J-31 đứng ở đâu trong bước tiến công nghệ tàng hình?

16/11/2012 12:28
Theo báo Đất Việt
Trung Quốc gần đây đã thử nghiệm máy bay chiến đấu tàng hình tự sản xuất mang tên J-31/ F-60 Shen Fei (Falcon Eagle) và được tung hô là thành công vang dội, thậm chí là một kỳ tích.
Tuy nhiên, theo báo Pravda.ru, chuyên gia Vyacheslav Shpakovsky cho rằng vẫn còn một câu hỏi là lý do tại sao các kỹ sư Trung Quốc vẫn sử dụng công nghệ tàng hình được xem là lạc hậu cho J-31. Công nghệ này đã nhiều lần cho thấy không có hiệu quả trong thử nghiệm thực tế. Trong tác chiến hiện đại, khả năng sống còn của máy bay chiến đấu không chỉ ở các tấm thép được ốp vào thân máy bay. Nó còn có thể được bổ sung bằng cách sao chép hệ thống kiểm soát, nâng cao tốc độ và đảm bảo tính tàng hình của nó. Trước chiến tranh thế giới thứ II, máy bay chiến đấu của Liên Xô có thể được sơn màu xanh da trời ở phía dưới bụng, và màu xanh lá cây trên thân. Các màu sắc này được xem là những phương án ngụy trang thô sơ nhất. Không coi trọng yếu tố ngụy trang, Không quân Liên Xô từng chuốc lấy thật bại. Máy bay ném bom SB từng được sơn màu bạc và điều này làm cho loại máy bay này chịu thiệt hại trong những ngày đầu chiến tranh chống phát xít Đức. Kinh nghiệm chiến đấu đã giúp các kỹ sư sử dụng hình thức sơn ngụy trang lốm đốm và sọc với bề mặt mờ, và hình thức tự bảo vệ bằng màu sắc đã trở thành công nghệ bảo vệ thụ động phổ biến.
J-31 được xem là thành tựu đáng kể của Trung Quốc.
J-31 được xem là thành tựu đáng kể của Trung Quốc.
Tuy nhiên, bảo vệ thụ động bằng sơn vô dụng với hệ thống radar đối phương. Vì vậy, người Anh - chính là những người đầu tiên sử dụng radar trong phòng không - đã đưa ra một ý tưởng khác. Họ đề nghị thả dải kim loại mỏng dẹt từ máy bay, với chiều dài tương ứng với chiều dài bức xạ radar đối phương. Theo đó, trên màn hình hiện sóng của radar sẽ có cả một đám mây thay vì một điểm sáng, tựa như hàng trăm máy bay đang hoạt động cùng một lúc. Công nghệ bảo vệ máy bay khỏi radar xuất hiện khoảng 30 năm trước đây, khi tình báo Mỹ có được bài viết của nhà vật lí người Nga Pyotr Ufimtsev. Bài báo cho biết, máy bay được làm bằng chất liệu với các bề mặt đặc biệt và màu sắc thích hợp, có thể hầu như vô hình với radar. Quân đội Mỹ đã quan tâm đặc biệt với ý tưởng này, quyết định phát triển và kiểm tra một chiếc máy bay như vậy. Đó là máy bay do thám SR-71 với hình dáng khí động học bất thường và được phủ một loại sơn đặc biệt để giảm độ bộc lộ radar. Có thông tin (chưa được kiểm chứng) cho biết, Liên Xô đã không bắn hạ được một chiếc SR-71 nào. Được khích lệ với thành công trên, người Mỹ đã tiến tới phát triển máy bay tàng hình thế hệ mới dựa trên ý tưởng của nhà vật lý Nga, dự án này được gọi là công nghệ "tàng hình". Tuy nhiên, những nỗ lực để tạo ra "máy bay tàng hình" đã không mang lại bất kỳ kết quả trong một thời gian dài.
J-31 (J-21/F-60) là máy bay chiến đấu Trung Quốc thứ hai được thiết kế với việc sử dụng công nghệ tàng hình.
J-31 (J-21/F-60) là máy bay chiến đấu Trung Quốc thứ hai được thiết kế với việc sử dụng công nghệ tàng hình.
Chỉ mới 20 năm trước đây, Mỹ mới công bố với thế giới về sự tồn tại của các máy bay trông giống con dơi hoặc tựa tựa như vậy, điển hình là máy bay tiêm cường kích F-117 và máy bay ném bom chiến lược B-2, những máy bay tàng hình đích thực, ra đời trước cả "siêu phẩm" F-22 và F-35. Ngoài hình dạng đặc biệt, toàn bộ lớp vỏ của F-117 đã được chế tạo bởi các vật liệu hấp thụ radar tốt, làm giảm độ bộc lộ radar. Tuy nhiên, các phẩm chất kỹ thuật và khả năng bay của F-117 không phải là tốt nhất trên thế giới, chỉ ở mức độ trung bình. Bởi dù loại máy bay này tàng hình đối với các radar S-band thì chúng lại hiện hình với radar băng tần VHF. Tin tức này đã gây ra một vụ bê bối cho Chính phủ Mỹ. Bởi việc phát triển các máy bay tàng hình tốn kém chi phí hàng tỷ USD.Về "phép lạ" của J-31 Tuy nhiên, có vẻ như vấn đề này không tác động nhiều tới các cơ quan quân sự của các nước. Mới đây nhất, thông tin nói rằng một mẫu nghiên cứu của máy bay chiến đấu Trung Quốc J-31, được phát triển bởi tập đoàn AVIC Shenyang Aircraft Corporation đã thành công. Các chuyến bay diễn ra vào ngày 31/10/2012, kéo dài khoảng 10 phút và kết thúc khi hạ cánh thành công. J-31 (J-21/F-60) là mẫu máy bay chiến đấu Trung Quốc thứ hai được thiết kế với việc sử dụng công nghệ tàng hình và nghe đồn, được phát triển trong thời gian kỷ lục - chỉ 19 tháng. Ngược lại với mẫu máy bay tàng hình đầu tiên của Trung Quốc (J-20), J-31 nhỏ hơn, có thể rẻ hơn so và có thể được xuất khẩu ra thị trường vũ khí. Ở mẫu này, Trung Quốc cũng không ngần ngại "vay mượn" các thiết kế máy bay của Mỹ đã được thử nghiệm trên F-22 và F-35 máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Các chuyên gia lưu ý rằng cánh, mũi hình nón, cửa hút không khí và nắp buồng lái của J-31 gần như hoàn toàn tái tạo các đường viền bộ phận tương tự của máy bay Mỹ nói trên. Đây có lẽ là kết quả của công việc của tình báo Trung Quốc, nhất là đã có một vụ bê bối tại Mỹ liên quan đến các hành vi trộm cắp của bản vẽ từ 6 nhà thầu hàng không vũ trụ Mỹ, gồm cả những nhà thầu tham gia phát triển máy bay chiến đấu F-35, vào năm 2009. "Phép lạ" J-31 của Trung Quốc có thể có một số thành công về mặt thương mại trong thị trường vũ khí, nhưng giá trị thực của các máy bay quân sự này vẫn là một câu hỏi. Bên cạnh việc các máy bay J-31 này sử dụng công nghệ tàng hình lạc hậu thì số lượng ngày càng tăng của vệ tinh trong quỹ đạo trái đất có thể hỗ trợ lực lượng phòng không dễ dàng để phát hiện bất kỳ loại máy bay từ vũ trụ và sau đó đưa ra mệnh lệnh tiêu diệt.
Theo báo Đất Việt