Iran: Giao S-300 cho Tehran sẽ củng cố vị thế của Nga về EUROPRO

19/01/2012 08:27
Trịnh Trường (theo VZ)
(GDVN) - Nếu như Nga cung cấp S-300 cho Iran, Nga đã không gặp phải những khó khăn trong đàm phán với Mỹ và NATO về EUROPRO
Iran: Giao S-300 cho Tehran sẽ củng cố vị thế của Nga về EUROPRO ảnh 1
Tên lửa S-300
Đây là khẳng định của đại sứ Iran tại Nga Mahmoud Reza Sajjadi trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin của Nga Interfax hôm thứ Tư (18/1). >> căng thẳng Mỹ - Iran

Mahmoud Reza Sajjadi bày tỏ hy vọng rằng Moscow sẽ không hỗ trợ phương Tây cấm vận và chống lại nước Cộng hòa Hồi giáo Iran.

"Nga đã đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng này (hợp đồng cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300), đối với Iran Nga đã không giữ lời và đó là một sự xúc phạm," - Mahmoud Reza Sajjadi cho biết.

"Tôi tin rằng nếu Nga cung cấp hệ thống S-300 cho Iran, thì hiện nay trong đàm phán về phòng thủ tên lửa với Mỹ và phương Tây, Nga sẽ không gặp nhiều khó khăn như vậy," - ông nói.>> căng thẳng Mỹ - Iran

Trả lời câu hỏi về việc phá vỡ hợp đồng có ảnh hưởng đến hình ảnh nước Nga – một cường quốc xuất khẩu vũ khí, Đại sứ nói:

"Hai tuần trước, khi tôi ở Iran, tôi đã trả lời 5 cuộc phỏng vấn với tư cách là đại sứ của Iran tại Nga. Tất cả các nhà báo đều đặt câu hỏi đầu tiên là: "Tại sao Nga làm điều này?"

"Khi tỏ ra mềm dẻo với các nước phương Tây, điều này không có nghĩa là họ sẽ tin tưởng bạn nhiều hơn và họ thường bắt đầu gây áp lực lớn hơn với bạn và với các nước khác, - Đại sứ tiếp tục cuộc phỏng vấn.

“Chúng tôi đã có 50 năm kinh nghiệm trong việc đối phó với Mỹ. Mỹ chỉ chú ý đến những kẻ mạnh. Còn với những kẻ yếu thì họ xem như là nô lệ." >> căng thẳng Mỹ - Iran

Ông cũng cho biết, Tehran hy vọng Nga "sẽ không thỏa thuận với phương Tây về các vấn đề của Iran."

"Và như vậy, tất nhiên, bất chấp những gì mà phương Tây đang thực hiện, và bất chấp hoàn cảnh thực tại,

chúng tôi hy vọng rằng Nga sẽ không hợp tác với phương Tây, với Mỹ" - Reza Sajjadi nói.

"Nếu có quốc gia nào muốn Iran đứng lên chống lại phương Tây, họ phải hiểu rằng phương Tây đang đến với họ.

Và vì vậy chúng tôi hy vọng rằng chính phủ Nga và người Nga sẽ chú ý đến điều đó "- Đại sứ cho biết.>> căng thẳng Mỹ - Iran

"NATO dưới sự lãnh đạo của Mỹ đã tiến về phương Đông. Thông tin về cuộc chiến tranh giữa Mỹ và phương Tây chống lại Iran sẽ diễn ra là bởi vì đất nước chúng tôi muốn duy trì độc lập và tự do của chính mình.

Làm suy yếu Iran, gây áp lực lên Iran – đó cũng là gây áp lực và làm suy yếu các nước trên thế giới, những người muốn độc lập tự do.

Trong hơn 30 năm, chúng tôi đã phải chịu đựng các lệnh trừng phạt. Nhưng không vì thế mà chúng tôi suy yếu đi, mà ngược lại, chúng tôi đã tiến bộ và đạt được nhiều thành tựu. "- Đại sứ cho biết.>> căng thẳng Mỹ - Iran

Hợp đồng cung cấp cho Iran hệ thống tên lửa S-300 đã được ký kết vào cuối năm 2007.

Theo hợp đồng, Nga sẽ cung cấp 5 tiểu đoàn S-300 PMU-1 cho Tehran với trị giá 800 triệu USD.

Điện Kremlin đã cấm việc bán hệ thống S-300 cho Iran vào 9/2010, họ nói rằng chương trình cung cấp S-300 cho Iran đã bị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngăn cấm trong một lệnh trừng phạt chống lại Iran về chương trình hạt nhân của mình.>> căng thẳng Mỹ - Iran

Iran đã đệ đơn lên Tòa án quốc tế phán xử vào đầu năm 2011 để chứng minh cho việc chuyển giao S-300 được coi là một hệ thống phòng thủ,

và không thuộc diện chịu lệnh trừng phạt cấm mua bán vũ khí của Liên Hiệp Quốc đối với Iran theo nghị quyết 1929.

Hệ thống tên lửa đất đối không S-300 được đánh giá là một trong những hệ thống phòng không mạnh nhất trên thế giới.

Phiên bản hiện đại của S-300 được gọi là S-300PMU1, có tầm bắn hơn 150 km và có thể đánh chặn các tên lửa đạn đạo và máy bay ở những độ cao thấp và cao, giúp chúng có thể tránh được các cuộc không kích một cách hiệu quả. >> căng thẳng Mỹ - Iran

Các hệ thống S-300 là nền tảng phòng không và lục quân Nga, cũng như đang được tiêu thụ tốt trên thị trường thế giới. Hệ thống tên lửa S-300V/Antey 2500 bao gồm một chiếc xe chỉ huy mới, một mạng radar hiện đại...

Hiện nay, hệ thống S-300 được trang bị cho các nước như Ukranie, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Slovakia, Hungari, Bulgari, Hy Lạp, Algeria, Iran, Ấn Độ, Trung Quốc... >> căng thẳng Mỹ - Iran

Trịnh Trường (theo VZ)