Máy bay vận tải đa năng Nga-Ấn bước vào giai đoạn thiết kế ban đầu

27/10/2012 09:52
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
(GDVN) - Tham vọng của Nga-Ấn là sản xuất hàng loạt máy bay vận tải đa năng MTA trước năm 2020, vừa trang bị vừa xuất khẩu.
Mô hình máy bay vận tải đa năng MTA do Ấn-Nga hợp tác sản xuất. Máy bay vận tải đa năng MTA sẽ trang bị 2 động cơ (dòng động cơ Rolls-Royce BR-170 của Anh hoặc D-436T của Nga), tốc độ tối đa khoảng 800 km/h, có buồng lái hiện đại gồm 6 màn hình đa chức năng.

Mô hình máy bay vận tải đa năng MTA do Ấn-Nga hợp tác sản xuất. Máy bay vận tải đa năng MTA sẽ trang bị 2 động cơ (dòng động cơ Rolls-Royce BR-170 của Anh hoặc D-436T của Nga), tốc độ tối đa khoảng 800 km/h, có buồng lái hiện đại gồm 6 màn hình đa chức năng.

Ngày 24/10, tờ “Jane’s Defence Weekly” có bài viết cho rằng, Nga và Ấn Độ đã ký kết hợp đồng giai đoạn thiết kế sơ bộ máy bay vận tải đa năng (MTA).

Được biết, hợp đồng này được Công ty TNHH Hàng không Hindustan (HAL) và Công ty Chế tạo Máy bay liên hợp Nga ký kết vào ngày 12/10/2012.

Cùng với việc ký kết hợp đồng này, Nga và Ấn Độ sẽ bắt tay vào công tác thiết kế ban đầu đối với máy bay vận tải đa năng này. Giai đoạn thiết kế ban đầu sẽ là 10 tháng, sau đó sẽ bước vào giai đoạn thiết kế chi tiết.

Tháng 5/2012, Công ty Chế tạo Máy bay liên hợp Nga cùng với Công ty TNHH Hàng không Hindustan Ấn Độ đã ký kết hợp đồng, đồng ý hợp tác sản xuất máy bay vận tải đa năng. Trên cơ sở chương trình hợp tác sản xuất này, Nga và Ấn Độ sẽ cùng sản xuất 205 máy bay, trong đó 45 chiếc sẽ trang bị cho Không quân Ấn Độ, còn 100 chiếc sẽ trang bị cho Không quân Nga, 60 chiếc sẽ dùng để xuất khẩu.

Cục Thông tin truyền thông nhà nước Ấn Độ cho biết, Nga và Ấn Độ đã ký kết thỏa thuận hợp tác về phát triển máy bay vận tải đa năng 15-20 tấn, doanh nghiệp liên doanh giữa Công ty Chế tạo Máy bay liên hợp Nga và Công ty TNHH Hàng không Hindustan Ấn Độ cũng đã được thành lập vào năm 2010.

Máy bay MTA dự kiến sải cánh dài 30 m, cao 3,15 m. MTA có đuôi hình chữ T bố trí cao, kết cấu máy bay là hợp kim nhôm cao cấp, bố trí khí động học hoàn hảo.
Máy bay MTA dự kiến sải cánh dài 30 m, cao 3,15 m. MTA có đuôi hình chữ T bố trí cao, kết cấu máy bay là hợp kim nhôm cao cấp, bố trí khí động học hoàn hảo.

Đối với vấn đề này, có bình luận cho rằng, tải trọng có hiệu quả của máy bay vận tải đa dụng này là 15-20 tấn, cùng cấp với máy bay vận tải C-130 Hercules do Công ty Lockheed Martin Mỹ sản xuất và máy bay vận tải KC-390 do Công ty Công nghiệp Hàng không Brazil nghiên cứu chế tạo (tải trọng của 2 máy bay này đều là 19 tấn).

Điều này làm cho máy bay vận tải đa năng này sẽ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu, cho dù giá cả tương đối thấp của loại máy bay vận tải này có thể giành được sự quan tâm của một số khu vực kém phát triển.

Bình luận còn cho rằng, trước khi tiến hành xuất khẩu, máy bay vận tải này phải được chế tạo thuận lợi. Tình hình trì trệ đã gây ra rất nhiều lời chỉ trích. Tình hình thực sự như vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony đã bày tỏ sự lo ngại, cho rằng: “Ấn Độ bày tỏ lo ngại về sự tiến triển chậm chạp trong thiết kế và phát triển máy bay vận tải đa năng”.

Xét tới tình hình này, Nga và Ấn Độ hy vọng thông qua ký kết hợp đồng thiết kế ban đầu máy bay vận tải đa năng để tăng thêm động lực cho chương trình này, nhằm đạt được mục tiêu tiến hành trang bị và xuất khẩu máy bay vận tải này trước năm 2020.

Máy bay MTA được thiết kế để thay thế máy bay Hawker Siddeley của Không quân Ấn Độ và An-26, An-30 của Nga đã lỗi thời.
Máy bay MTA được thiết kế để thay thế máy bay Hawker Siddeley của Không quân Ấn Độ và An-26, An-30 của Nga đã lỗi thời.
MTA sẽ bay thử lần đầu tiên vào năm 2017, bắt đầu từ năm 2019 sẽ sản xuất hàng loạt.
MTA sẽ bay thử lần đầu tiên vào năm 2017, bắt đầu từ năm 2019 sẽ sản xuất hàng loạt.
MTA sẽ dùng để thay thế một bộ phận máy bay vận tải hiện có của Không quân Ấn Độ và Nga.
MTA sẽ dùng để thay thế một bộ phận máy bay vận tải hiện có của Không quân Ấn Độ và Nga.
Máy bay vận tải An-32 của Ấn Độ, mua của Nga
Máy bay vận tải An-32 của Ấn Độ, mua của Nga
Máy bay vận tải chiến thuật C-130J Super Hercules, Ấn Độ mua của Mỹ. Tính đến năm 2009, Ấn Độ có khoảng 100 máy bay vận tải hạng trung An-32 và 20 máy bay vận tải hạng nặng IL-76. Năm 2008, Ấn Độ ký hợp đồng mua 6 máy bay vận tải C-130 Hercules của Mỹ.
Máy bay vận tải chiến thuật C-130J Super Hercules, Ấn Độ mua của Mỹ. Tính đến năm 2009, Ấn Độ có khoảng 100 máy bay vận tải hạng trung An-32 và 20 máy bay vận tải hạng nặng IL-76. Năm 2008, Ấn Độ ký hợp đồng mua 6 máy bay vận tải C-130 Hercules của Mỹ.
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)