Nhật trang bị gần 40 xe tăng tiên tiến Type-10, có thể xuất khẩu

27/04/2013 08:07
Việt Dũng
(GDVN) - Xe tăng chiến đấu kiểu mới Type-10 của Nhật Bản không chỉ có nhiều tính năng tiên tiến hơn, giá rẻ, mà còn hoạt động thuận lợi, có thể xuất khẩu.
Xe tăng mới nhất Type-10 của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản.
Xe tăng mới nhất Type-10 của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản.

Trang mạng tin tức tổ hợp công nghiệp quân sự Nga ngày 25/4 cho rằng, xe tăng Type-10 là xe tăng chiến đấu tiên tiến nhất của Nhật Bản, được nghiên cứu phát triển trên nền tảng thân xe và bộ phận chạy của Type-74 phiên bản cải tiến sâu sắc, đồng thời lắp tháp pháo mới; là sản phẩm thay thế xe tăng hạng nặng Type-90, giá cả tương đối rẻ, đơn giá khoảng 6,5 triệu USD.

Mẫu xe tăng mới lần đầu tiên được công khai năm 2008, năm 2010 bắt đầu trang bị cho Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản, đến nay đã trang bị 39 chiếc, trong tương lai có kế hoạch từng bước thay thế cho xe tăng Type-74, tiến hành bổ sung chất lượng cao cho cụm xe tăng Type-90.

Ngày 13/2/2008, tại Viện nghiên cứu trang bị Lực lượng Phòng vệ Mặt đất ở thành phố Sagamihara, tỉnh Kanagawa, mẫu xe tăng chiến đấu Type-10 lần đầu tiên công khai trưng bày. Loại xe tăng tương lai này trở thành sản phẩm tích hợp những thành quả tiên tiến nhất trong lĩnh vực chế tạo xe tăng những năm gần đây, tham khảo đầy đủ kinh nghiệm chiến đấu thực tế của các cuộc xung đột vũ trang cục bộ hiện đại.

Công tác nghiên cứu phát triển xe chiến đấu này được bắt đầu từ đầu thế kỷ này, do công nghiệp nặng Mitsubishi phụ trách, bộ kiện kết cấu riêng đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo ngay từ thập niên 1990.

Xe tăng Type-10 do công nghiệp năng Mitsubishi Nhật Bản nghiên cứu chế tạo
Xe tăng Type-10 do công nghiệp năng Mitsubishi Nhật Bản nghiên cứu chế tạo

Xe tăng Type-10 áp dụng bố cục kết cấu truyền thống, kíp chiến đấu 3 người, người điều khiển ở phía trước thân xe, pháo thủ và chỉ huy xe ở trong tháp pháo. Loại xe tăng này có kế hoạch sử dụng ở khu vực miền núi, địa hình hẹp của Nhật Bản, dài 9,42 m, rộng 3,24 m, cao 2,3 m, trọng lượng chiến đấu 44 tấn. Trong khi đó, xe tăng Type-90 nặng khoảng 50 tấn, dài 9,8 m, rộng 3,4 m, kíp chiến đấu 3 người.

Hai loại xe tăng này đều sử dụng hệ thống nạp đạn tự động, vũ khí chính là 1 pháo nòng trơn 120 mm, 1 khẩu súng máy 7,62 mm và 1 khẩu súng máy phòng không 12,7 mm.

Vũ khí chính của Type 10 là pháo nòng trơn 120 mm do viện JSW Nhật Bản nghiên cứu chế tạo (công ty này còn sử dụng công nghệ Đức sản xuất pháo nòng trơn L44 120 mm cho xe tăng Type-90), cũng có thể lắp pháo nòng trơn L55 120 mm, có thể bảo đảm tính tương thích với tất cả đạn tiêu chuẩn 120 mm của NATO. Vị trí cuối cùng của xe tăng có hệ thống nạp đạn tự động hoàn thiện, cơ số đạn là 28 viên, trong đó 14 viên ở trong hệ thống nạp đạn tự động.

Cơ số đạn của xe tăng Type-90 là 40 viên, trong đó 18 viên nằm trong hệ thống nạp đạn tự động. Những vũ khí còn lại gồm có súng máy 7,62 mm và súng máy phòng không 12,7 m, trong đó súng máy phòng không có thể điều khiển từ xa.

Về ngoại hình, xe tăng chiến đấu Type-10 tương tự xe tăng hiện đại của phương Tây, chẳng hạn xe tăng Leopard-2A6 của Đức hoặc M1A2 Abrams của Mỹ. Nhưng, về trọng lượng, nó gần gũi với xe tăng chiến đấu của Nga. Xe tăng Type 10 có tính cơ động khá mạnh, tốc độ tối đa trên đường ô tô có thể đạt 70 km/giờ.

Xe tăng tiên tiến Type-10 gọn nhẹ, có tính cơ động cao
Xe tăng tiên tiến Type-10 gọn nhẹ, có tính cơ động cao

Giống với tiền thân của nó, trang bị hệ thống treo thủy khí (hydro-pneumatic suspension systems), có thể thay đổi độ cao cách mặt đất của xe tăng, có thể làm cho xe tăng nghiêng sang trái hoặc sang phải. Số lượng bánh chịu tải giảm xuống 5 cặp, hơn nữa khoảng cách tương đối thưa. Vể tổng thể rất giống xe tăng tiền thân Type-74.

Tháp pháo của xe tăng Type-10 trang bị thiết bị nhìn ngày và nhìn đêm toàn cảnh cho chỉ huy xe, có thể dễ dàng tích hợp với hệ thống chỉ huy kiểm soát cơ sở kiểu mới cấp trung đoàn.

So với xe tăng Type 90, thiết bị ngắm toàn cảnh của chỉ huy xe tăng Type-10 cao hơn một chút, lệch phải một chút, vì vậy bảo đảm điều kiện quan sát và theo dõi tốt hơn. Nó trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, có khả năng săn tìm mục tiêu, có thể nổ súng bắn mục tiêu trong trạng thái tĩnh và di chuyển. Ngoài ra, còn lắp hệ thống dẫn đường và hệ thống chỉ huy số hóa chiến trường.

Xe tăng kiểu mới Type-10 của Nhật Bản đã tích hợp được tất cả thành quả tiên tiến nhất trong lĩnh vực nghiên cứu chế tạo xe tăng. Hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin, tính toán và tình báo C4I của xe tăng này có thể thực hiện trao đổi thông tin giữa các xe tăng trong phân đội thiết giáp (bọc thép).

Đại diện Bộ Quốc phòng Nhật Bản chỉ ra, hệ thống điều khiển hỏa lực của xe tăng Type-10 có thể bảo đảm phá hủy, tiêu diệt có hiệu quả cao đối với các loại mục tiêu, cho dù là mục tiêu di động cỡ nhỏ. Chức năng này, kết hợp với ứng dụng hệ thống bọc thép mô đun hợp thành hiện đại, làm cho xe tăng Type-10 “như hổ thêm cánh”, bất kể là trong chiến đấu với xe tăng chiến đấu của quân địch, hay trong vũ trang du kích tấn công kẻ thù sử dụng súng chống tăng, đều tự tin như nhau.

Xe tăng Type-10
Xe tăng Type-10

Nhật Bản đặc biệt nhấn mạnh tiềm năng chống khủng bố của xe tăng Type-10 và khả năng chống các loại súng chống tăng RPG-7 của Nga. Trong giai đoạn đầu nghiên cứu chế tạo, Nhật Bản đã rất coi trọng khả năng chống súng chống tăng RPG ở xe tăng Type-10, trang bị mô đun giáp hỗn hợp, tương tự giáp của xe tăng Leopard-2A5 của Đức, từ đó cải thiện rất lớn khả năng bảo vệ.

Nó có thể thay đổi mô đun bảo vệ xe tăng khi bị hỏa lực kẻ thù gây thiệt hại trong môi trường dã chiến; trong quá trình điều động binh lực xe tăng, mô đun giáp tăng cường có thể được tháo rời, từ đó có thể làm cho xe tăng có trọng lượng chiến đấu tiêu chuẩn giảm nhẹ xuống còn 40  tấn, trọng lượng khi treo thêm mô đun giáp có thể tăng lên 48 tấn.

Xe tăng Type-10 còn trang bị hệ thống phòng cháy tự động và hệ thống bảo vệ tập thể. Trên tháp pháo xe tăng còn có 4 hệ thống phóng đạn hỏa mù, gây nhiễu tín hiệu máy đo từ trường của địch.

Xe tăng Type-10 có tính cơ động khá mạnh, nó sử dụng động cơ diesel 1.200 mã lực, hệ số công suất là 27 mã lực/tấn. Lắp thiết bị truyền động vô cấp, làm cho tốc độ của xe tăng có thể đạt 70 km/giờ bất kể là tiến hay lùi. Nó sử dụng thiết bị treo thủy khí, có thể làm thay đổi độ cao cách mặt đất của trục xe tăng, giảm độ cao, tăng tính năng ổn định, đồng thời làm cho thân xe nghiêng, tăng tính năng việt dã, giảm đặc trưng bộc lộ, tăng độ lớn góc dẫn dọc cho pháo.

Nói chung, nếu nói xe tăng Type-10 cơ bản tương đương với xe tăng Type-90 (trang bị năm 1989) về trang bị vũ khí và tính năng tốc độ, thì nó lại ưu thế hơn hẳn Type-90 về hệ thống điều khiển hỏa lực và tính năng thiết bị.

Xe tăng Type-10 của Nhật Bản có thể xuất khẩu ra nước ngoài
Xe tăng Type-10 của Nhật Bản có thể xuất khẩu ra nước ngoài

Ý kiến chủ yếu trước đây của Quân đội Nhật Bản đối với xe tăng Type-90 là chi phí chế tạo quá cao, lên tới 7,4 triệu USD, cao hơn xe tăng chiến đấu Abrams Mỹ 3 triệu USD. Hơn nữa, kích thước của Type-90 cũng không thể làm cho phía quân đội hoàn toàn hài lòng. Do kích thước quá lớn, tương đối nặng, vì vậy rất khó hoạt động tự do trên lãnh thổ Nhật Bản, rất khó sử dụng vận tải đường sắt để vận chuyển nhanh chóng.

Do trọng lượng chiến đấu lên tới 50 tấn, vì vậy khi chạy trên đường bộ ở khu vực ngoài Hokkaido, Type-90 sẽ gặp phải vấn đề nghiêm trọng, đồng thời không phải tất cả mọi cây cầu đều có thể chịu được trọng lượng 50 tấn của loại xe tăng này.

Theo thống kê hiện nay, trong số 17.920 cây cầu, bến phà của đường bộ chính ở Nhật Bản, chỉ có 85% có thể chịu được trọng lượng 44 tấn, chỉ có 65% có thể chịu được trọng lượng 50 tấn, chỉ có khoảng 40% có thể chịu được trọng lượng 65 tấn (gần tiêu chuẩn xe tăng chiến đấu của NATO).

Vì vậy, có thể nói, xe tăng mới Type-10 do công nghiệp nặng Mitsubishi nghiên cứu chế tạo đã xét tới mong muốn của Quân đội Nhật Bản, đã nghiên cứu chế tạo ra xe tăng gọn nhẹ hơn, giá rẻ hơn. Dù sao, trọng lượng 40 tấn nhẹ hơn nhiều so với xe tăng chiến đấu của phương Tây, cũng nhẹ  hơn 10 tấn so với xe tăng Type-90 của Nhật Bản, có thể hoạt động tự do trên toàn lãnh thổ Nhật Bản, có thể sử dụng xe kéo thương mại thông thường nhất để vận chuyển.

Type-10
Type-10

Được biết, bắt đầu từ năm 2010, đến cuối năm 2012, Quân đội Nhật Bản đã trang bị 39 xe tăng Type-10. Việc cung ứng lô đầu tiên xe tăng này đã dành cho trường tăng của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất ở Fuji. Tiểu đoàn xe tăng chiến đấu Type-10 đầu tiên được thành lập vào tháng 12/2012. Các chuyên gia quân sự cho rằng, trong tương lai xe tăng Type-10 còn có khả năng sẽ được xuất khẩu ra thị trường vũ khí quốc tế.

Việt Dũng