Máy bay trên tàu sân bay Trung Quốc ngang cơ với F-18 của Mỹ?

19/08/2011 06:31
(GDVN) - Máy bay nào được trang bị là tùy thuộc vào loại tàu sân bay, tính năng sử dụng của tàu Thi Lang cần có loại máy bay phù hợp.

(GDVN) – Tàu sân bay Thi Lang có thể mang theo gần 50 máy bay, trang bị pháo phòng thủ tầm gần có khả năng phóng 8.000 quả đạn/phút. Tuy nhiên, tàu Thi Lang có ý nghĩa khám phá lớn hơn nhiều so với ý nghĩa tác chiến thực tế.

Trung Quốc hiện vừa hoàn thành chạy thử lần đầu tàu sân bay Thi Lang và tiếp tục đưa vào nhà máy đóng tàu Đại Liên thử nghiệm và cải tạo. Điều này đánh dấu, thời đại tàu sân bay của Trung Quốc đã đến, “giấc mơ tàu sân bay” của người Trung Quốc đã dần trở thành hiện thực.

Hiện nay, dư luận đang quan tâm đến sức mạnh của tàu sân bay. Nhìn vào các hình ảnh của tàu Thi Lang trên các phương tiện thông tin đại chúng có thể đánh giá, nói chung công việc sửa chữa và cải tạo sắp hoàn thành toàn bộ, công tác kiểm tra hoạt động có thể bắt đầu vào năm nay.(Xem thêm:Robert Gate đến thăm Bắc Kinh, Trung Quốc lại khoe J-20 )

Có thể mang theo gần 50 máy bay

Tuy J-15 đã kế thừa Su-27, có lượng tải đạn khá lớn, nhưng cất cánh kiểu nhảy cầu yêu cầu về trọng lượng cất cánh rất nghiêm ngặt, không thể mang theo thùng dầu phụ, lượng tên lửa mang theo cũng rất ít.
Tuy J-15 đã kế thừa Su-27, có lượng tải đạn khá lớn, nhưng cất cánh
kiểu nhảy cầu yêu cầu về trọng lượng cất cánh rất nghiêm ngặt, không
thể mang theo thùng dầu phụ, lượng tên lửa mang theo cũng rất ít.

Nói về tàu Thi Lang, ta có thể tham khảo tàu Đô đốc Kuznetsov của Nga: chiều dài khoảng 302 m, chiều rộng gần 70,5 m; lượng choán nước tiêu chuẩn (trọng lượng tàu rỗng) là 53.000 – 55.000 tấn, lượng choán nước đầy (đầy đủ vũ khí trang bị) khoảng 67.000 tấn; tốc độ 29-31 hải lý/giờ, tức là mỗi giờ có thể chạy 53,7 – 57,4 km.

Sức chiến đấu của tàu sân bay chủ yếu dựa vào máy bay được trang bị. Máy bay nào được trang bị là tùy thuộc vào loại tàu sân bay, tính năng sử dụng của tàu Thi Lang cần có loại máy bay phù hợp. (Xem thêm: Bước vào câu lạc bộ tàu sân bay, Trung Quốc gia tăng đe doạ láng giềng)

Theo phân tích này, máy bay chiến đấu chính của tàu sân bay Thi Lang có thể là Su-33 do Nga chế tạo, máy bay J-15, máy bay trực thăng cảnh báo sớm và máy bay trực thăng chống tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất, tổng cộng không quá 50 chiếc.

Tàu Thi Lang ở nhà máy đóng tàu Đại Liên.
Tàu Thi Lang ở nhà máy đóng tàu Đại Liên.

Báo chí và các chuyên gia quốc phòng phương Tây sớm đã quan tâm đến chương trình máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc. Họ gọi J-15 là “cá mập bay”, và cho rằng nó rất có thể trở thành máy bay đầu tiên trang bị cho tàu sân bay Trung Quốc. (Xem thêm:Trung Quốc tiếp tục thử nghiệm thành công máy bay tàng hình J-20?)

Máy bay này do Công ty Máy bay Thẩm Dương thiết kế, thuộc máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba, được phát triển trên nền tảng máy bay Su-33 do Nga chế tạo. Về tính năng của J-15, có nhiều ý kiến khác nhau.

Theo một chuyên gia vũ khí Trung Quốc, thiết bị điện tử trên không và hệ thống dẫn đường tên lửa của J-15 tiên tiến hơn máy bay chiến đấu kiểu Nga; một số công nghệ và tính năng có thể so sánh với máy bay chiến đấu chính F/A-18C Hornet của tàu sân bay Mỹ.(Xem thêm:Chiến đấu cơ thế hệ 5 thứ 2, sự rò rỉ thông tin có chủ đích của TQ?)

Lượng tải đạn và nhiên liệu của Su-33 đều không thua kém máy bay khác trên tàu sân bay, nhưng do yêu cầu cất cánh kiểu nhảy cầu, nó nhất định phải “hy sinh” lượng tải đạn hoặc tải nhiên liệu, khiến cho máy bay cảnh báo sớm cánh cố định không thể trang bị cho tàu Thi Lang.
Lượng tải đạn và nhiên liệu của Su-33 đều không thua kém máy bay
khác trên tàu sân bay, nhưng do yêu cầu cất cánh kiểu nhảy cầu, nó
nhất định phải “hy sinh” lượng tải đạn hoặc tải nhiên liệu, khiến cho
máy bay cảnh báo sớm cánh cố định không thể trang bị cho tàu Thi
Lang.

Tuy nhiên, khoảng cách bay của J-15 khá ngắn, nguyên nhân chủ yếu là vì nó phải cất cánh trên đường băng kiểu nhảy cầu theo góc xiên nhất định, không thể mang theo nhiên liệu quá nặng.

Còn phía dưới đường băng của tàu sân bay Mỹ có thiết bị đẩy mạnh, có thể hỗ trợ lớn cho máy bay cất cánh và mang theo nhiều nhiên liệu hơn. Khoảng cách bay khá thấp sẽ hạn chế rất lớn J-15 phát huy tính năng. (Xem thêm:Mỹ đang mất dần ưu thế về công nghệ máy bay tàng hình?)

Với tính cách là hạt nhân của hải quân viễn dương số 1 Trung Quốc trong tương lai, tàu sân bay Thi Lang chắc chắn phải có khả năng chỉ huy cảnh báo sớm trên không nhất định. Phương thức cất cánh kiểu nhảy cầu làm cho máy bay cảnh báo sớm cánh cố định không thể trang bị cho tàu sân bay Thi Lang.

Su-27, Su-30 của hải quân Trung Quốc không thể phát huy hết tiềm năng ban đầu khi cất cánh trên tàu sân bay.
Su-27, Su-30 của hải quân Trung Quốc không thể phát huy hết tiềm
năng ban đầu khi cất cánh trên tàu sân bay.

Do tốc độ của máy bay trực thăng cảnh báo sớm tương đối chậm, cần dựa vào ngoại lực của máy phóng, mới có thể bảo đảm cho nó không rơi xuống nước sau khi rời khỏi đường băng tàu sân bay. Vì vậy, trang bị máy bay trực thăng cảnh báo sớm là sự lựa chọn hàng đầu của tàu sân bay Thi Lang.(Xem thêm:Mỹ sẽ dùng tác chiến nhất thể hải-không quân khi xung đột với Trung Quốc)

Hiện nay có thể cơ bản kết luận, sau khi tàu sân bay Thi Lang được biên chế, sẽ được trang bị máy bay chiến đấu J-15 và máy bay trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 do Nga chế tạo. Ngày 22/6/2011, phía Nga tuyên bố, hợp đồng cung cấp 9 máy bay Ka-31 cho Trung Quốc đã hoàn tất.

Su-27, Su-30 của hải quân Trung Quốc không thể phát huy hết tiềm năng ban đầu khi cất cánh trên tàu sân bay.
Su-27, Su-30 của hải quân Trung Quốc không thể phát huy hết tiềm
năng ban đầu khi cất cánh trên tàu sân bay.

Khoảng cách do thám của loại máy bay trực thăng cảnh báo sớm này là 115 km, có thể tự động theo dõi 20 mục tiêu trên không, tốc độ bay tối đa 250 km, hành trình tối đa 600 km. Có tin còn cho biết, trong tương lai K-31 của tàu sân bay Thi Lang có thể sẽ được máy bay trực thăng cảnh báo sớm Z-8 do Trung Quốc sản xuất thay thế. (Xem thêm:Trung Quốc nói về tàu sân bay của Hải quân Thái Lan, Nga (P5))

Sau khi tàu sân bay Thi Lang được biên chế, bán kính bao trùm và kiểm soát hiệu quả của nó có thể không quá 600 m, bởi vì hành trình của J-15 sau khi cất cánh từ tàu sân bay dự kiến sẽ trong phạm vi này.

Trong khu vực này, dựa vào sự chỉ huy dẫn đường của radar trên tàu sân bay và máy bay trực thăng cảnh báo sớm, J-15 vừa có thể bảo vệ hiệu quả cho hạm đội tàu sân bay không bị lực lượng trên không và trên biển của đối phương tấn công, đồng thời cũng có thể thực hiện tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển của đối phương. (Xem thêm: Nguy cơ xảy ra xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc trong tương lai)

Su-27, Su-30 của hải quân Trung Quốc không thể phát huy hết tiềm năng ban đầu khi cất cánh trên tàu sân bay.
Su-27, Su-30 của hải quân Trung Quốc không thể phát huy hết tiềm
năng ban đầu khi cất cánh trên tàu sân bay.

Một khi vượt khỏi phạm vi này, J-15 chỉ có thể tác chiến dựa vào hệ thống radar riêng.

Có chuyên gia cho rằng, trên phương diện máy bay trang bị cho tàu sân bay, hệ thống chỉ huy tàu sân bay, biên đội chiến đấu đồng bộ tàu sân bay và đào tạo nhân lực chuyên nghiệp, hải quân Trung Quốc mới vừa có bước khởi đầu.

Trong tình hình đó, muốn tàu sân bay Thi Lang có khả năng tấn công và phòng thủ tổng hợp trên biển gần và biển xa, ít nhất cần thời gian khoảng 10 năm. (Xem thêm: Không quân Mỹ sẽ thay thế toàn bộ máy bay do thám U-2 trước 2015)

Hệ thống phòng thủ gần tiên tiến


Ngoài máy bay, bản thân tàu sân bay Thi Lang cũng có khả năng chiến đấu nhất định, chủ yếu là khả năng phòng thủ khoảng cách gần. Nếu phòng tuyến ngoại vi do máy bay tạo ra bị phá vỡ, vũ khí phòng thủ khoảng cách gần được trang bị trên tàu sân bay Thi Lang sẽ phát động cuộc tấn công quyết liệt đối với kẻ tấn công.

Máy bay Hornet của quân đội Mỹ khi cất cánh không những có thể mang theo lượng lớn tên lửa, mà còn có thể mang theo nhiều thùng dầu phụ, khả năng tấn công và khả năng bay liên tục đều khá mạnh.
Máy bay Hornet của quân đội Mỹ khi cất cánh không những có thể
mang theo lượng lớn tên lửa, mà còn có thể mang theo nhiều thùng
dầu phụ, khả năng tấn công và khả năng bay liên tục đều khá mạnh.

Trong các vũ khí phòng thủ gần, thứ gây chú ý nhất chính là pháo phòng thủ gần. Pháo phòng thủ gần trên thế giới hiện có phổ biến là 6 nòng hoặc 7 nòng, tốc độ phóng là 4.000 – 6.000 phát/phút.(Xem thêm:Hải quân Mỹ thử thành công tên lửa siêu "khủng" JSOW С-1)

Bốn góc thân tàu sân bay Thi Lang đã được trang bị pháo phòng thủ gần siêu tốc 11 nòng mới nhất do Trung Quốc tự sản xuất, mỗi phút có thể phóng khoảng 8.000 quả đạn có đường kính 30 mm, có thể sát thương mục tiêu ngoài 4 – 5 km.

Máy bay Hornet của quân đội Mỹ khi cất cánh không những có thể mang theo lượng lớn tên lửa, mà còn có thể mang theo nhiều thùng dầu phụ, khả năng tấn công và khả năng bay liên tục đều khá mạnh.
Máy bay Hornet của quân đội Mỹ khi cất cánh không những có thể
mang theo lượng lớn tên lửa, mà còn có thể mang theo nhiều thùng
dầu phụ, khả năng tấn công và khả năng bay liên tục đều khá mạnh.

Tàu sân bay Thi Lang vốn có 12 giếng phóng tên lửa chống hạm, tầm phóng tên lửa vượt 500 km. Nhưng có tin cho biết, những giếng phóng này bị dỡ bỏ trong quá trình cải tạo để trang bị nhiều hơn máy bay và các thiết bị khác. (Xem thêm: Trung Quốc dùng nhiều tên lửa để đối phó với vũ khí Mỹ )

Tuy nhiên, tàu sân bay Thi Lang đã có một hệ thống tên lửa phòng không tầm gần nội địa mới, đó là FL-3000N.

Hệ thống này có khả năng phóng nhiều và đều, tên lửa dài 2 m, đường kính 120 mm, hành trình tối đa vượt 10 km, có đặc điểm là tốc độ phản ứng nhanh, độ dẫn đường chính xác cao, có thể ngăn chặn có hiệu quả các loại tên lửa chống hạm siêu âm và dưới tốc độ âm thanh. (Xem thêm: Chuyện về 3 chiếc tiêm kích Su-27 của Nga bị rơi ở Cam Ranh, Việt Nam)

Nói chung, so với tàu sân bay Mỹ có bán kính tác chiến từ 1.000 km trở lên, biên đội tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc thuộc loại tự vệ viễn dương điển hình, sức mạnh tác chiến kiểu phòng thủ, tuyệt đối không “đầy đe dọa” như lời nói của các nước phương Tây.

Trong điều kiện công nghệ tự thân thiếu hụt, các nước phát triển tiến hành phong tỏa công nghệ, tàu sân bay Thi Lang có khả năng tác chiến hiện có, đủ khả năng nắm chắc phần thắng khi giải quyết xung đột biển trong khu vực.

Có thể nói, việc thử nghiệm tàu Thi Lang, ý nghĩa khám phá lớn hơn nhiều so với ý nghĩa chiến đấu thực tế. (Xem thêm: Con đường “Nam quốc sơn hà” (Kỳ 1))

{iarelatednews articleid='11102,11089,10351,10862,10883,10824,10738,10687,10578,10577,10547,10519,10503,10459,10432,10417,10397,10343'}

Đông Bình (Theo báo Phượng Hoàng)