Mỹ: Trung Quốc đã quân sự hoá hàng không vũ trụ

07/03/2012 07:20
Đông Bình (Theo báo Quang Minh)
(GDVN) - Báo Mỹ cho rằng, hoạt động hàng không vũ trụ của Trung Quốc hầu như hoàn toàn do Quân đội Trung Quốc phụ trách và làm chủ.
Vệ tinh quản lý tài nguyên, môi trường... được Trung Quốc phòng sáng ngày 6/11/2004 tại Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên.
Vệ tinh quản lý tài nguyên, môi trường... được Trung Quốc phòng sáng ngày 6/11/2004 tại Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên.

Ngày 28/2, trang mạng “Vũ trụ” Mỹ đưa tin, cấp cao cơ quan tình báo Mỹ cho biết, kế hoạch vũ trụ của Trung Quốc có thể sẽ tạo ra mối đe dọa quân sự nghiêm trọng đối với Mỹ.

Trung Quốc vẫn đang tiếp tục phát triển vũ khí có thể tiêu diệt hoặc làm tê liệt vệ tinh, khiến cho Mỹ và một số nước khác cảm thấy rất lo lắng đối với vệ tinh của mình trên quỹ đạo.

Những quan chức này cho rằng, chương trình không gian mang theo con người đầy tham vọng của Trung Quốc cũng đã gây quan ngại cho các nước khác; bởi vì, những công nghệ liên quan có thể sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự.

Trước khi tổ chức hội nghị tại Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ ngày 16/2, Cục trưởng Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ, Trung tướng Ronald Burgess nói: “Chương trình vũ trụ của Trung Quốc trong đó có các chương trình dân dụng, đã tăng cường khả năng cho Trung Quốc tiêu diệt hoặc làm tê liệt các thiết bị không gian của đối thủ tiềm tàng; đồng thời, cũng đã thúc đẩy sự phát triển khả năng quân sự thông thường của Trung Quốc”.

Burgess đã đưa ra đánh giá này khi đệ trình “Báo cáo đánh giá mối đe dọa an ninh toàn cầu Mỹ hàng năm” của Cục Tình báo – Bộ Quốc phòng.

Giấc mơ hàng không vũ trụ của Trung Quốc

Báo Mỹ cho biết, Trung Quốc hoàn toàn không che giấu tham vọng không gian của mình. Năm 2003, họ trở thành nước thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Liên Xô cũ, độc lập hoàn thành bay vào không gian mang theo con người.

Tháng 11/2011, Trung Quốc tiến hành thành công hoạt động kết nối giữa 2 tàu vũ trụ.
Tháng 11/2011, Trung Quốc tiến hành thành công hoạt động kết nối giữa 2 tàu vũ trụ.

Tháng 11/2011, Trung Quốc đã tiến hành thành công hoạt động kết nối giữa 2 tàu vũ trụ, đây là một bước đi then chốt trong xây dựng trạm không gian của họ. Trung Quốc có kế hoạch thiết lập chính thức trạm không gian của mình vào năm 2020, đồng thời còn muốn đưa người lên Mặt Trăng sau khi xây dựng xong trạm không gian.

Tháng 12/2011, Trung Quốc trở thành quốc gia và khu vực thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Nga, vận hành vệ tinh dẫn đường tự nghiên cứu chế tạo. Hiện nay, hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu chỉ có 10 vệ tinh nhóm, chỉ có thể phủ sóng khu vực châu Á-Thái Bình Dương từ Australia đến Nga.

Tuy nhiên, hệ thống dẫn đường Bắc Đẩu sẽ hoàn toàn xây dựng xong vào năm 2020; lúc đó, nó sẽ là một hệ thống dẫn đường toàn cầu gồm 35 vệ tinh.

Sự ra đời của Bắc Đẩu cuối cùng sẽ làm giảm lớn sự phụ thuộc của Trung Quốc vào GPS. GPS do Quân đội Mỹ kiểm soát, là hệ thống dẫn đường vệ tinh chiếm vị trí chủ đạo trên thế giới.

Burgess cho biết: “Khi xảy ra xung đột, các khách hàng nước ngoài nếu chọn mua thiết bị đầu cuối thu nhận và dịch vụ quân dụng hoặc dân dụng của hệ thống Bắc Đẩu, thì sẽ có tính lựa chọn và độc lập lớn hơn”.

Báo Mỹ cho rằng, Trung Quốc cũng đã phóng rất nhiều vệ tinh dùng cho mục đích khác; trong đó có các vệ tinh dùng cho các mục đích như nghiên cứu, dự báo thời tiết, thông tin và do thám.

Nhưng, cho dù mục đích của chúng không gây hại cho nước khác, bên ngoài cũng khó thực sự hiểu được ý đồ phóng những thiết bị vũ trụ này của Trung Quốc.

Burgess cho rằng: “Bắc Kinh rất ít thừa nhận phát triển chương trình vũ trụ là vì mục đích quân sự. Họ luôn cho biết, tất cả các vệ tinh đều là để tiến hành nghiên cứu khoa học hoặc thỏa mãn nhu cầu dân dụng”.

Có chuyên gia cho biết, chương trình vũ trụ dân dụng và quân dụng của Mỹ được phân tách ít nhất là về danh nghĩa; nhưng hoạt động hàng không vũ trụ của Trung Quốc hầu như hoàn toàn do Quân đội Trung Quốc phụ trách.

Vũ khí chống vệ tinh

Theo báo Mỹ, Trung Quốc đang phát triển công nghệ không gian dùng cho mục đích quân sự thuần túy. Tháng 1/2007, họ đã dùng một quả tên lửa tiêu diệt một vệ tinh khí tượng của họ, tạo ra nhiều rác trong vũ trụ. Cuộc thử nghiệm đó đã gây ra sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ và một số nước.

Nhưng, sau đó Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển khả năng chống vệ tinh; việc tăng cường khả năng này rõ ràng có lợi cho sự phát triển nhiều chương trình hàng không vũ trụ.

Vũ khí năng lượng chùm tia trong tương lai.
Vũ khí năng lượng chùm tia trong tương lai.

Burgess nói: “Bắc Kinh đang phát triển vũ khí gây nhiễu điện tử và năng lượng chùm tia dùng cho mục đích chống vệ tinh; trước khi tiến hành tấn công vệ tinh, cần theo dõi và định vị chuẩn xác đối với vệ tinh. Khả năng này của Trung Quốc đã được tăng cường rất lớn do sự phát triển của các công trình thám hiểm Mặt Trăng, mang theo con người, theo dõi rác vũ trụ”.

Theo báo Mỹ, có chuyên gia cho rằng, từ lâu, Mỹ luôn chiếm địa vị ưu thế tuyệt đối trong lĩnh vực không gian; điều này giúp họ có thể chiếm được “điểm cao cuối cùng” trong các cuộc xung đột quân sự vài chục năm tới. Nếu Trung Quốc hoặc các nước khác đã có khả năng chống vệ tinh, sẽ tạo ra mối đe dọa thực sự đối với ưu thế trong không gian vũ trụ của Mỹ.

Burgess cho rằng: “Nhìn vào góc độ đáp trả trong không gian vũ trụ, Trung Quốc và Nga vẫn đang tiếp tục phát triển hệ thống vũ khí và công nghệ có thể gây nhiễu hoặc làm tê liệt các vệ tinh thu thập tin tức tình báo, thông tin, dẫn đường không gian quan trọng của Mỹ”.

Mỹ luôn theo dõi Trung Quốc phát triển hàng không vũ trụ

Báo Mỹ cho rằng, mọi người không nên cảm thấy ngạc nhiên về lời nói của Burgess, bởi vì Quân đội Mỹ luôn quan tâm đến hoạt động hàng không vũ trụ của Trung Quốc.

Tên lửa đẩy
Tên lửa đẩy

Brian Weeden, chuyên gia phân tích công nghệ hàng không vũ trụ - Quỹ An ninh Thế giới, cựu chuyên gia phân tích quỹ đạo không gian cho biết:

“Trong những lời nói của Burgess liên quan đến Trung Quốc hoàn toàn không có nội dung gì mới, chúng ta biết họ đang phát triển chương trình vũ trụ; con đường phát triển vũ trụ của họ về cơ bản hoàn toàn tương đồng với lịch trình từng trải qua của Mỹ và Liên Xô”.

Weeden cho rằng, tiến hành phân tích sâu sắc đối với mối đe dọa Trung Quốc, sẽ có thể hiểu rõ được ý đồ và ảnh hưởng của Trung Quốc. Ông cũng nhắc nhở mọi người rằng, Trung Quốc thực sự đang đẩy mạnh phát triển chương trình không gian vũ trụ; nhưng họ vẫn lạc hậu so với Mỹ ở đa số lĩnh vực từ thám trắc đến do thám và dẫn đường vũ trụ.

NHỮNG NỘI DUNG CHUYÊN BIỆT
Hải Quân Các Nước
VŨ KHÍ PHÒNG THỦ CỦA IRAN
Lục Quân Các Nước SỨC MẠNH QUÂN SỰ ISRAEL
Không Quân Các Nước Trang bị tên lửa
Quốc Phòng Nhân Dân Việt Nam BẢO TÀNG QUÂN SỰ CÁC NƯỚC
PHÂN TÍCH - GÓC NHÌN Trang bị Không Quân Trung Quốc
Đông Bình (Theo báo Quang Minh)