J-31 thúc đẩy Ấn Độ đóng tàu sân bay kiểu mới?

24/11/2012 06:01
Theo Đất Việt
Sự ra mắt của máy bay chiến đấu tàng hình J-31 của Trung quốc đã làm thế giới nói chung cũng như các cường quốc quân sự nói riêng phải đau đầu.
Sau khi công bố máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Thành Đô vào tháng 1/2011, Trung Quốc hiện là nước duy nhất cùng một lúc phát triển hai máy bay chiến đấu tàng hình riêng biệt. Vấn đề mà Hải quân Ấn Độ đang lo lắng về J-31 là liệu rằng chiến đấu cơ này có khản năng cất, hạ cánh trên tàu sân bay? Nếu quả thật như vậy, J-31 có thể giúp cho Trung Quốc có được khả năng lợi hại vượt trên Ấn Độ? Trung Quốc đang tập trung mạnh mẽ cho sức mạnh của Hải quân và Không quân. Trong tháng trước, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, Liêu Ninh, đã gia nhập hạm đội thuộc Hải quân nước này (PLAN). Cần nhớ rằng, quá trình học hỏi này là rất khó khăn. Hải quân Mỹ đã mất khoảng 12.000 máy bay và 8.500 phi công từ năm 1949 tới 1988 trong việc phát triển các kỹ năng hàng không hải quân của mình. Tuy nhiên, các nhà hoạch định của Ấn Độ tin rằng Trung Quốc sẽ học được điều này một cách nhanh chóng, đặc biệt là khi Liêu Ninh tham gia cùng các tàu sân bay hiện đại hơn, đã và đang được sản xuất ở Trung Quốc. Các nhà hoạch định Hải quân Ấn Độ nói với Business Standard rằng, chương trình ba mũi nhọn của PLAN có thể phải mất hơn một thập kỷ, gồm: học hỏi quá trình vận hành tàu sân bay; chế tạo 1 hoặc 2 tàu sân bay hiện đại; ra mắt J-31. Ngay sau đó, đội tàu ​​sân bay chiến đấu của PLAN đã có thể hoạt động ở Ấn Độ Dương, khẳng định sự vượt trội so của mình so với Ấn Độ.
Tàu sân bay Vikramaditya. Ảnh: Indiandefence
Tàu sân bay Vikramaditya. Ảnh: Indiandefence
Về phía mình, Ấn Độ sẽ có 45 chiếc MiG-29K mua từ Nga để trang bị cho hai chiếc tàu sân bay mới. Đây là những máy bay chiến đấu có khả năng mạnh mẽ nhưng ở thời điểm hiện tại và hoàn toàn có thể bị vượt mặt bất cứ khi nào chiến đấu cơ tàng hình J-31 đi vào hoạt động. Tàu sân bay mới của Hải quân Ấn độ là con tàu 44.000 tấn mang tên INS Vikramaditya có thể sẽ biên chế vào hạm đội vào năm 2013. Sau đó là một tàu sân bay 40.000 tấn chưa đặt tên được Ấn Độ tự đóng sẽ biên chế vào năm 2017. Cả hai đều được trang bị các thiết bị phục vụ cho MiG-29K cất cánh kiểu nhảy cầu. Nếu Hải quân Ấn Độ muốn một máy bay chiến đấu có tiềm năng hơn, ví dụ như Dassault Rafale mà Không quân Ấn Độ đang mua, hay biến thể F35-C dành cho Hải quân của Mỹ, nó sẽ cần một tàu sân bay được trang bị máy phóng chứ không phải kiểu nhảy cầu cất cánh. Phải chăng, J-31 thúc đẩy Hải quân Ấn Độ hướng tới các máy bay chiến đấu tiên tiến hơn và một tàu sân bay nội địa có trang bị máy phóng? Tất cả các lựa chọn vẫn đang nằm trên giấy tờ. Trước khi ông nghỉ hưu, Đô đốc Hải quân Ấn Độ Nirmal Verma từng nói: "Không loại trừ khả năng Ấn Độ sẽ đóng một tàu sân bay hoàn toàn khác với để làm phương tiện mang các loại máy bay khác nhau". Tuy nhiên, quyết định này tương đối khó thực hiện bởi Ấn luôn ngầm định hướng rằng hai tàu sân bay sẽ được triển khai MiG-29K, và chiến đấu cơ mới sẽ làm phức tạp các công tác hậu cần và huấn luyện.
Theo Đất Việt