Kim Jong-un muốn gì sau những lời đe dọa đanh thép?

09/03/2013 15:40
Nguyễn Hường (nguồn Yonhap)
(GDVN) - Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dường như đang cố gắng chơi một canh bạc với Mỹ theo cách táo bạo hơn cha mình vì tin rằng ông đã nắm trong tay vật thương lượng mạnh mẽ hơn - một chuyên gia Mỹ nhận định.

Một loạt tuyên bố mạnh mẽ được đưa ra trong tuần này đã phản ánh ý định ngày càng táo bạo hơn của ông Kim Jong-un - Ken Gause, giám đốc Nhóm các vấn đề quốc tế tại CNA, một tổ chức nghiên cứu có liên kết với Lầu Năm Góc tại Alexandria, Virginia, Mỹ.  


Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dường như đang cố gắng chơi một canh bạc với Mỹ theo cách táo bạo hơn cha mình.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dường như đang cố gắng chơi một canh bạc với Mỹ theo cách táo bạo hơn cha mình.

Giận dữ với động thái thông qua nghị quyết trừng phạt mới của LHQ, Bình Nhưỡng đã đe dọa sẽ khởi động một "cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu" chống lại Mỹ và Hàn Quốc, hủy Hiệp định đình chiến 1953 và thỏa thuận ngừng bắn năm 1991 với Hàn Quốc. Trong tuyên bố mới nhất, Bình Nhưỡng cho biết họ đã đặt một tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu hạt nhân ở chế độ sẵn sàng khởi động.
Bắc Triều Tiên đã nhiều lần đưa ra các tuyên bố đe dọa đanh thép như thế này, nhưng thực tế đã chứng minh rằng đa số chỉ là lời lẽ "khoa trương" và một số khác đã thực hiện thông qua các cuộc đụng độ vũ trang.
Tuy nhiên, ông Gause nhấn mạnh rằng những thông điệp gần đây của Bắc Triều Tiên không nên coi là "lời lẽ khoa trương bình thường." 
Không nên coi là "lời lẽ khoa trương bình thường"?
Không nên coi là "lời lẽ khoa trương bình thường"?

"Nó phản ánh một chiến lược mới của Bình Nhưỡng trong cuộc đối đầu trực tiếp hơn với các nước, đặc biệt là Mỹ" - ông nói với hãng thông tấn Yonhap.
Dưới sự lãnh đạo của cố Chủ tịch Kim Jong-il, Bắc Triều Tiên từng đưa ra lời đe dọa tương tự như hủy bỏ hiệp ước đình chiến nhưng các mối đe dọa gần đây của nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ khác trước - ông Gause  nhận định.
Việc Bình Nhưỡng tuyên bố cắt đứt " đường dây nóng" thường được sử dụng để giải quyết khủng hoảng với Seoul là để nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa này - ông nói thêm. 
Theo ông Gause, mục đích chính của Bình Nhưỡng là đạt được ưu thế lớn hơn trong các cuộc đàm phán đòi hòa bình và mục tiêu được thừa nhận quyền sở hữu hạt nhân và sẽ không từ bỏ chiến lược hiện tại, bởi nếu làm vậy, đặc biệt là dưới áp lực từ bên ngoài sẽ làm suy yếu tính hợp pháp và quyền lãnh đạo của ông Kim Jong-un.

Gause cho rằng thật khó có thể dự đoán rằng một cuộc đụng độ vũ trang có sớm xảy ra hay không.
Gause cho rằng thật khó có thể dự đoán rằng một cuộc đụng độ vũ trang có sớm xảy ra hay không.

Tuy nhiên, ông Gause cho rằng thật khó có thể dự đoán rằng một cuộc đụng độ vũ trang có sớm xảy ra hay không. 
Lịch sử từng ghi nhận sự lặp lại của một chu kỳ mà đặc phái viên Trung Quốc tại LHQ Lý Bảo Đông hôm 7/3 gọi là quá trình ngoại giao "cứng nhắc và tẻ nhạt" để đạt được phi hạt nhân hóa trên báo đảo Triều Tiên. Theo đó, một khi Triều Tiên có hành động khiêu khích, một lệnh cấm vận của LHQ lại được đưa ra, tiếp đó là các cuộc đối thoại được tiến hành và vòng luẩn quẩn này đã lặp đi lặp lại không ít lần. Trên một chuyến đi đến Trung Đông hồi đầu tuần này, đại diện Nhà Trắng John Kerry cũng bày tỏ hy vọng rằng lãnh đạo Bắc Triều Tiên sẽ tham gia vào "cuộc đối thoại hợp pháp, đàm phán hợp pháp." Về phía Triều Tiên, ông Kim đã nhắn nhủ ngôi sao bóng rổ Dennis Rodman rằng ông muốn nhận cuộc gọi của Tổng thống Obama. Ông Gues cho rằng đó là một tín hiệu tốt và mặc dù cho đến thời điểm này Bắc Triều Tiên vẫn không chấp thuận thảo luận về phi hạt nhân hóa, nhưng các các cuộc đàm phán xây dựng trên niềm tin của cả hai phía là rất có thể.
Nguyễn Hường (nguồn Yonhap)