Nhật Bản có thể phát triển tên lửa xuyên lục địa hàng đầu thế giới

15/09/2013 06:50
Việt Dũng
(GDVN) - Nhật Bản phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa "chỉ còn là vấn đề thời gian", vì họ đã nắm chắc tất cả các công nghệ có liên quan.
Tên lửa đẩy mới Epsilon của Nhật Bản
Tên lửa đẩy mới Epsilon của Nhật Bản

Ngày 14 tháng 9, tờ “Tin tức Trung Quốc” đưa tin, trang mạng phát sóng trực tiếp Cơ quan nghiên cứu phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết, cùng ngày tên lửa đẩy mới Epsilon (bị trì hoãn phóng do gặp sự cố trước đó) đã được phóng lên.

Theo tờ "Asahi Shimbun", Nhật Bản vốn có kế hoạch phóng tên lửa này vào 1 giờ 45 phút chiều ngày 14 tháng 9, nhưng tạm thời quyết định lùi thời gian phóng 15 phút.

Ngày 8 tháng 9, Cơ quan nghiên cứu phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản đã tiến hành “diễn thử” phóng tên lửa Epsilon ở đài quan sát không gian vũ trụ Uchinoura (USC) ở Kimotsuki, tỉnh Kagoshima. Tên lửa Epsilon vốn có kế hoạch phóng ngày 27 tháng 8 năm 2013, đây là lần đầu tiên Nhật Bản phóng tên lửa đẩy mới trong 12 năm qua, kể từ khi phóng tên lửa đẩy chủ lực H2A đến nay.

Mạng sina Trung Quốc cũng có bài viết cho rằng, chiều ngày 14 tháng 9, tên lửa đẩy mới Epsilon của Nhật Bản đã được phóng thành công. Thời gian chuẩn bị phóng tên lửa đẩy này ngắn, nhân viên phóng ít, trọng lượng phóng và khả năng đẩy đều tương đương với tên lửa xuyên lục địa thể rắn hạng nặng MX của Mỹ, hoàn toàn có khả năng trở thành tên lửa xuyên lục địa.

Tên lửa đẩy mới Epsilon của Nhật Bản có trọng lượng cất cánh tương đương tên lửa xuyên lục địa thể rắn hạng nặng MX của Mỹ, nhưng năng lực vận tải kém hơn một chút.
Tên lửa đẩy mới Epsilon của Nhật Bản có trọng lượng cất cánh tương đương tên lửa xuyên lục địa thể rắn hạng nặng MX của Mỹ, nhưng năng lực vận tải kém hơn một chút.

Khoảng cách giữa tên lửa đẩy và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa chủ yếu ở 4 công nghệ là động cơ, dẫn đường, quay trở lại bầu khí quyển và chống nhiệt. Việc nghiên cứu chế tạo tên lửa đẩy của Nhật Bản hầu như tiến bước cùng Trung Quốc, phóng vệ tinh nhân tạo trước so với Trung Quốc.

Cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, Mỹ đồng ý chuyển nhượng công nghệ tên lửa đẩy Delta cho Nhật Bản, trở thành nền tảng để Nhật Bản phát triển tên lửa đẩy sau này.

Dưới sự hỗ trợ công nghệ của Mỹ, Nhật Bản đã rất nhanh có được công nghệ sản xuất động cơ dầu ô xi lỏng và công nghệ tên lửa đẩy thể rắn. Sau đó, Mỹ lại cho phép Nhật Bản sản xuất động cơ thể rắn phiên bản sớm. Trên cơ sở đó, Nhật Bản đã cải tiến, nghiên cứu chế tạo ra động cơ tên lửa M-V của mình. Hai lần Mỹ chuyển nhượng công nghệ giúp cho công nghệ tên lửa đẩy của Nhật Bản bước vào hàng tiên tiến trên thế giới.

Tên lửa đẩy thể rắn Epsilon phóng ngày 14 tháng 9 năm 2013 chính là tên lửa đẩy mới dựa trên tên lửa đẩy thể rắn SRB-A và động cơ lớp 2, 3 của tên lửa M-V, tính năng đẩy về cơ bản cùng cấp với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Trung Quốc, tên lửa Minuteman-3 của Mỹ và tên lửa Topol-M của Nga. Nó hoàn toàn khác với đẩy nhiên liệu lỏng được các nước như CHDCND Triều Tiên sử dụng, nó là công nghệ động cơ tên lửa đạn đạo tiên tiến thực sự.

Tên lửa đẩy Epsilon do Nhật Bản nghiên cứu chế tạo
Tên lửa đẩy Epsilon do Nhật Bản nghiên cứu chế tạo

Ngoài ra, trong thế kỷ trước, Nhật Bản đã nắm được công nghệ dẫn đường quán tính không đế (SINS), có thể dùng để dẫn đường cho tên lửa đạn đạo. Nhật Bản còn thông qua phương thức "đánh chạm bóng", tận dụng vệ tinh kiểu quay về, đã nắm được công nghệ quay trở lại bầu khí quyển của đầu đạn.

Đối với tất cả các phần công nghệ của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, Nhật Bản đã hoàn toàn không còn trở ngại. Đương nhiên, tổ hợp những hệ thống này vào sản xuất tên lửa đạn đạo thực sự còn phải có thời gian, nhưng cũng chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Những công nghệ này một khi hoàn thiện, trình độ tên lửa đạn đạo của Nhật Bản có thể đứng hàng đầu thế giới.

Sau đây là một số hình ảnh tên lửa đẩy mới Epsilon của Nhật Bản được phóng ngày 14 tháng 9 năm 2013:

Nhật Bản phóng tên lửa đẩy mới Epsilon
Nhật Bản phóng tên lửa đẩy mới Epsilon
Việt Dũng