"Nga có thể chỉ bán cho Trung Quốc phiên bản Su-35 đơn giản hoá"

28/02/2013 08:04
Việt Dũng
(GDVN) - Nga có khả năng bán cho Trung Quốc máy bay chiến đấu Su-35 phiên bản đơn giản hóa, nhưng chắc chắn vẫn trang bị động cơ 117S vì là nhu cầu của TQ.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga

Tờ nguyệt san “Kanwa Defense Review” Canada số tháng 3 (xuất bản trước) có bài viết cho rằng, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga thăm Trung Quốc vào tháng 11, truyền thông Trung Quốc và Nga đã đưa tin liên tục về việc Trung Quốc mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga, nhưng điều đáng chú ý là, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc hoàn toàn không phủ nhận hoàn toàn tin này.

Bài viết này đã tiến hành phân tích về triển vọng và tính khả thi Nga bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc, cho rằng những thông tin có liên quan “không lửa thì làm sao có khói”.

Vấn đề quan trọng là số lượng nhập khẩu và chuyển nhượng công nghệ

Báo Nga từng đưa tin, Trung Quốc và Nga đã ký “thỏa thuận liên chính phủ” sơ bộ về việc Trung Quốc mua 24 máy bay chiến đấu Su-35 của Nga, hầu như “chuyện đã xong”.

Nhưng báo Kanwa cho rằng, Trung-Nga hoàn toàn chưa ký thỏa thuận chính thức, cái gọi là “thỏa thuận sơ bộ” có thể là kỷ yếu hội đàm, bản ghi nhớ, những văn bản này đều được ký trong mỗi cuộc hội đàm. Lần này đã bảo lưu không gian “tiếp tục nghiên cứu”. Nhưng, nó còn cách rất xa việc ký thỏa thuận chính thức, biến số rất lớn.

Trung Quốc và Nga có bất đồng quan trọng về máy bay Su-35 là ở vấn đề số lượng nhập khẩu và chuyển nhượng công nghệ. Đặc biệt là số lượng nhập khẩu, lần này đã giảm xuống còn 24 chiếc, cho thấy đây là con số mà hai bên đều có thể chấp nhận được, các bên đều có sự thỏa hiệp.

Máy bay chiến đấu Su-35S được trang bị cho Quân đội Nga.
Máy bay chiến đấu Su-35S được trang bị cho Quân đội Nga.

Trong nội bộ Nga, sự bất đồng chính là mâu thuẫn giữa cấp cao Chính phủ Nga với công nghiệp quân sự và Quân đội Nga. Các nhà lãnh đạo công nghiệp quân sự Nga phổ biến cho rằng, không thể bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc, hoặc bán với điều kiện là không bị sao chép; nhưng điện Kremli lại có góc độ xem xét vấn đề khác.

Xuất phát từ lợi ích toàn cầu như chính trị và ngoại giao, Chính phủ Nga cho rằng cần bán Su-35 cho Trung Quốc, vì vậy quyền quyết định cuối cùng nằm trong tay Putin.

Nhưng, trước đây, tại các hội nghị như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Nga-Trung, phía Nga nhiều lần đề xuất bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc. Tờ Kanwa cho rằng, điều này cho thấy, trong nội bộ Nga, phái chủ trương bán rõ ràng chiếm ưu thế.

Có tin cho biết, Nga bán Su-35 cho Trung Quốc nhằm mục đích giải quyết vấn đề vốn cho việc nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng hình T-50.

Tờ Kanwa cho rằng, Nga không còn khó khăn như thập niên 1990, tiền không thành vấn đề đối với Nga. Vấn đề thực sự ở chỗ đơn đặt hàng Su-35 quá ít, hiện nay chỉ có Không quân Nga đặt mua 48 chiếc, Trung Quốc ban đầu chỉ muốn mua 4 chiếc, điều này rõ ràng không phù hợp với mong muốn ban đầu của hãng Sukhoi là muốn xuất khẩu lượng lớn để giảm chi phí chế tạo máy bay Su-35.

Bài viết dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng: “Trung Quốc và Nga đều có công nghiệp quốc phòng hoàn chỉnh và khả năng nghiên cứu phát triển trang bị tương đối mạnh, hợp tác quân sự hai nước có triển vọng và không gian phát triển rộng lớn…”. Điều này ngầm cho thấy, Trung Quốc kiên trì muốn có được chuyển nhượng công nghệ máy bay Su-35, số lượng sơ bộ đạt được hiện nay là 24 chiếc.

Máy bay chiến đấu Su-35BM Nga
Máy bay chiến đấu Su-35BM Nga

Kanwa cho rằng, tuy phía Trung Quốc nhiều lần bị chỉ trích vì đã sao chép máy bay chiến đấu của Nga, nhưng phía Trung Quốc cho rằng, hợp tác Trung-Nga không thoải mái lắm không phải do Trung Quốc, mà do Nga kiểm soát công nghệ quá chặt chẽ, khiến cho Trung Quốc không thể đạt được tiến bộ công nghệ với sự cho phép của Nga, vì vậy buộc phải tiến hành tự sao chép.

Trung Quốc muốn công nghệ gì của Su-35?

Tờ Kanwa cho rằng, Trung Quốc muốn nhập khẩu máy bay chiến đấu Su-35 của Nga chủ yếu là do loại máy bay này trang bị động cơ 117S và radar IRBIS-E. Việc nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu J-20 đã làm bộc lộ điểm yếu của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc.

Trước hết là động cơ, khi có được động cơ 117S của Su-35, máy bay J-20 có thể thay đổi trở thành máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư thực sự, tiến hành giấc mơ tuần tra siêu âm, nếu không chỉ có thể nói là “máy bay thế hệ thứ tư đặc sắc Trung Quốc”.

Công nghệ động cơ véc-tơ của Su-35 cũng là thứ Trung Quốc muốn sở hữu cấp bách. Vì vậy, cho dù có chuyển nhượng một phần công nghệ động cơ thì Trung Quốc cũng muốn sở hữu.

Theo bài viết, động cơ WS-15 Thái Hành của Trung Quốc vẫn đang ở trong giai đoạn nghiên cứu chế tạo lõi máy, năm 2012 Trung-Nga đã ký hợp đồng mua bán lô mới động cơ AL-31F/FN, qua đó đã thấy rõ vị trí của động cơ Thái Hành trong Không quân Trung Quốc.

Động cơ máy bay 117S do Nga chế tạo
Động cơ máy bay 117S do Nga chế tạo

Nhưng, công nghiệp động cơ là kế hoạch lớn trăm năm, không thể hoàn thành ngày một ngày hai. Ấn Độ đã từ bỏ tự nghiên cứu chế tạo động cơ có lực đẩy lớn, 15 năm nỗ lực đã bỏ dở trong chốc lát. Với ý nghĩa đó, công nghiệp động cơ hàng không của Trung Quốc đã là “tốt nhất” thế giới. Mặc dù nó còn có khoảng cách rất dài so với Mỹ, Nga.

Kanwa cho rằng, một công nghệ quan trọng khác của Su-35 là radar mảng pha bị động IRBIS (PESA), đây cũng là điểm yếu của Trung Quốc. Radar PESA phiên bản Trung Quốc chỉ tiến hành thử nghiệm ở máy bay chiến đấu J-10.

Phía Trung Quốc cho rằng, radar mảng pha quét điện tử chủ động trang bị cho máy bay chiến đấu đã được nghiên cứu chế tạo thành công.

Thực sự như vậy, Trung Quốc thậm chí bắt đầu chào hàng mô đun T/R với Nga, nhưng muốn tổ chức sản xuất radar AESA với số lượng lớn, thì ngay cả Nga cũng đối mặt với khó khăn to lớn, khó khăn lớn nhất là vấn đề giá thành, ngoài Mỹ, các nước châu Âu đều đau đầu về vấn đề này. Vì vậy, điều Trung Quốc quan tâm thứ hai là radar IRBIS-E.

Theo tờ Kanwa, đây là vấn đề cốt lõi được Nga quan tâm, Nga dám bán Su-35 cho Trung Quốc là do họ đã đưa vào thử nghiệm động cơ dòng 117 tiên tiến hơn để trang bị cho máy bay chiến đấu T-50.

Trung Quốc có tiếp tục bám theo Nga về động cơ do Nga chế tạo trong 20 năm tới hay không, do Trung Quốc tự trả lời.

Động cơ AL-31FN trưng bày tại Triển lãm Hàng không Bắc Kinh
Động cơ AL-31FN trưng bày tại Triển lãm Hàng không Bắc Kinh

Một khi Trung Quốc quyết định sao chép Su-35, công ty máy bay Thẩm Dương sẽ dựa vào kinh nghiệm sao chép Su-33 và Su-30MK2, tiến hành sao chép thân máy bay không phải là vấn đề, radar thì có thể đổi sang bất cứ radar nào của Trung Quốc, vấn đề quan trọng vẫn là ở động cơ.

Nga sẽ bán Su-35 phiên bản đơn giản hóa cho Trung Quốc?

Kanwa cho rằng, phương án này phổ biến nhất trong giới công nghiệp quân sự Nga, từ lâu, công nghiệp quân sự Nga đều xuất khẩu vũ khí phiên bản đơn giản hóa. Thực ra, máy bay Su-27 Nga bán cho Trung Quốc cũng đã tiến hành đơn giản hóa phạm vi nhỏ, Su-35 phiên bản đơn giản hóa Nga bán cho Trung Quốc có thể có những đặc điểm sau:

1. Su-35K chỉ lắp động cơ 117S, không lắp công nghệ đẩy véc-tơ và radar mảng pha.

2. Không lắp 117S, cơ bản tiếp tục sử dụng phiên bản Su-35S của quân Nga. Trung Quốc rất có thể không chấp nhận, vì họ muốn sở hữu động cơ 117S.

3. Chỉ gỡ bỏ công nghệ đẩy véc-tơ.

4. Đơn giản hóa radar, lắp loại khác.

Do Trung Quốc chưa tự chế tạo được động cơ tốt, nên máy bay chiến đấu J-20 của họ phải lắp động cơ AL-31 do Nga chế tạo
Do Trung Quốc chưa tự chế tạo được động cơ tốt, nên máy bay chiến đấu J-20 của họ phải lắp động cơ AL-31 do Nga chế tạo

Như vậy, giá cả giảm xuống. Tóm lại, bỏ đi động cơ 117S là điều không có khả năng lắm. Báo Nga cho biết, 24 máy bay Su-35 chỉ bán với giá 1,5 tỷ USD, đơn giá là 62,5 triệu USD. Điều này gần với giá bán Su-35S của quân Nga nguyên bản.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Việt Dũng