THỜI BÁO HOÀN CẦU:

"Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc huấn luyện như xuống địa ngục"

03/08/2012 06:34
Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Đại đội đặc nhiệm của mỗi quân khu đều có tên rất kêu, trong đó Đại quân khu Thẩm Dương là “mãnh hổ đông bắc”, Đại quân khu Nam Kinh là “Phi Long” (rồng bay), Đại quân khu Bắc Kinh là “Thần kiếm phương Đông”, Đại quân khu Lan Châu là “Dạ Hổ” (hổ đêm), Đại quân khu Quảng Châu là “Kiếm sắc Nam Quốc”, Đại quân khu Thành Đô là “Liệp Ưng” (chim ưng), Đại quân khu Tế Nam là “Hùng Ưng” (chim ưng).
Thách thức của máu là lửa.
Thách thức của máu là lửa.

Ngày 31/7, mạng bình luận quân sự Nga cho rằng, giữa thập niên 1980, Quân ủy Trung ương Trung Quốc bắt đầu xem xét lại quan niệm quân sự quốc gia và vai trò của Quân đội Trung Quốc trên thế giới. TQ cho rằng Trung Quốc sẽ không tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh quy mô lớn có sự tham gia của tất cả các quân binh chủng.

Để thuận theo trào lưu quân sự thế giới, ứng phó với chiến tranh công nghệ cao quy mô nhỏ, thời gian ngắn, có thể xảy ra ở khu vực xung quanh, Trung Quốc bắt đầu tích cực thành lập và phát triển lực lượng đặc nhiệm, đồng thời thông qua phương thức huấn luyện “ma quỷ” như “xuống địa ngục”, bảo đảm cho mỗi quân nhân TQ đều trở thành lính tốt tướng giỏi.

Hoàn Cầu báo cho hay, từ khi thành lập phân đội đặc nhiệm đầu tiên ở Đại quân khu Quảng Châu năm 1988, đến nay, 7 đại quân khu của Trung Quốc đều đã thành lập đại đội đặc nhiệm trực thuộc (trung đoàn độc lập), bên dưới có 3 trung đội (tiểu đoàn), tổng quân số 1.000 người.

Ngoài ra, lực lượng quân sự hóa các cấp cũng đều có phân đội đặc nhiệm (trinh sát), cấp quân đoàn thiết lập tiểu đoàn đặc nhiệm, tổng cộng có 18 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có 300-400 quân, cấp lữ đoàn thiết lập đại đội đặc nhiệm, mỗi đại đội khoảng 120 quân, cấp trung đoàn thiết lập trung đội đặc nhiệm, mỗi trung đội khoảng 30-40 quân.

Đại đội đặc nhiệm của mỗi quân khu đều có tên rất kêu, trong đó Đại quân khu Thẩm Dương là “mãnh hổ đông bắc”, Đại quân khu Nam Kinh là “Phi Long” (rồng bay), Đại quân khu Bắc Kinh là “Thần kiếm phương Đông”, Đại quân khu Lan Châu là “Dạ Hổ” (hổ đêm), Đại quân khu Quảng Châu là “Kiếm sắc Nam Quốc”, Đại quân khu Thành Đô là “Liệp Ưng” (chim ưng), Đại quân khu Tế Nam là “Hùng Ưng” (chim ưng).

Binh sĩ đặc nhiệm Trung Quốc huấn luyện leo tay không ở miền núi.
Binh sĩ đặc nhiệm Trung Quốc huấn luyện leo tay không ở miền núi.

Ngoài ra, lực lượng đặc nhiệm của Quân đội Trung Quốc còn bao gồm lực lượng đặc nhiệm của Không quân – lực lượng nhảy dù hay còn gọi là “kiếm sắc bầu trời”, lực lượng đặc nhiệm của Hải quân – lực lượng đột kích lính thủy đánh bộ.

Lực lượng vũ trang Trung Quốc còn một số bộ phận, mặc dù về hình thức không có quan hệ trực tiếp với lực lượng đặc nhiệm, trên thực tế đều tiến hành huấn luyện tác chiến theo tiêu chuẩn phân đội đặc nhiệm, chẳng hạn sư đoàn tăng cường 63, 162 và 149, tập đoàn quân phản ứng nhanh 1, 38, 39 và 34 đều là những tập đoàn quân có sức chiến đấu mạnh nhất, trang bị tốt nhất của Quân đội Trung Quốc hiện nay.

Ngoài ra, cảnh sát vũ trang Trung Quốc cũng có phân đội đặc nhiệm, Bộ Công an thì có phân đội đặc công trực thuộc.

Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền rằng: việc huấn luyện của lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc rất chuyên nghiệp. Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc sở hữu hệ thống huấn luyện độc nhất vô nhị trên phạm vi thế giới.

Quân đội Trung Quốc không chỉ xây dựng chi tiết phương pháp huấn luyện đặc biệt cho lực lượng đặc nhiệm, mà còn coi trọng đặc điểm của mỗi phân đội đặc nhiệm, mỗi lần sắp xếp huấn luyện đều tính toán chặt chẽ, tuần tự tiệm tiến, từng bước gia tăng cường độ huấn luyện tâm lý và thể chất, đạt mức cao nhất một cách vững chắc, từ đó quyết bám mục tiêu huấn luyện binh sĩ đặc nhiệm Trung Quốc thành một trong những lực lượng đặc nhiệm ưu tú nhất thế giới.

Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc trong lễ duyệt binh.
Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc trong lễ duyệt binh.

Kế hoạch huấn luyện lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc chủ yếu phân làm 2 bộ phận gồm nền tảng chuyên ngành và huấn luyện chiến đấu thực tế. Khoa mục huấn luyện chiến đấu thực tế gồm tập thể năng toàn diện, sức mạnh, tính linh hoạt và khả năng nhẫn nại, chiến đấu, tự vệ tay không, huấn luyện sinh tồn trong điều kiện dã ngoại cực đoan, bơi vũ trang, leo núi, bắn tất cả các loại vũ khí hạng nhẹ, đào công sự, dựng lều vải, cấp cứu y tế, phục kích, tấn công, nhảy dù, trượt tuyết, định vị, phán đoán bản đồ.

Trong đó, huấn luyện một kỹ năng sinh tồn vừa thú vị vừa phức tạp, người lính phải hít thở và vận động trong trạng thái bị buộc chặt trong nước. Đáng tiếc là không tìm thấy tài liệu nói rõ phương pháp huấn luyện này. Nhưng có thể xác định, đây là một trong những nội dung huấn luyện của phân đội đặc nhiệm, Hải quân Trung Quốc.

Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc huấn luyện rất nghiêm, không phải người lính nào cũng có thể thực hiện hết được. Hàng ngày họ phải dậy từ 4 giờ sáng, 6 giờ sáng bắt đầu chạy dài hoặc leo núi, hơn nữa phải mang theo vật nặng, ít nhất phải cõng 10 viên gạch. Việt dã vũ trang phải chạy hết trong 25  phút, buổi tối còn phải lặp lại một lần.

Sau khi chạy bộ xong, lính đặc nhiệm Trung Quốc bắt đầu luyện tập “Thiết sa chưởng”, trước hết đấm bao cát có hạt đậu bên trong, tiếp theo là gỗ chắc, thậm chí còn có chai rượu và gạch. Các binh sĩ còn phải leo tường gạch cao 5 tầng trong nửa phút mà không được sử dụng thiết bị phụ trợ nào, bơi vũ trang mang nặng 5 km trong thời gian 80 phút, vượt 10 km có mang nặng, hành quân cấp tốc mang nặng vượt đồi núi 3,5 km, ngoài ra còn có các khoa mục như nằm ngửa-ngồi dậy, chống đẩy, xà đơn/kép, tạ, ném lựu đạn và các nội dung như đặt mìn, xử lý vật liệu nổ, đột kích xâm nhập dưới nước, lặn.

Lực lượng đặc nhiệm Đại quân khu Thành Đô huấn luyện.
Lực lượng đặc nhiệm Đại quân khu Thành Đô huấn luyện.

Theo Hoàn Cầu báo, phương thức huấn luyện sinh tồn dã chiến của lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc là nghiêm khắc nhất, điển hình nhất là 6-7 tổ đặc nhiệm hành động liên hợp, trước khi xuất phát chỉ mang theo các trang bị cần thiết, không mang theo thức ăn (hoặc chỉ có ít thức ăn), sau đó không chỉ phải bảo đảm sự sinh tồn sinh lý của bản thân, đề phòng các con vật độc, rắn độc cắn, tìm kiếm nước uống và thức ăn, mà còn phải bảo đảm sống sót trên chiến trường trong tình hình bị đói khát, hoàn thành nhiệm vụ hành quân cấp tốc trong 7 ngày, hoàn thành ít nhất 20 nhiệm vụ trong các điều kiện phức tạp, bao gồm các khoa mục đột kích, bắt sống tù binh, chọc thủng lưới phục kích, thoát khỏi truy kích.

Tóm lại, huấn luyện của lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc rất nghiêm khắc, rất gian khổ, được hình dung là “xuống địa ngục”, là huấn luyện “ma  quỷ” thực sự.

Lực lượng đặc nhiệm Đại quân khu Lan Châu huấn luyện đột kích trên mặt nước.
Lực lượng đặc nhiệm Đại quân khu Lan Châu huấn luyện đột kích trên mặt nước.
Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc diễn tập chống khủng bố năm 2007
Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc diễn tập chống khủng bố năm 2007
Huấn luyện dã chiến.
Huấn luyện dã chiến.
Nhảy dù trên không ở tầng trời thấp.
Nhảy dù trên không ở tầng trời thấp.
Lực lượng đặc nhiệm Hải quân Trung Quốc huấn luyện bắn đạn thật, sử dụng súng máy hạng nặng.
Lực lượng đặc nhiệm Hải quân Trung Quốc huấn luyện bắn đạn thật, sử dụng súng máy hạng nặng.
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu)