Kỳ bí biểu tượng "sinh sản" gần 1.000 năm tuổi lớn nhất trời Nam

24/05/2012 06:40
Hoàng Lâm
(GDVN) - Nằm trong quần thể di tích cổ xưa của chùa Dạm, Bắc Ninh, biểu tượng "Linga" bí hiểm với lịch sử gần 1.000 năm ở chùa vẫn còn mang nhiều điều huyền bí.
Cột đá nằm trước cửa chùa Dạm là một tuyệt tác điêu khắc, được tạc vào năm Quảng Hữu thứ II (1086), cột đá chùa Dạm có tên chữ Lãm Sơn Tự. Đây là công trình được xem như biểu tượng còn sót lại của một nền điêu khắc thời Lý - đặc sắc bậc nhất trong lịch sử nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam. Điểm nhấn của phần tròn và cũng là của toàn bộ cột đá này chính là tác phẩm điêu khắc rồng đá theo phong cách thời Lý.
Cột đá nằm trước cửa chùa Dạm là một tuyệt tác điêu khắc, được tạc vào năm Quảng Hữu thứ II (1086), cột đá chùa Dạm có tên chữ Lãm Sơn Tự. Đây là công trình được xem như biểu tượng còn sót lại của một nền điêu khắc thời Lý - đặc sắc bậc nhất trong lịch sử nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam. Điểm nhấn của phần tròn và cũng là của toàn bộ cột đá này chính là tác phẩm điêu khắc rồng đá theo phong cách thời Lý.

Đã có rất nhiều giả thuyết về Cột đá của chùa Dạm được đưa ra nhưng phần đông giả thuyết được nhiều chuyên gia đồng tình là cột đá chùa Dạm là biểu tượng của chiếc Linga (biểu tượng của dương vật nam giới). Đó cũng là một biểu tượng trong tín ngưỡng phồn thực dân gian có nguồn gốc từ văn hóa Chăm Pa.
Đã có rất nhiều giả thuyết về Cột đá của chùa Dạm được đưa ra nhưng phần đông giả thuyết được nhiều chuyên gia đồng tình là cột đá chùa Dạm là biểu tượng của chiếc Linga (biểu tượng của dương vật nam giới). Đó cũng là một biểu tượng trong tín ngưỡng phồn thực dân gian có nguồn gốc từ văn hóa Chăm Pa. 
Cột đá chùa Dạm được cho là Linga - biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở, cầu mưa thuận gió hòa.
Cột đá chùa Dạm được cho là Linga - biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở, cầu mưa thuận gió hòa.
Phần tròn trên cột đá thu nhỏ dần nhưng cũng có đường kính tới 1,3m.
 Phần tròn trên cột đá thu nhỏ dần nhưng cũng có đường kính tới 1,3m.
Khối hộp vuông phía dưới có tiết diện một cạnh 1,4m và một cạnh 1,6m.
Khối hộp vuông phía dưới có tiết diện một cạnh 1,4m và một cạnh 1,6m.
Một phần đá dưới chân Cột đá ở chùa Dạm
Một phần đá dưới chân Cột đá ở chùa Dạm
Không kể phần chôn sâu chìm dưới đất, cột đá ở chùa Dạm cao khoảng 5m. Cấu trúc cột gồm 2 thớt khối, tượng hình vuông tròn trời đất. Khối gốc như hộp vuông tiết diện, cạnh 1, 4 m và 1, 6 m. Khối ngọn trụ trì, đường kính khoảng 1, 3 m.
Không kể phần chôn sâu chìm dưới đất, cột đá ở chùa Dạm cao khoảng 5m. Cấu trúc cột gồm 2 thớt khối, tượng hình vuông tròn trời đất. Khối gốc như hộp vuông tiết diện, cạnh 1, 4 m và 1, 6 m. Khối ngọn trụ trì, đường kính khoảng 1, 3 m.
Cột đá biểu tượng của Linga có một mặt tựa lưng vào núi Đại Lãm, một mặt hướng về phía Đông bao quát được cả một khoảng không gian cực rộng
Cột đá biểu tượng của Linga có một mặt tựa lưng vào núi Đại Lãm, một mặt hướng về phía Đông bao quát được cả một khoảng không gian cực rộng
Trải qua bao biến cố và thăng trầm lịch sử nước nhà, cột đá chùa Dạm vẫn trơ cùng tuế nguyệt đến tận ngày hôm nay và còn mang trong mình rất nhiều bí ẩn chưa có lời giải đáp đầy đủ nhất....
Trải qua bao biến cố và thăng trầm lịch sử nước nhà, cột đá chùa Dạm vẫn trơ cùng tuế nguyệt đến tận ngày hôm nay và còn mang trong mình rất nhiều bí ẩn chưa có lời giải đáp đầy đủ nhất....

Hoàng Lâm