Metronom - Lời giải cho sức mạnh cường kích Nga

30/10/2012 14:04
Theo Đất Việt
Năm 2013, Không quân Nga sẽ nhận được hệ thống chỉ huy không quân cường kích tự động hoá ASU đầu tiên.
Tăng sức mạnh cường kích lên chục lần Đại diện Bộ Quốc phòng nói với Izvestia rằng, ASU do các hãng  Gefest IT và RadioAvionika nghiên cứu chế tạo đã được thử nghiệm thành công trong diễn tập Kavkaz– 2012 Theo đánh giá của các quân nhân, trang bị này nâng sức mạnh tấn công của Không quân Nga lên hàng chục lần, bởi nó cho phép tiêu diệt mục tiêu chỉ trong vòng 2– 3 phút sau khi phát hiện. Đại diện Không quân Nga tham gia thử ASU kể với Izvestia: “Metronom liên kết người dẫn đường hàng không, sở chỉ huy trên không, các chỉ huy trên mặt đất và các máy bay cường kích thành một mạng thống nhất. Sau khi phát hiện mục tiêu, người dẫn đường hàng không đánh dấu nó trên bản đồ điện tử của máy tính bảng và xác định loại mục tiêu (xe tăng,  xe chiến đấu bộ binh, bộ binh đang… Không đầy một giây, mục tiêu hiển thị trên màn hình của sở chỉ huy trên không, nơi sẽ đưa ra quyết định máy bay nào sẽ tiêu diệt mục tiêu này. Máy tính điện tử của Sở chỉ huy trên không lập và truyền lệnh cho phi công, người này chỉ còn việc ném bom”. Theo ông này, thử nghiệm Metronom đã được thử nghiệm tại trường bắn Ashuluk ở tỉnh Astrakhan hôm 21/9/2012. Tại đó, chỉ những người dẫn đường hàng không thuộc lữ đoàn bộ binh cơ giới số 5 và các máy bay cường kích mặt trận Su–24M từ căn cứ không quân số 6980 ở Ekaterinburg có mặt.
Máy bay cường kích mặt trận Su–24M.
Máy bay cường kích mặt trận Su–24M.
Còn sở chỉ huy  trên không – Máy bay Il–22 bay lượn cách trường bắn 430km trên bầu trời Akhtubinsk. Nguồn tin cho biết, những người dẫn đường hàng không đã phát hiện ra mục tiêu và đánh dấu chúng bằng tổ hợp trinh sát chỉ huy và liên lạc Strelets (Xạ thủ). Dữ liệu được truyền cho sở chỉ huy trên không, các sở chỉ huy lữ đoàn và quân đoàn, ở đó lữ trưởng và tư lệnh chỉ định thêm mục tiêu tấn công khác nếu cần. Tiếp theo máy bay cường kích trong 1 phút đã tiêu diệt mục tiêu”.
Giải quyết bài toán tồn đọng từ thời Liên Xô
Chuyên gia quân sự Nga giải thích: “Chỉ có Su–24M kết nối được với Metronom do được trang bị hệ thống máy tính thành phần chuyên dụng SVP– 24 của Gefest IT. Trong tương lai các máy bay ném bom tầm xa Tu–22M3 sẽ được kết nối được với hệ thống này. Nhưng các loại máy bay cường kích khác sẽ không có SVP– 24 mà chỉ được trang bị các hệ thống của mình”.
Máy bay ném bom tầm xa Tu–22M3 của Không quân Nga.
Máy bay ném bom tầm xa Tu–22M3 của Không quân Nga.
Đại diện tổ hợp công nghiệp quốc phòng than phiền: “Mỗi loại máy bay có ASU của mình buộc phải kết nối chúng lại thành hệ thống thống nhất ở cấp các cơ quan tham mưu và sở chỉ huy trên không, đó là công việc khó khăn và vất vả. Nhưng hoá ra chúng tôi bị trói buộc bởi quan điểm cũ trong lĩnh vực trang thiết bị hàng không”. Vấn đề là ở chỗ từ thời Liên Xô, mỗi loại máy bay cường kích được trang bị hệ thống điện tử (dẫn đường và ngắm bắn) trên máy bay riêng, mà phần lớn là loại analog. Ông Anton Lavrov, chuyên gia độc lập, một trong những tác giả cuốn sách “Quân đội mới của nước Nga” tin chắc Metronom  cần cho không quân Ông này nói: “Các cuộc chiến tranh ở Kavkaz cho thấy là Không quân Nga “bị mù”. Phi công thường không thấy mục tiêu, đánh ngay cả vào quân mình. Còn hợp đồng tác chiến giữa không quân với bộ binh luôn là vấn đề khó khăn của các lực lượng vũ trang Liên Xô/Nga”.
Theo Đất Việt