Nhật Bản định điều hải, không quân phong tỏa toàn diện đảo Senkaku

19/09/2013 09:26
Việt Dũng
(GDVN) - Kế hoạch này nhằm phong tỏa lực lượng tăng viện cho hoạt động tuần tra của Trung Quốc, đồng thời cô lập lực lượng đổ bộ của Trung Quốc.
Binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đáp máy bay vận tải cánh xoay Osprey Mỹ tiến hành diễn tập.
Binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đáp máy bay vận tải cánh xoay Osprey Mỹ tiến hành diễn tập.

Ngày 16 tháng 9, tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản cho biết, Nhật Bản sắp hoàn thành công tác sửa đổi "Đại cương kế hoạch phòng vệ" mới, văn kiện cuối cùng sẽ công bố vào cuối năm 2013. Còn hiện nay, bản thảo thứ tư cũng đặt trọng điểm vào "mô hình chiến tranh", thực hiện chuyển hóa chiến lược vạch thời đại.

Nhưng, nội bộ Lực lượng Phòng vệ Biển/Mặt đất/Trên không Nhật Bản (nhân viên quân sự) cũng đã xảy ra những tranh cãi, sự can thiệp thường xuyên của các học giả chính trị và quan chức dân sự cũng làm cho công tác sửa đổi đại cương rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

Theo bài viết, báo cáo giữa kỳ Đại cương phòng vệ được Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố ngay từ tháng 7 năm 2013 chỉ ra, "dựa vào đánh giá năng lực được vận dụng tổng hợp" làm cốt lõi. "Vận dụng tổng hợp" chính là mô hình vận dụng hợp nhất trên biển-trên mặt đất-trên không, "có thể đánh giá" là hệ thống đánh giá đối với sức chiến đấu tổng thể, ứng phó thế nào khi có khủng hoảng, làm thế nào để tìm ra nguyên nhân trong tình hình không thể ứng phó.

Được biết, trong bối cảnh lớn CHDCND Triều Tiên kiên trì phát triển vũ khí hạt nhân và Trung Quốc tăng cường hoạt động liên tục ở vùng biển lân cận đảo Senkaku, việc phối kết hợp vận dụng/sử dụng 3 "quân chủng" của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Lần này, những tranh cãi trong nội bộ Lực lượng Phòng vệ chủ yếu là đối lập giữa Lực lượng Phòng vệ Mặt đất với Lực lượng Phòng vệ Biển và Trên không.

Tàu đổ bộ đệm khí LCAC Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đổ bộ đưa vũ khí trang bị lên đảo
Tàu đổ bộ đệm khí LCAC Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đổ bộ đưa vũ khí trang bị lên đảo

Đối với tình hình hoạt động "tuần tra" của Trung Quốc, Nhật Bản tính toán có kế hoạch sử dụng Lực lượng Phòng vệ Biển và Trên không phong tỏa toàn diện đối với lực lượng tăng viện của Trung Quốc, đồng thời tiến hành cô lập đối với lực lượng đổ bộ của Trung Quốc, không cần Lực lượng Phòng vệ Mặt đất đổ bộ tác chiến. Do bị hạ thấp vai trò, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất cũng đã bày tỏ rất không hài lòng.

Hơn nữa, về vấn đề ứng phó CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa, đại cương cũng đã giả thiết các công trình hạ tầng cơ sở như nhà máy điện hạt nhân bị tấn công khủng bố..., nhưng Lực lượng Phòng vệ Mặt đất lại bị loại bỏ ra khỏi kế hoạch chống khủng bố, đã gây ra mâu thuẫn nội bộ.

Bài viết còn cho biết, các quan chức dân sự cũng khó chịu đối với việc các quan chức quân sự tiến hành xây dựng chiến lược phòng vệ tổng hợp, phương án chiến lược này nhằm song song tiến hành với "chiến lược quân sự quốc gia" củ Mỹ, cùng với xu thế "trọng võ khinh văn" liên tục tăng lên, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến vai trò của các quan chức dân sự.

Ngoài ra, bài viết cho biết, trong tình hình tranh cãi nội bộ nghiêm trọng, khó khăn từ bên ngoài cũng là một vấn đề gai góc. Cùng với việc có kế hoạch xây dựng "chiến lược bảo đảm an ninh quốc gia", Thủ tướng Shinzo Abe tích cực mời các học giả chính trị dân sự tham gia bàn thảo, hành động này cũng bị Lực lượng Phòng vệ Mặt đất chỉ trích, cho rằng "mời những người ngoại đạo khiến cho Lực lượng Phòng vệ gặp vấn đề lớn khi đưa ra chủ ý về sắp xếp biên chế".

Có quan điểm cho rằng, trong bối cảnh còn nhiều mâu thuẫn như vậy, việc thông qua "Đại cương kế hoạch phòng vệ" vào cuối năm 2013 cũng khó bảo đảm.

Biên đội tàu ngầm - tàu chiến Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Biên đội tàu ngầm - tàu chiến Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tàu khu trục lớp Akizuki, Nhật Bản
Tàu khu trục lớp Akizuki, Nhật Bản
Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Nhật Bản
Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Nhật Bản
Máy bay cảnh báo sớm E-2C của Nhật Bản
Máy bay cảnh báo sớm E-2C của Nhật Bản
Máy bay chiến đấu F-15 Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản
Máy bay chiến đấu F-15 Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản
Nhật Bản đặt mua 42 máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 của Mỹ
Nhật Bản đặt mua 42 máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 của Mỹ
Việt Dũng