Nhật Bản có thể trực tiếp can thiệp xung đột quân sự, chế tạo vũ khí hạt nhân

18/10/2015 17:21
Đông Bình
(GDVN) - Chuyên gia Trung Quốc chọc ngoáy chính sách quốc phòng-an ninh của Nhật Bản, nhưng quên không tự xét chính sách bành trướng lãnh thổ-quân sự của Trung Quốc.

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 18 tháng 10 đưa tin, ngày 16 tháng 10, Diễn đàn Hương Sơn lần thứ 6 do Hội nghiên cứu khoa học quân sự Trung Quốc và Hội nghiên cứu chiến lược quốc tế Trung Quốc hợp tác tổ chức diễn ra ở Trung tâm hội nghị quốc gia Bắc Kinh.

Trung Quốc khoe tên lửa hạt nhân Đông Phong-5B của Trung Quốc tại Lễ duyệt binh ngày 3 tháng 9 năm 2015
Trung Quốc khoe tên lửa hạt nhân Đông Phong-5B của Trung Quốc tại Lễ duyệt binh ngày 3 tháng 9 năm 2015

Theo bài báo, do Nhật Bản gần đây thông qua Luật an ninh mới, dỡ bỏ quyền tự vệ tập thể, tương lai quan hệ Trung Quốc đi về đâu đã gây chú ý cho dư luận.

Trước khi diễn đàn này khai mạc, chuyên gia vấn đề Nhật Bản, nhà nghiên cứu Giang Tân Phượng thuộc Viện khoa học quân sự Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản thông qua Luật an ninh mới thực chất là đã từ bỏ chính sách "chỉ phòng vệ", khả năng Nhật Bản chủ động can thiệp và bị động kéo vào các cuộc xung đột quân sự tăng lên.

Giang Tân Phượng nói: "Nhật Bản luôn tuyên bố tuân thủ chính sách chỉ phòng vệ, nhưng việc thông qua Luật an ninh mới thực chất đã chọc thủng nguyên tắc chỉ phòng vệ".

"Chỉ phòng vệ yêu cầu khi lãnh thổ bị tấn công Nhật Bản mới có thể triển khai đáp trả quân sự có hạn, nhưng Luật an ninh mới đã dỡ bỏ quyền tự vệ tập thể của Nhật Bản,

phạm vi hành động của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã vượt qua lãnh thổ và khu vực xung quanh Nhật Bản, có thể mở rộng đến toàn cầu. Khả năng chủ động can thiệp và bị động kéo vào các cuộc xung đột quân sự của Nhật Bản trong tương lai đã tăng lên".

Trung Quốc khoe tên lửa thông thường kiêm hạt nhân Đông Phong-26 ở Lễ duyệt binh ngày 3 tháng 9 năm 2015
Trung Quốc khoe tên lửa thông thường kiêm hạt nhân Đông Phong-26 ở Lễ duyệt binh ngày 3 tháng 9 năm 2015

"Nhật Bản sẽ trở thành một quốc gia 'có năng lực chiến đấu', điều này làm cho việc giải quyết các vấn đề liên quan ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trở nên phức tạp hơn.

Ở khu vực xung quanh Trung Quốc, các vấn đề mà Nhật Bản có thể can thiệp rất nhiều, chẳng hạn vấn đề đảo Senkaku ở biển Hoa Đông, vấn đề eo biển Đài Loan và vấn đề Biển Đông.

Nhật Bản thông qua Luật an ninh mới đã làm gia tăng khả năng xảy ra xung đột khu vực, gây tác dụng tiêu cực hơn đối với các vấn đề an ninh khu vực".

Chuyên gia Trung Quốc tuyên truyền như vậy, nhưng, nếu để cho Trung Quốc tùy tiện làm theo ý mình, cứ ra sức chạy đua vũ trang như hiện nay, quân sự hóa các vùng biển xung quanh, ra sức bành trướng lãnh thổ, đe dọa chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia của các nước xung quanh thì cuối cùng sẽ như thế nào, nhất là khi không có cân bằng quân sự khu vực, không có các nước lớn như Nhật Bản, Mỹ… can dự?! – PV.

Trên thực tế, chính tham vọng và các hành động bành trướng lãnh thổ, bành trướng quân sự đang được Trung Quốc ra sức thúc đẩy mới là nguyên nhân chính gây ra các điểm nóng khu vực hiện nay ở các vùng biển châu Á-Thái Bình Dương, gây ra bất ổn ở Biển Đông, đang ngày càng làm gia tăng nguy cơ xung đột, chiến tranh, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực - PV.

Giới cầm quyền Trung Quốc đang tiến hành bành trướng lãnh thổ, tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và các nước ven Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Giới cầm quyền Trung Quốc đang tiến hành bành trướng lãnh thổ, tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và các nước ven Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.

Việc Nhật Bản thực hiện chính sách quốc phòng-an ninh mới ít nhất có thể bảo vệ được chủ quyền, an ninh quốc gia của Nhật Bản, giúp tạo thế cân bằng sức mạnh khu vực, kiềm chế, ngăn chặn các mưu đồ và hành động bành trướng lãnh thổ-quân sự của Trung Quốc, thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định khu vực - PV.

Theo bài báo, ngày 9 tháng 10, Hiệp hội kiểm soát và giải trừ quân bị Trung Quốc, Viện nghiên cứu kinh tế và thông tin khoa học công nghệ hạt nhân Trung Quốc đã công bố "Báo cáo nghiên cứu vấn đề nhiên liệu hạt nhân Nhật Bản".

Báo cáo này dẫn số liệu tháng 8 năm 2015 của Chính phủ Nhật Bản cho biết, lấy "vật liệu hạt nhân có thể trực tiếp dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân" do Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế định nghĩa làm tiêu chuẩn, Nhật Bản sở hữu 47,8 tấn plutonium phân ly có độ nhạy cảm rất cao, trong đó có 10,8 tấn được dự trữ ở Nhật Bản.

Ngoài ra, Nhật Bản còn sở hữu khoảng 1,2 tấn uranium làm giàu cao. Cung cầu vật liệu plutonium của Nhật Bản mất cân bằng nghiêm trọng và lâu dài, tồn tại các rủi ro như phổ biến vũ khí hạt nhân, an toàn hạt nhân và chủ nghĩa khủng bố hạt nhân.

Trung Quốc xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong hình là ngọn hải đăng do Trung Quốc tiến hành xây dựng bất hợp pháp ở đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trung Quốc xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong hình là ngọn hải đăng do Trung Quốc tiến hành xây dựng bất hợp pháp ở đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Đối với vấn đề vật liệu hạt nhân và rủi ro phổ biến hạt nhân có thể tồn tại, Giang Tân Phượng cho rằng, khả năng Nhật Bản từ bỏ Ba nguyên tắc không sở hữu vũ khí hạt nhân không lớn, nhưng Trung Quốc và cộng đồng quốc tế sẽ phải duy trì sự cảnh giác nhất định.

"Trước đây, có tin cho biết, trong vòng 183 ngày Nhật Bản có thể chế tạo vũ khí hạt nhân, quan điểm này hoàn toàn không phải không có cơ sở, bởi vì, Nhật Bản có công nghệ tiên tiến chế tạo vũ khí hạt nhân, đồng thời cũng có dự trữ nguyên liệu hạt nhân chế tạo vũ khí hạt nhân" – Giang Tân Phương nói.

Giang Tân Phương tuyên truyền như vậy, nhưng chính Trung Quốc đang là một “nước lớn” vũ khí hạt nhân, hơn nữa, các dấu hiệu cho thấy, chính Trung Quốc đang đẩy mạnh hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của họ. Trung Quốc có lẽ không có quyền để nói ra nói vào chính sách quốc phòng của nước khác, mà nên tự phê bình mình trước khi phê bình người khác - PV.

Nếu tham vọng bành trướng lãnh thổ, bành trướng quân sự kết hợp với sự hậu thuẫn của một lực lượng quân sự mạnh gấp nhiều lần các nước khác trong khu vực, thậm chí vượt Mỹ (tương lai) mà Trung Quốc đang theo đuổi hiện nay thì đó có thể trở thành một thảm họa cho nhân loại trong tương lai, nhất là khi chiến tranh xảy ra có sự tham chiến của các nước lớn - PV.

Tham vọng bành trướng, bá quyền của Trung Quốc đang có tính chất không giới hạn, cứ nhìn vào các hành động cụ thể của Trung Quốc sẽ thấy. Trong hình là Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập đổ bộ đánh chiếm đảo đá (ảnh tư liệu)
Tham vọng bành trướng, bá quyền của Trung Quốc đang có tính chất không giới hạn, cứ nhìn vào các hành động cụ thể của Trung Quốc sẽ thấy. Trong hình là Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập đổ bộ đánh chiếm đảo đá (ảnh tư liệu)

Đây là một xu hướng có thể xảy ra, cần phải ngăn chặn sớm, ít nhất là cần có các cơ chế an ninh khu vực đa phương để không cho các mưu đồ và hành động đen tối của mọi thế lực, trong đó có giới bành trướng Trung Quốc phát tác thành chiến tranh đau thương - PV.

Cộng đồng quốc tế phải luôn luôn nhìn vào các hành động của Trung Quốc chứ không chỉ nghe Trung Quốc nói. Mật ngọt chết ruồi. Trung Quốc luôn nói “trỗi dậy hòa bình”, mãi mãi “không bành trướng, không xưng bá”, nhưng hành động của nó ở Biển Đông thì ngược lại hoàn toàn - PV.

Báo chí Hàn Quốc còn đưa tin cho hay, khi đang thăm Mỹ, tại Washington, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cho biết, 2 tuần sau, hội đàm cấp cao ba nước Trung-Nhật-Hàn sẽ tổ chức ở Seoul.

Đối với vấn đề này, Giang Tân Phượng cho rằng, hiện nay, diện xung đột và tranh chấp khu vực Đông Á quá nổi cộm, giữa ba nước Trung-Nhật-Hàn, hai bên và ba bên còn phải tăng cường trao đổi và hợp tác để xóa bỏ hiểu nhầm, quản lý và kiểm soát rủi ro.

Giang Tân Phượng cho rằng: "Quan hệ Trung-Nhật về tổng thể vẫn ở vực thẳm, quan hệ Trung-Nhật muốn cải thiện triệt để, khôi phục quan hệ trước đây, hai bên đều cần phải có những nỗ lực rất lớn".

Tàu ngầm thông thường lớp Kilo Trung Quốc tham gia cuộc tập trận quy mô lớn trên Biển Đông vào tháng 7 năm 2015 (nguồn QQ)
Tàu ngầm thông thường lớp Kilo Trung Quốc tham gia cuộc tập trận quy mô lớn trên Biển Đông vào tháng 7 năm 2015 (nguồn QQ)
Đông Bình