La Viện hung hăng: Đàm phán thì hoan nghênh, đánh thì tiếp

27/12/2013 09:13
Đông Bình
(GDVN) - La Viện cảnh báo Mỹ đừng tiếp tay cho giặc, thả hổ về rừng, uống rượu độc giải khát, lấy đá đập chân mình..., vì Nhật Bản đang ngày càng "quân phiệt".
Tên lửa đạn đạo JL-2 trang bị cho tàu ngầm Trung Quốc (ảnh minh họa, nguồn báo Phương Đông, TQ)
Tên lửa đạn đạo JL-2 trang bị cho tàu ngầm Trung Quốc (ảnh minh họa, nguồn báo Phương Đông, TQ)

La Viện: Mỹ “thả hổ về rừng” thì Nhật Bản sẽ báo thù

Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 26 tháng 12 đưa tin, gần đây, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua 3 văn kiện quan trọng có liên quan đến chính sách bảo đảm an ninh gồm "Chiến lược bảo đảm an ninh quốc gia", "Đại cương kế hoạch phòng vệ" mới và "Kế hoạch xây dựng Lực lượng Phòng vệ trung hạn".

Theo truyền thông Nhật Bản, tập trung vào sự trỗi dậy của Trung Quốc, chiến lược bảo đảm an ninh mới của Nhật Bản đề xuất rõ ràng: chuyển trọng tâm phòng vệ từ phía bắc xuống các hòn đảo tây nam. Ba văn kiện được truyền thông Trung Quốc gọi là "3 mũi tên an ninh" không chỉ mở đường cho Nhật Bản mở rộng quân bị, sửa đổi Hiến pháp, thoát khỏi thể chế sau Chiến tranh, hướng tới "cường quốc quân sự", mà còn làm cho tình hình đảo Senkaku tiếp tục trở thành tiêu điểm quan tâm.

Thiếu tướng học giả La Viện
Thiếu tướng học giả La Viện

Thiếu tướng học giả La Viện, Phó hội trưởng thường trực kiêm Tổng thư ký Hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc, chuyên gia vốn "nổi tiếng" với thái độ "diều hâu", trịnh thượng khi nói về những vấn đề liên quan đến quan hệ của TQ với các nước láng giềng đã có buổi giao lưu với dân mạng về "3 mũi tên an ninh" của Nhật Bản và sự phát triển của tình hình đảo Senkaku.

Máy bay chiến đấu J-15 trang bị cho tàu sân bay Trung Quốc (ảnh minh họa)
Máy bay chiến đấu J-15 trang bị cho tàu sân bay Trung Quốc (ảnh minh họa)

Theo bài báo, trong 3 văn kiện an ninh của Nhật Bản, có 2 văn kiện đã đưa vào nội dung tăng cường đồng minh Nhật-Mỹ. Đối với vấn đề này, La Viện dùng những lời lẽ không xứng tầm chuyên gia cho rằng, thứ nhất, Mỹ không muốn "tiếp tay cho giặc"; thứ hai, không muốn "uống rượu độc giải khát".

La Viện tuyên truyền: "Tiếp tay cho giặc", "thả hồ về rừng", người bị xui xẻo cuối cùng không chỉ là các nước láng giềng châu Á, mà còn có các nước ngoài khu vực như Mỹ. Bởi vì, một khi chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản phục hồi, họ trước tiên muốn báo thù chính là Mỹ, nước đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.

La Viện tiếp tục chia rẽ đồng minh Nhật-Mỹ: Mỹ cũng không muốn uống rượu độc giải khát, mặc dù họ để mặc cho Nhật Bản tái vũ trang, sẽ đem lại một số "sung sướng" (nguyên văn La Viện dùng từ “khoái cảm”) cho Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, nhưng thực ra đây là một nắm thuốc độc. Nhật Bản cuối cùng muốn thoát khỏi sự trói buộc của Mỹ đối với họ, Mỹ cũng chỉ có thể “lấy đá đập chân mình”.

Xe tăng chiến đấu T-90 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản
Xe tăng chiến đấu T-90 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản

La Viện: đàm phán thì hoan nghênh, đánh thì tiếp

Theo bài báo, gần đây, Nhật Bản bắt đầu không ngừng tăng quân cho khu vực đảo Senkaku. Về vấn đề này, La Viện cho rằng, hai bên đấu nhau thì người dũng cảm sẽ thắng, hai bên đấu nhau thì người có trí tuệ sẽ thắng.

La Viện cho rằng, hiện nay, hai bên (Trung Quốc và Nhật Bản) đang đấu nhau về ý chí quốc gia, thực lực quốc gia và trí tuệ quốc gia. Chỉ có làm tốt chuẩn bị xấu nhất mới có thể giành được kết quả tốt nhất; chỉ có chuẩn bị mới có thể không phải lo ngại, gặp họa.

Theo La Viện, phương án giải quyết tốt nhất vấn đề đảo Senkaku là lấy sức ép để thúc đẩy đàm phán, anh không ép thì họ sẽ không đàm phán với anh; phương án giải quyết xấu nhất là động binh đao, tức là xung đột vũ trang, tuy Trung Quốc không muốn nhìn thấy tình hình này xuất hiện, nhưng cũng phải làm tốt chuẩn bị xấu nhất trên phương diện  này. Tóm lại, đàm phán thì hoan nghênh, đánh thì tiếp đón.

Tàu ngầm diesel lớp Soryu và lớp Oyashio ở quân cảng của Nhật Bản
Tàu ngầm diesel lớp Soryu và lớp Oyashio ở quân cảng của Nhật Bản
Đông Bình