Mỹ đối phóTrung Quốc: F-35 đột phá vòng ngoài, F-22 thọc sâu

20/01/2012 08:12
Đông Bình (Theo báo Quang Minh)
(GDVN) - Khả năng chống can dự và đối kháng khu vực của Trung Quốc đang buộc Mỹ tìm mọi cách đối phó.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của quân đội Mỹ
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của quân đội Mỹ
Tờ “New York Times” ngày mới đây có bài viết cho biết, sách lược và phương pháp tác chiến chống can dự/đối kháng khu vực của Trung Quốc có thể ép tàu sân bay Mỹ và cụm chiến đấu của nó rời xa khu vực duyên hải Trung Quốc, giảm lượt chiếc tấn công của máy bay chiến đấu Mỹ, tiến tới làm suy yếu hiệu lực chiến đấu của chúng.

Hơn nữa, khả năng tác chiến mạng và tác chiến điện tử của Trung Quốc có thể làm giảm tính chính xác của đạn được dẫn đường bởi vệ tinh tiên tiến của quân Mỹ.

Đối mặt với những mối đe dọa này, Hải quân Mỹ đã đề xuất một loại chiến thuật mới, đó là trước hết dùng máy bay chiến đấu F-35 để xé toang phòng tuyến ngoại vi phòng không của Trung Quốc,

sau đó dùng máy bay chiến đấu tàng hình F-22 (có thể mang theo khoang treo do thám rất nhạy) thâm nhập vào khu vực giao đấu, dẫn đường cho tên lửa hành trình (phóng từ tàu chiến), tấn công các mục tiêu cơ động hoặc bí mật.

Chiến lược quân sự mới của Obama đã tăng cường mức độ coi trọng đối với các vũ khí rẻ tiền như thủy lôi và tấn công mạng. Đối phương sử dụng những vũ khí này hoàn toàn không phải là để đánh thắng quân Mỹ trong chiến đấu, mà là để làm cho quân Mỹ rời xa chiến trường.

Obama và Tiểu ban An ninh quốc gia của ông cho rằng, mối đe dọa này đang là đặc điểm của những thách thức an ninh mà nước Mỹ phải đối mặt trong 10 năm tới, cũng giống như đặc điểm mối đe dọa an ninh trong 10 năm qua là khủng bố và nổi dậy.

Hiện nay, ngày càng nhiều quốc gia, vốn không thể có sức mạnh quân sự ngang hàng với Mỹ, đang trang bị những hệ thống vũ khí này.

Thông qua tận dụng những hệ thống vũ khí này, các nước này có thể làm chậm, gây rối thậm chí ngăn chặn các hành động quân sự của Mỹ.

Kế hoạch chiến tranh hiện đại có thể sẽ rơi sâu vào khó khăn từ phòng không, mìn (địa lôi), gây nhiễu điện tử và tấn công mạng. Điều này có nghĩa là, ưu thế công nghệ và phần cứng của Mỹ sẽ bị suy yếu.

Máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ
Máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ
Trong chiến tranh Iraq và Afghanistan, những quả bom gài ven đường đơn giá chỉ vài trăm USD, đã phá hoại xe bọc thép của quân Mỹ với đơn giá hàng triệu USD,  đã gây thương vong nghiêm trọng cho quân Mỹ, theo đó đã làm giảm thấp mức độ ủng hộ của người dân Mỹ đối với chiến tranh. Đối thủ tiềm tàng của Mỹ đã rút ra được bài học này từ thực tế đó.

Chiến lược quân sự mới của Obama cảnh báo rằng, những hệ thống vũ khí giá khá rẻ này đang chảy vào tay các phần tử khủng bố và lực lượng du kích, đồng thời nhấn mạnh,

Trung Quốc và Iran là những nước chính thông qua phương pháp tác chiến “bất đối xứng” chống lại quân Mỹ.

Vì vậy, khi tuyên bố chiến lược mới này, Obama cho hay, Mỹ cần xây dựng “khả năng hành động khi kẻ thù có ý định chống lại sự can dự của chúng ta”.

Chiến lược quân sự mới chỉ rõ, đáp trả mối đe dọa “chống can dự và đối kháng khu vực” là một trong 10 nhiệm vụ chính của quân đội Mỹ. Quy định này có lợi cho việc phân chia tỷ lệ ngân sách quốc phòng cho các lực lượng hải, lục, không quân và lính thủy đánh bộ của Mỹ.

Chiến lược này còn nhấn mạnh, Mỹ cần phải duy trì khả năng điều động lực lượng quân sự tới những khu vực mà tự do ra vào bị thách thức, kẻ địch sẽ tận dụng khả năng phi đối xứng,

bao gồm tác chiến điện tử và tác chiến mạng, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, hệ thống phòng không tiên tiến, thả ngư lôi và thả mìn, cùng các thủ đoạn khác, làm phức tạp hóa hoạch định tác chiến của quân đội Mỹ.

Trung Quốc tăng cường khả năng chống can dự
Trung Quốc tăng cường khả năng chống can dự
Chẳng hạn, trong cuộc tập trận trên biển gần đây của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, Iran đã mô phỏng tình huống thuyền máy cỡ nhỏ mang theo thuốc nổ mạnh phát động tấn công “đàn ong”; trong chiến đấu thực tế, chỉ cần có một chiếc thuyền máy loại này đột phá tuyến phòng ngự, sẽ có thể làm thủng vỏ tàu chiến của Mỹ.

Giám đốc Viện nghiên cứu Chính sách Cận Đông-Washington là Michael Singh gần đây có bài viết trên tạp chí “Chính sách Ngoại giao” cho rằng,

Hải quân Iran đặc biệt là lực lượng hải quân trong Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran, chủ yếu đầu tư cho xây dựng lực lượng tàu chiến và quân bị thích hợp với tiến hành tác chiến bất đối xứng, chứ không phải là xung đột hạm đối hạm mà Iran hoàn toàn không có cơ thắng.

Ông còn chỉ ra, dưới sự giúp đỡ của Trung Quốc và Nga, Iran cũng đang triển khai thủy lôi chính xác, tàu ngầm cỡ nhỏ và tên lửa hành trình chống hạm.

Nhà nghiên cứu Nathan Freier của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược quốc tế Mỹ cho rằng, đối với những nước buộc phải đi qua eo biển Hormuz và những nước trong khu vực để cho thế lực bên ngoài thuận lợi đi vào khu vực này, Iran có khả năng làm cho họ phải trả giá rất nặng.

Chuyên gia phân tích cho rằng, các thách thức đến từ Trung Quốc nổi bật hơn. Lực lượng tàu ngầm thông thường của Trung Quốc có thể triển khai các hành động lặng lẽ và hiệu quả tại vùng biển xung quanh bờ biển Trung Quốc, đe dọa các tàu chiến nước ngoài.

Trung Quốc còn triển khai tên lửa tầm trung, tầm ngắn và tầm xa, có thể đã triển khai radar và tên lửa đất đối không ở khu vực ven bờ của họ.

Tàu ngầm thông thường lớp nguyên của Hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm thông thường lớp nguyên của Hải quân Trung Quốc
Phát hiện, nhận biết và tấn công tàu chiến của quân đội Mỹ là một hành động quân sự phức tạp. Nhưng, lực lượng phòng ngự mạnh của Trung Quốc có ép tàu sân bay của Mỹ và cụm chiến đấu của nó chỉ có thể hành động trên biển cách duyên hải Trung Quốc hàng trăm thước Anh, đã giảm bớt số lượt tấn công ngày của máy bay chiến đấu, tiến tới làm suy yếu hiệu lực chiến đấu của quân Mỹ.

Nhưng, việc Trung Quốc thiên về tác chiến điện tử và tác chiến mạng có thể mới khiến cho Mỹ lo ngại nhất. Bởi vì, những nỗ lực này có thể làm giảm độ chính xác của đạn dẫn đường từ vệ tinh của quân Mỹ.

Để ứng phó với những mối đe dọa này, nhóm chuyên môn của Không, Hải quân Mỹ đã tổ chức ra một văn phòng, hoàn thiện chiến thuật và trang bị cần thiết cho “tác chiến hợp nhất không-hải quân”.

Trong đó có một quan điểm là sử dụng máy bay chiến đấu F-35 để xé toang phòng tuyến ngoại vi phòng không của đối phương, tiếp theo máy bay chiến đấu tàng hình F-22 (mang theo khoang treo do thám rất nhạy) thâm nhập vào khu vực tranh chấp, đồng thời triển khai hoạt động tấn công ở đó.

Ví dụ như để dẫn đường cho tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến, tấn công các mục tiêu cơ động và kín đáo.

Phó Tham mưu trưởng Không quân Mỹ phụ trách tác chiến, quy hoạch và nhu cầu, Trung tướng Herbert Carlisle cho biết, nếu Mỹ có thể tận dụng khả năng tác chiến mạng,

“tung tin xấu cho đối phương, hoặc có thể làm cho đối phương nảy sinh nghi ngờ về những tin tốt thu được”, thì Mỹ có thể làm nhiễu quá trình quyết sách của đối phương.

Phó Cục trưởng phụ trách tác chiến, kế hoạch và chiến lược trên biển của Hải quân Mỹ Bruce W. Kling cũng cho biết, hiện nay Hải quân Mỹ đang nghiên cứu nghiêm túc chiến lược chống can dự/đối kháng khu vực để tìm hiểu rõ nhận thức của đối phương và những điểm yếu trong khả năng tấn công các mục tiêu của Mỹ.

Tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 của Trung Quốc
Tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 của Trung Quốc
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Thượng tướng Dempsey sắp công bố khái niệm tác chiến trong môi trường chống can dự/đối kháng khu vực.

Được biết, bản báo cáo này dài 65 trang sẽ làm rõ 30 khả năng mà quân đội Mỹ cần trong môi trường tác chiến này.

Đông Bình (Theo báo Quang Minh)