Trung Quốc vừa biên chế tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh cho Hải quân nước này. Nhưng, trợ lý kiến trúc sư trưởng công trình tàu sân bay quốc gia-Viện nghiên cứu 701-Công nghiệp nặng tàu thủy Trung Quốc, ông Ngô Hiểu Quang vừa cho biết, tàu sân bay Liêu Ninh mới chỉ là "sự khởi đầu", Trung Quốc chế tạo bao nhiêu tàu sân bay sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của nước này. Trong khi đó, Đại hội 18 ĐCSTQ vừa đưa ra chiến lược xây dựng "cường quốc biển", Trung Quốc còn khăng khăng đòi hỏi chủ quyền vô lý ở biển Đông và biển Hoa Đông, gây lo ngại  cho các nước láng giềng

Cuộc tranh luận về vấn đề chế tạo tàu sân bay ở Hàn Quốc hiện nay không phải là lần đầu tiên xuất hiện, trước đây từng có đề nghị cải tạo tàu đổ bộ trực thăng Dokdo lớp 14.000 tấn thành tàu sân bay hạng nhẹ.

Nhưng, tham vọng của người Hàn Quốc hiện đã giảm đi, có thể không còn sẵn sàng kiên trì với việc chế tạo tàu sân bay cỡ lớn với ý nghĩa thực sự. Họ thừa nhận không cần thiết chế tạo tàu sân bay cỡ lớn như Mỹ và các nước khác, chỉ cần sở hữu tàu sân bay hạng nhẹ lớp vài chục nghìn tấn là được.

Hàn Quốc hiểu rằng, tự chế tạo tàu sân bay hoàn toàn không đơn giản. Thứ nhất, phải có công nghệ tương ứng và nguồn vốn khổng lồ.

Thứ hai, một nước không lớn như Hàn Quốc cần có tàu sân bay, sử dụng tàu sân bay cũng là một vấn đề, chưa có kết luận. Còn về mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên, những chủ trương lãnh thổ của Trung Quốc và Nhật Bản hoàn toàn có thể sử dụng tàu chiến thông thường để ứng phó, không cần thiết phải sử dụng tàu sân bay.

Thứ ba, Hàn Quốc còn có khó khăn về công nghệ và chiến thuật cho việc sở hữu tàu sân bay. Tàu sân bay vốn dễ bị tấn công, thực ra chỉ là một sân bay di động; để phòng thủ sự tấn công của đối phương, bảo đảm an toàn cho tàu sân bay thì cần phải có tàu hộ tống đảm nhiệm, mà điều này đòi hỏi Hải quân Hàn Quốc phải có sự thay đổi lớn về chiến lược và chiến thuật.

Mỹ có công nghệ tàu sân bay hoàn thiện. Họ đang chế tạo tàu sân bay lớp Ford mới hiện đại hơn lớp Nimitz
Mỹ có công nghệ tàu sân bay hoàn thiện. Họ đang chế tạo tàu sân bay lớp Ford mới hiện đại hơn lớp Nimitz

Thứ tư, Hàn Quốc hiện còn chưa có máy bay trang bị cho tàu chiến, cũng chưa có phi công có thể lái máy bay, cất/hạ cánh trên đường băng tàu sân bay. Việc giải quyết vấn đề này trong đó có đào tạo phi công đòi hỏi phải tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc.

Theo báo Nga, các nước láng giềng, trước tiên là Trung Quốc và Nhật Bản đang theo dõi chặt chẽ khi nào Hàn Quốc đưa ra kế hoạch chế tạo tàu sân bay cụ thể hơn. Rõ ràng, ngoài CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc và Nhật Bản cũng lo ngại đối với kế hoạch chế tạo tàu sân bay của Hàn Quốc.

Phản ứng của Mỹ cũng không ngoại lệ, Washington cũng không muốn tiếp tục gây leo thang tình hình căng thẳng ở khu vực Đông Á, không muốn thấy hai đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản tiếp tục gây mâu thuẫn với nhau.

Với sự thúc đẩy của một loạt nhân tố này, hiện nay khu vực Đông Bắc Á rõ ràng đã triển khai một cuộc chạy đua vũ trang quy mô lớn, các nước trong khu vực đua nhau đầu tư lớn cho việc đổi mới vũ khí trang bị.

Một nước nào đó một khi sở hữu một loại vũ khí mới nào đó, thì sẽ gây ra sự phản ứng của nước khác, nước thứ ba sẽ bị cuốn theo, tạo nên một chu trình xấu, theo đó, khả năng xảy ra xung đột với nhau sẽ ngày càng tăng lên.

Thái Lan cũng có tàu sân bay mang tên Chakri Naruebet
Thái Lan cũng có tàu sân bay mang tên Chakri Naruebet
Đông Bình (nguồn báo Phương Đông, TQ)