Máy bay thế hệ thứ 6 của Nhật-Mỹ sẽ áp chế J-20 của TQ

23/10/2011 08:33
Đông Bình (Theo Liên hợp Buổi sáng)
(GDVN) - Hiện nay, hợp tác phát triển máy bay chiến đấu đã trở thành xu thế tất yếu, theo đó Nhật-Mỹ cần hợp tác phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6.

Báo “Văn Hối” Hồng Kông đưa tin, ngày 13/10, tờ “Sankei Shimbun” đăng bài “Nhật-Mỹ cần tiến hành hợp tác phát triển máy bay thế hệ thứ 6 đúng nghĩa” của tác giả James Aure – Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu và hợp tác Mỹ-Nhật, Đại học Vanderbilt/Mỹ. Nội dung cơ bản như sau:

Trong những năm 1980, Nhật Bản quyết định sử dụng máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ chế tạo làm nền tảng để hợp tác với Mỹ phát triển máy bay chiến đấu F-2. Mặc dù điều này hoàn toàn không phải là hợp tác phát triển đơn thuần, nhưng hai bên đều từng trông đợi điều này sẽ trở thành hình mẫu cho hợp tác phát triển trong tương lai với ý nghĩa thực sự.

Máy bay chiến đấu F-2 là được Nhật-Mỹ hợp tác phát triển trên nền tảng của F-16
Máy bay chiến đấu F-2 là được Nhật-Mỹ hợp tác phát triển trên nền tảng của F-16

Không quân Nhật Bản hiện có 260 máy bay chiến đấu trong đó có máy bay F-4, F-15 và F-2. F-4 dự kiến sẽ sớm cho nghỉ hưu, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang lựa chọn máy bay chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo (FX) từng bước thay thế cho F-4.

Trung-Nga cần gấp rút phát triển máy bay chiến đấu

Khả năng phòng vệ trên không của các nước đang được tăng cường nhanh chóng. Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đa chức năng là T-50 của Nga đã bay thử lần đầu tiên vào năm 2010, máy bay này có thể được triển khai ở xung quanh Nhật Bản vào năm 2015-2016.

Máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc đã bay thử vào tháng 1/2011, được cho là máy bay thế hệ thứ 5. Có tin còn cho biết, Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 khác. Trung Quốc phát triển vũ khí thường sớm hoàn thành so với dự kiến.

Nhật có khả năng lựa chọn máy bay chiến đấu tàng hình F-35 làm mẫu để phát triển máy bay chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo
Nhật có khả năng lựa chọn máy bay chiến đấu tàng hình F-35 làm mẫu để phát triển máy bay chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo

Trong bối cảnh này, Nhật Bản lựa chọn máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm làm máy bay chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo cũng rất hợp lý. Nhật Bản hiện đang tập trung vào 3 loại máy bay gồm F-35, FA-18 của Mỹ và Typhoon của châu Âu để đánh giá về các mặt tính năng, giá cả và phương thức tham gia của các doanh nghiệp trong nước, có thể đưa ra kết luận trong năm.

Trong ba mô hình, F-35 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 duy nhất đúng nghĩa. Mặc dù giá cả máy bay F-35 cao hơn so với loại máy bay khác, nhưng nó là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 có khả năng tàng hình và đa chức năng ưu việt. Nhật Bản từng cố gắng có được F-22, một loại máy bay chiến đấu cũng thuộc thế hệ thứ 5, nhưng máy bay chiến đấu F-22 chỉ chế tạo 187 chiếc chuyên cung cấp cho không quân Mỹ sử dụng, sau đó đã dừng sản xuất.

Dự kiến sẽ có ​​hơn 2.400 máy bay chiến đấu F-35 được sản xuất để cung cấp cho không quân, hải quân và hải quân lục chiến Mỹ sử dụng, Australia, Canada và các nước khác sẽ mua 800 chiếc. Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore cũng đang tìm cách mua máy bay chiến đấu F-35.

Nhập khẩu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 thực sự

Từ khi bay thử vào năm 2006 đến nay, thân và động cơ máy bay chiến đấu F-35 liên tục được hoàn thiện. Ngoài bay thử, việc phát triển các phần mềm khác cũng có trình độ tương đối cao.

Máy bay tấn công liên hợp F-35 là máy bay chiến đấu tàng hình đa năng 1 chỗ ngồi, 1 động cơ, có thể thực hiện các nhiệm vụ như chi viện trên không tầm gần, ném bom chiến thuật và phòng không, do các nước Mỹ, Canada, Anh, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Đan Mạch, Na Uy và Australia hợp tác phát triển, do Công ty Lockheed Martin chế tạo.
Máy bay tấn công liên hợp F-35 là máy bay chiến đấu tàng hình đa năng 1 chỗ ngồi, 1 động cơ, có thể thực hiện các nhiệm vụ như chi viện trên không tầm gần, ném bom chiến thuật và phòng không, do các nước Mỹ, Canada, Anh, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Đan Mạch, Na Uy và Australia hợp tác phát triển, do Công ty Lockheed Martin chế tạo.

Mặc dù máy bay F-35B của lực lượng hải quân lục chiến Mỹ bị trì hoãn phát triển do đối mặt với vấn đề kỹ thuật, công nghệ, nhưng công việc phát triển máy bay F-35A/C cung cấp cho không quân và hải quân Mỹ sử dụng đang được tiến hành thuận lợi. Việc thử bay của giai đoạn phát triển F-35 sẽ hoàn thành toàn bộ vào đầu năm 2016, nếu Nhật Bản quyết định lựa chọn loại máy bay chiến đấu này, thì rất dễ mua nó vào năm này.

Có nguồn tin từ Mỹ cho biết, F-35 là do 9 nước hợp tác sản xuất, nhưng các doanh nghiệp Nhật Bản hứa hẹn đảm đương lắp ráp thân, động cơ máy bay và sản xuất các linh kiện chủ yếu.

Tại Nhật Bản, cơ sở sản xuất và kỹ thuật của máy bay chiến đấu phần lớn phụ thuộc vào các công ty tư nhân, mở rộng các cơ sở sản xuất, công nghệ của ngành công nghiệp máy bay phù hợp với lợi ích quốc gia. Khi đánh giá 3 loại máy bay chiến đấu, Bộ Quốc phòng Nhật Bản coi cách thức tham gia của các doanh nghiệp trong nước là một tiêu chuẩn quan trọng, lý do đang ở đó.

Máy bay chiến đấu Typhoon của châu Âu có tính năng ưu việt, lượng tải đạn lớn
Máy bay chiến đấu Typhoon của châu Âu có tính năng ưu việt, lượng tải đạn lớn

Máy bay FA-18 và Typhoon có tính năng ưu việt, giá cả hợp lý, lại cho phép doanh nghiệp tham gia. Nhưng vấn đề ở chỗ, hai loại máy bay này không phải là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đúng nghĩa.

Bảo đảm cho Nhật-Mỹ tương thích lẫn  nhau

Quan sát tình hình phát triển máy bay chiến đấu của các nước xung quanh Nhật Bản có thể nhận thấy, khi lựa chọn F-X, Nhật Bản không nên chỉ sử dụng giá cả và mức độ tham gia sản xuất làm tiêu chuẩn, ưu thế tính năng càng quan trọng hơn. Hơn nữa, không quân Mỹ đóng tại Nhật Bản có kế hoạch triển khai máy bay F-22 hoặc F-35, thậm chí cả 2 loại máy bay này trong tương lai. F-35 được Nhật Bản và đồng minh triển khai sẽ có khả năng tương thích tốt nhất.

Máy bay FA-18 nằm trong sự lựa chọn phát triển máy bay chủ lực thế hệ mới của Nhật Bản
Máy bay FA-18 nằm trong sự lựa chọn phát triển máy bay chủ lực thế hệ mới của Nhật Bản

Dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu F-2 của Nhật Bản ngừng sản xuất vào tháng 9/2011. Trong mấy năm tới, Nhật Bản chắc chắn sẽ chọn một máy bay chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo trong số những mẫu máy bay hiện có. Về việc tăng cường nền tảng công nghệ sản xuất của ngành chế tạo máy bay, Nhật Bản lựa chọn máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của thế giới làm máy bay chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo của không quân Nhật Bản có ý nghĩa quan trọng.

Mỹ xây dựng cơ sở lắp ráp và công nghệ của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 tại Nhật Bản chứ không phải Hàn Quốc (nước cũng xem xét nhập khẩu F-35), có lợi cho lợi ích quốc gia của Nhật Bản.

Chính như máy bay chiến đấu F-2 hoàn toàn không phải là sản phẩm hợp tác sản xuất Nhật-Mỹ đúng nghĩa, cho dù Nhật Bản lựa chọn mẫu máy bay nào làm máy bay chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo, F-X đều không phải là sản phẩm hợp tác phát triển Nhật-Mỹ đúng nghĩa.

Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5, nhưng trong tương lai nó có thể phải đối mặt với máy bay thế hệ thứ 6 do Nhật-Mỹ hợp tác phát triển. Trong hình là máy bay J-20 của Trung Quốc đang bay thử.
Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5, nhưng trong tương lai nó có thể phải đối mặt với máy bay thế hệ thứ 6 do Nhật-Mỹ hợp tác phát triển. Trong hình là máy bay J-20 của Trung Quốc đang bay thử.

Nhưng, sau khi Nhật Bản lựa chọn máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 làm máy bay chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo, cần lập tức bàn bạc với Mỹ tiến hành hợp tác phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 đúng nghĩa. Xét tới tình hình phát triển của Nga và Trung Quốc, hai nước Nhật-Mỹ nên nhất định được tính tất yếu của việc hợp tác phát triển máy bay chiến đấu trong thế kỷ 21.

Đông Bình (Theo Liên hợp Buổi sáng)