Hoàn Cầu: TQ sẽ phái tàu tiếp tế, hỗ trợ 9.000 tàu cá trên Biển Đông

03/08/2012 10:14
Nguyễn Hường (nguồn Thời báo Hoàn cầu)
(GDVN) -  "Chúng tôi đang cung cấp hỗ trợ tài chính cho ngư dân để giúp họ đóng các tàu lớn hơn. Trong tương lai, chúng tôi cũng sẽ gửi kèm các tàu tiếp tế và các tàu tuần tra tham gia vào các chuyến đánh bắt của họ".

Có thể bạn quan tâm
> Tra cứu ĐIỂM THI ĐH-CĐ 2012 nhanh, chính xác nhất
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông 

Hàng ngàn ngư dân tại tỉnh Hải Nam của Trung Quốc đã chuẩn bị tàu thuyền để tiến ra Biển Đông đánh bắt cá trái phép sau khi lệnh cấm đánh bắt phi lý của Trung Quốc bắt đầu hết hiệu lực vào ngày 1/8.

9000 tàu cá Hải Nam chuẩn bị đổ ra biển Đông đánh bắt trái phép dưới sự hỗ trợ của giới chức Trung Quốc
 9000 tàu cá Hải Nam chuẩn bị đổ ra biển Đông đánh bắt trái phép dưới sự hỗ trợ của giới chức Trung Quốc

Lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc (phi pháp và vô hiệu - PV) bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 16/5 với lý do để phục hồi tài nguyên trong khu vực.
Theo số liệu của Sở Biển và nghề cá tỉnh Hải Nam, tổng cộng có 8.994 tàu cá đăng ký hoạt động tại tỉnh này đã neo đậu và hơn 34.600 ngư dân được yêu cầu ở lại đất liền trong thời gian diễn ra lệnh cấm đánh bắt.
Đoàn Đức Ngọc, Phó phòng Biển và nghề cá Tam Á, Hải Nam nói với tờ Thời báo Hoàn cầu rằng đa số các tàu thuyền đánh cá địa phương đều là tàu nhỏ và không được trang bị để đi đánh bắt ở khoảng cách xa. 

Đoàn Đức Ngọc, Phó phòng Biển và nghề cá Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc
Đoàn Đức Ngọc, Phó phòng Biển và nghề cá Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc

"Chúng tôi đang cung cấp hỗ trợ tài chính cho ngư dân để giúp họ đóng các tàu lớn hơn. Trong tương lai, chúng tôi cũng sẽ gửi kèm các tàu tiếp tế và các tàu tuần tra tham gia vào các chuyến đánh bắt của họ" - Đoàn Đức Ngọc nói thêm.

Ông Lương, người đứng đầu một hợp tác xã đánh cá ở Tam Á, các ngư dân ở đây sẽ được tiếp tế và được các tàu tuần tra trên biển Đông thuộc cái gọi là "thành phố Tam Sa" bảo vệ khi đánh bắt trên Biển Đông.
Trong khi đó, Đoàn Đức Ngọc cho biết, Bắc Kinh sẽ cải thiện cơ chế hỗ trợ khẩn cấp của mình cho ngư dân, tàu cá Trung Quốc với lý do để đối phó với "lực lượng chức năng" một số nước láng giềng. Đó là một động thái leo thang hết sức nguy hiểm trên biển Đông từ phía Trung Quốc nhằm hỗ trợ lực lượng tàu cá Trung Quốc xuất hiện dày đặc trên biển Đông. Động thái này một mặt khẳng định cái gọi là "chủ quyền" hết sức phi lý và phi pháp đối với biển Đông mà Trung Quốc vẫn rêu rao, mặt khác sẽ tranh thủ vơ vét tối đa tài nguyên biển trước khi ngồi vào bàn đàm phán. Từ những gì diễn ra trong thời gian qua, 30 tàu cá Trung Quốc hình thành biên đội tiến ra thăm dò, đánh bắt trái phép tại quần đảo Trường Sa cho tới tuyên bố phái tàu hỗ trợ ngư dân Hải Nam, Trung Quốc ra biển Đông, Trung Quốc sẽ tiếp tục phái theo rất nhiều phóng viên đi cùng để thu thập thông tin, tuyên truyền sai trái, bóp méo sự thật.
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Nguyễn Hường (nguồn Thời báo Hoàn cầu)